Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống ở trường THPT - Tình huống: Tình trạng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống ở trường THPT - Tình huống: Tình trạng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay

I. TÊN TÌNH HUỐNG.

“Làm thế nào để giải quyết tình trạng bạo lực học đường hiện nay”

II. MỤC TIÊU.

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra rất phức tạp ở trong và ngoài trường học. Nó không đơn thuần chỉ là những lần xích mích, bắt nạt đơn giản giữa các học sinh với nhau, mà nó vẫn đang diễn biến tướng với muôn hình vạn trạng, với những hành vi, hành động đầy bạo lực như những kẻ giang hồ thật sự. Những học sinh có máu giang hồ tập hợp thành một nhóm, lấy những cái tên dị ngợm để đặt tên cho nhóm như: sáu con sói, tứ đại thiên hậu, tam hổ.Những băng đảng này sẵn sàng gây chiến, đánh nhau, gây thương tích cho những nạn nhân chỉ vì thấy nạn nhân ra oai, vênh váo, học hơn họ hay chỉ vì một câu nói vớ vẩn thì lập tức các nhóm này ra mặt để chừng trị, dằn mặt cho nhớ. Vì không muốn để tình trạng này diễn ra lâu hơn vói những diễn biến phức tạp hơn cho nên em đã làm bài vận dụng này nhằm giải quyết vấn đề ấy. Đây là bài vận dụng có sự kết hợp của các môn học: giáo dục công dân, ngữ văn, sinh học, toán học, lịch sử, tin học và mĩ thuật nhằm hướng đến một xã hội hoàn thiện, văn minh và hiện đại.

 

doc 7 trang maihoap55 7650
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống ở trường THPT - Tình huống: Tình trạng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN II
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Ở TRƯỜNG THPT
“TÌNH TRẠNG NGHIỆN FACEBOOK CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY”
NHÓM HỌC SINH.
Họ và tên: Lê Thị Thanh Trà
Sinh ngày: 26/07/2002. Lớp: 10A8
Họ và tên: Lê Thị Hồng
Sinh ngày: 08/03/2002. Lớp: 10A8
I. TÊN TÌNH HUỐNG.
“Làm thế nào để giải quyết tình trạng bạo lực học đường hiện nay”
II. MỤC TIÊU.
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra rất phức tạp ở trong và ngoài trường học. Nó không đơn thuần chỉ là những lần xích mích, bắt nạt đơn giản giữa các học sinh với nhau, mà nó vẫn đang diễn biến tướng với muôn hình vạn trạng, với những hành vi, hành động đầy bạo lực như những kẻ giang hồ thật sự. Những học sinh có máu giang hồ tập hợp thành một nhóm, lấy những cái tên dị ngợm để đặt tên cho nhóm như: sáu con sói, tứ đại thiên hậu, tam hổ...Những băng đảng này sẵn sàng gây chiến, đánh nhau, gây thương tích cho những nạn nhân chỉ vì thấy nạn nhân ra oai, vênh váo, học hơn họ hay chỉ vì một câu nói vớ vẩn thì lập tức các nhóm này ra mặt để chừng trị, dằn mặt cho nhớ. Vì không muốn để tình trạng này diễn ra lâu hơn vói những diễn biến phức tạp hơn cho nên em đã làm bài vận dụng này nhằm giải quyết vấn đề ấy. Đây là bài vận dụng có sự kết hợp của các môn học: giáo dục công dân, ngữ văn, sinh học, toán học, lịch sử, tin học và mĩ thuật nhằm hướng đến một xã hội hoàn thiện, văn minh và hiện đại.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Khái niệm:
- Bạo lực học đường là hình thức hoạt động bạo lực xảy ra ở trường học. Nó bao gồm những hành vi như : bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả...
2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
- Nguyên nhân chủ quan: Bản thân người gây ra là do ăn chơi, đua đòi, sống xa hoa, không có sự đôn đốc, nhắc nhở của người lớn 
- Nguyên nhân khách quan:
+ Gia đình: chưa quan tâm, nhắc nhở kịp thời, chỉ mải lo kiếm tiền, đi làm lo cho con cái.
+ Xã hội: chưa động viên, quan tâm đúng cách, chưa khuyến khích động viên các em
3. Hậu quả:
- Nạn nhân:
+ Bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.
+ Gây tâm lý nặng nề, lo sợ, danh dự bản thân.
+ Ảnh hưởng đến học tập.
- Xã hội - trường học: Rối loạn, ảnh hưởng tới trật tự, an ninh chung.
- Gia đình: Cảm thấy lo lắng, hoang mang.
- Người gây ra bạo lực: Phát triển sẽ không toàn diện, trở thành mầm mống của tội ác, tự làm hỏng tương lai của chính mình và bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh...
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Các môn học được vận dụng để giải quyết tình huống
* Vận dụng kiến thức của từng môn học, nhận ra đặc thù của từng môn để dễ dàng kết hợp:
- Môn: Giáo dục công dân:
+Tôn trọng kỉ luật (Bài 5 - trg 12 sgk, Lớp 6): Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của lớp học:
+ Lễ độ (Bài 4 - trg 9 sgk, Lớp 6): Cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác => Biểu hiện của người có văn hóa.
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Bài 16 - trg 42 sgk 6): quyền cơ bản của công dân, gắn liền với mỗi công dân.
+ Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (Bài 12- trg 29 sgk 6): gồm có quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển và quyền tham gia.
+ Lịch sự, tế nhị (Bài 9 - trg 21 sgk 6): cử chỉ, hành vi đúng mực trong giao tiếp, ứng xử => Biểu hiện của người có văn hóa.
+ Tôn trọng người khác (Bài 3 - trang 9 sgk 8): sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
+ Tự chủ (Bài 2- trg 7 sgk 9): làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (Bài 13- trg 39 sgk 7): Gồm có quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và nghĩa vụ của trẻ em. 
- Môn: Sinh học: 
Tâm lí tuổi mới lớn: tò mò, thích thể hiện, muốn hơn người khác...
- Môn: Ngữ văn: 
Vận dụng kỹ năng viết một bài văn thuyết minh, nghị luận thuần thục, sử dụng ngôn từ chính xác làm cho bài văn có tính thuyết phục cao
- Môn: Toán học: 
Thống kê các loại số liệu, tính lô-gic
- Môn: Lịch sử: 
Giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết của đoàn tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa.
- Môn: Tin học:
Soạn thảo văn bản
- Môn: Mĩ thuật:
Vẽ tranh cổ động
2. Nghiên cứu đúng mục tiêu:
 Hiện tượng, hành vi, tình trạng bạo lực học đường và những vấn đề bao quanh nó để có thể đi càng sâu vào mọi mặt vấn đề và giải quyết triệt để.
3. Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường và có các biện pháp giải quyết nhanh chóng
V. ThuyÕt minh tiÕn tr×nh gi¶i quyÕt t×nh huèng. 
Trường học là môi trường tốt nhất cho học sinh. Không những cung cấp cho chúng ta vốn tri thức cơ bản mà còn là nơi tôi rèn, rèn luyện để hình thành nên những nhân cách tốt, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta trong sáng hơn, là hành trang trang bị cho chúng ta quan niệm đúng đắn về cuộc sống... Thế nhưng, một điều đau lòng, thật nhức nhối khiến nhà trường nói riêng, xã hội nói chung hoang mang, lo lắng trước sự thay đổi, tha hóa về mặt đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay đó là bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là hình thức hoạt động bạo lực xảy ra ở trường học. Nó bao gồm những hành vi như: bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả... Đâu là hành vi dễ thấy và phổ biến ở nhiều trường học. Nó diễn ra bằng nhiều hình thức nhưng chung nhất đó là: bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần. Về thể xác, người gây ra bạo lực có thể đánh đập, hành hung, thậm chí là chém hoặc bắn nạn nhân. 
Còn về tinh thần là những lời hù dọa, dọa mặt, lăng mạ, sỉ nhục khiến cho nạn nhân luôn trong tình trạng lo sợ, sợ sệt, buồn tủi.Phát tán clip nhạy cảm hoặc lột trần học sinh rồi tung lên mạng trong sự vui sướng, hả hê. Thử hỏi đó có phải là hành động của một con người hay không? Điều này có thể làm cho nạn nhân cùng quẫn dẫn đến tự tử.
Theo số liệu thống kê thời gian gần đây của cả nước (số liệu thống kê về bạo lực học đường ở Việt Nam) dư luận không khỏi có những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong trường học.Tại Việt nam, trong 1 năm học toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (Khoảng 5 vụ/ngày).Cũng theo thống kê của Bộ GD- ĐT cứ khoảng 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau. Cứ hơn 11000 học sinh thì có 1 em buộc thôi học vì đánh nhau. Cứ 9 trường thì có 1 trường có 1 học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của bộ công an mỗi tháng có hơn 1000 thanh niên phạm tội.
Như chúng ta đã biết ở phần trên, nguyên nhân dẫn đến lực học đường không phải là lí do gì xa lạ. Do người gây ra bạo lực thiếu hụt nhân cách, không kiểm soát được hành vi của bản thân và thiếu kĩ năng sống. Họ gây bạo lực chỉ vì thấy nạn nhân “láo”, “chảnh”, “vênh”... Họ đánh nạn nhân như hành hạ xúc vật, không nương tay và không thương tiếc. Nhiều trường hợp nạn nhân đã phải đi cấp cứu ngay sau đó, cũng có nhiều trường hợp không đi cấp cứu nhưng đã phải băng bó tại chỗ, có khi còn để lại di chứng. Còn tệ hại hơn thế nữa đó là nạn nhân thiệt mạng tại chỗ. Một nguyên nhân khác nữa cũng rất phổ biến, đó là gia đình chưa quan tâm, giáo dục đến nơi đến chốn. Nhiều bậc làm cha làm mẹ chỉ lo kiếm tiền để lo cho con ăn học nhưng không thường xuyên quan tâm đến con cái, thậm chí không cần biết con cái mình học hành như thế nào? Lâu dần không có sự yêu thương, chăm sóc, con cái họ trở thành những kẻ máu lạnh, tạo ra những mầm mống của tội ác. Cũng không thể chỉ nói gia đình thiếu quan tâm được mà một phần cũng là do nhà trường và xã hội cũng chưa quan tâm, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Thấy các em khó khăn, thiếu hụt tình cảm hay có tâm tư, nguyện vọng thì phải biết chia sẻ, lắng nghe cùng các em.Đặc biệt giai đoạn này học sinh đanh hình thành , phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi cách thể hiên cái tôi bản thân.Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời dễ rơi vào những hành động quá khích, khó kiểm soát.
Hậu quả của tình trạng bạo lực này cũng không hề nhỏ chút nào. Nó ảnh hưởng tới rất nhiều khía cạnh khác nhau. Người bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là nạn nhân, trước hết là bị tổn thương về thể xác, tinh thần, sau đó gây tâm lý nặng nề, sưc khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới danh dự bản thân và về học tập. Đối với trường học- xã hội, nó làm biến đổi bộ mặt chung, rối loạn trật tự an ninh. Gia đình thì lo lắng, hoang mang trước sự việc này. Còn đối với người gây ra thì sao? Đó sẽ là con người phát triển không hoàn thiện, là mầm mống của tội ác. Ngoài ra con người ấy còn tự làm hỏng tương lai của chính mình và khiến cho mọi người lên án, căm ghét, xa lánh.
Để giảm bớt tình trạng này, nhà trường- xã hội phối hợp chặt chẽ với nhau để theo dõi, giám sát, đòng thời cũng phải biết lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ các em đúng lúc. Bản thân học sinh ấy cũng phải biết nỗ lực học tập, rèn luyện nhân cách, bản chất con người mình sao cho hoàn thiện hơn, hòa đồng với mọi người, biết kiểm soát hành vi, việc làm của mình.
VI. Ý NGHĨA.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống bạo lực học đường đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường và hậu quả rất nghiêm trọng của nó. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.Vì vậy, với mỗi học sinh cần phải có lòng khoan dung tha thứ cho bạn bè mình để hiểu và thông cảm cho nhau. Từ đó các bạn sẽ thấy được khuyết điểm của mình và sửa chữa để hoàn thiện mình hơn.Tất cả học sinh chúng ta hãy nói không với bạo lực học đường.
Tuy nhiên để làm được điều đó cần có nhận thức sâu sắc đúng đắn cũng như quan tâm cao độ đẩy lùi bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục, của gia đình, nhà trường, xã hội và của chính mỗi học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_quyet_tinh_hu.doc