Bài giảng Địa lí Khối 9 - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Bài giảng Địa lí Khối 9 - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng là 1 vườn quốc gia ở tỉnh Quảng Bình, ViệT Nam. Vườn quốc gia này có hệ thống hang đông đá vôi phức tạp cũng như hệ sinh thái đa dạng. Năm 2002, vường quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở 1 khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, Diên tích vùng lõi của quốc gia là 85.754 ha và 1 vùng đệm rộng 195.400 ha . Vườn quốc gia này đc thiết lập để bảo vệ 1 trong 2 vùng carxto lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động .Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các song ngầm và hệ động thực vật quí hiếm nằm trong danh sách đỏ VN và sách đỏ thế giới.

 

pptx 23 trang hapham91 5370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Khối 9 - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM EM Nhóm 4BÀI 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ Các di tích lịch sử văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ: -Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản văn hóa thế giới: + Thành nhà hồ - Thanh Hóa. + Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàn.+Quần thể di tích cố đô Huế.+Nhã nhạc cung đình Huế.Thành nhà hồ - Thanh Hóa - Thành Nhà Hồ do Hồ Qúy Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dười triều Đại Trần – cho xây dựng vào năm 1397. T2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Qúy Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có tên gọi khác là Thành An Tôn , Tây Đô,...- Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011 , tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thừ 35 của Uỷ Ban Di sản thế giới UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ BàngVườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng là 1 vườn quốc gia ở tỉnh Quảng Bình, ViệT Nam. Vườn quốc gia này có hệ thống hang đông đá vôi phức tạp cũng như hệ sinh thái đa dạng. Năm 2002, vường quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở 1 khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, Diên tích vùng lõi của quốc gia là 85.754 ha và 1 vùng đệm rộng 195.400 ha . Vườn quốc gia này đc thiết lập để bảo vệ 1 trong 2 vùng carxto lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động .Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các song ngầm và hệ động thực vật quí hiếm nằm trong danh sách đỏ VN và sách đỏ thế giới. Quần thể di tích Cố Đô Huế- Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử- văn hóa do Triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. - Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nhã nhạc cung đình Huế.- Nhã nhạc cung đình Huế thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia" [1]. "Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muờii và hoàn chỉnh nhất" [1]. - Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.* Các dự án quan trọng của Vùng Bắc Trung Bộ:+ Đường Hầm Hải Vân+ Đường Mòn Hồ Chí Minh+ Hành lang kinh tế Đông - Tây Đường Hầm Hải Vân- Đường Hầm Hải Vân : + Hầm Hải Vân là hầm đường bộ trên quốc lộ 1A ở ranh giới tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.Hầm Hải Vân xuyên qua núi, thay thế cho đường đèo Hải Vân vốn có nhiều đoạn nguy hiểm cho giao thông. Với chiều dài 6,28 km là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.+ Hầm được khởi công xây dựng ngày 27 tháng 8 năm 2000, và khánh thành ngày 5 tháng 6 năm 2005. Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD.+ Theo phương án của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân sẽ mở rộng đường hầm lánh nạn (dài 6,2 km) thêm 3,5 m. Cùng đó, xây dựng đường dẫn phía bắc thuộc thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế (dài 2,1 km) và đường dẫn phía nam thuộc thành phố Đà Nẵng (dài 4,3 km).+ Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng với thời gian khởi công vào đầu năm 2016 và hoàn thành, đưa vào khai thác vào đầu năm 2019. Đường Mòn Hồ Chí Minh+ Tuyến lửa huyền thoại60 năm trước, có con đường đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc mang tên Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây vừa là cầu nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, chi viện sức người và của cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là điểm tựa, mắt xích lớn nối các chiến trường ba nước Đông Dương, lại vừa là nơi những người lính cụ Hồ anh dũng, trí tuệ, chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc. - Đường Mòn Hồ Chí Minh:+ 60 năm sau, con đường huyền thoại ấy mang một sứ mệnh mới: Đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tầm quan trọng đặc biệt trong tạo đà phát triển cho khu vực rộng lớn phía Tây đất nước.+ Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2019), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu chùm bài: “Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Đường Hồ Chí Minh: Từ huyền thoại đến tương lai.”Hành lang kinh tế Đông - Tây- Hành lang kinh tế Đông - Tây+ Hành lang Kinh tế Đông – Tây: là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Philippines nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 /12/2006.+ Hành lang này dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1.450 km, có cực Tây là thành phố cảng Myanma, đi qua bang Kayin (Myanma),các tỉnh: tỉnh Tak, tỉnh Sukhothai, tỉnh Kalasin, tỉnh Phitsanulok, tỉnh Khon Kaen, tỉnh Yasothon, tỉnh Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). Hành lang sẽ giúp vùng Đông Bắc của Thái Lan và Lào tiếp cận với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hành lang này còn kết nối với các tuyến giao thông Bắc-Nam như Yangon – Dawei của Myanma, Chiang Mai – Bangkok của Thái Lan, quốc lộ 13 của Lào, và quốc lộ 1A của Việt Nam.SƠ ĐỒ TƯ DUY: Bắc Trung Bộ Di tích lịch sử văn hóa+ Thành nhà hồ - Thanh Hóa. + Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàn.+Quần thể di tích cố đô Huế.+Nhã nhạc cung đình Huế.Dự án quan trọng+ Đường Hầm Hải Vân+ Đường Mòn Hồ Chí Minh+ Hành lang kinh tế Đông - TâyCẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_khoi_9_bai_23_vung_bac_trung_bo.pptx