Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiết 3)

Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiết 3)

Dựa vào bảng, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của Vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 - 2017: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.

 

pptx 33 trang Thái Hoàn 28/06/2023 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiết 3) 
Tổ 4 
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
Dịch vụ 
0 3 
Cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 2017 
 Đơn vị: % 
 Nhận xét tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? 
Trả lời: Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất. (47,8%) 
 Qua các hình ảnh trên bạn có nhận xét gì về các hoạt động dịch vụ của Đông Nam Bộ? 
- Cơ cấu đa dạng: thương mại, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu 
Dựa vào bảng, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của Vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. 
Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 - 2017: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm . 
Tuy nhiên , so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn , đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển. 
CẢ NƯỚC 
26.890,5 
Đồng bằng sông Hồng 
10.439,0 
Trung du và miền núi phía Bắc 
1.559,6 
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 
1.885,2 
Tây Nguyên 
62,0 
Đông Nam Bộ 
10.577,8 ( 39,3%) 
Đồng bằng sông Cửu Long 
2.335,4 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP NĂM 2016 
 Đơn vị: Triệu đô la Mỹ 
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài ? 
+ Vị trí địa lí thuận lợi. 
+ Tài nguyên phong phú. 
+ Dân số đông, lao động dồi dào năng động có trình độ. 
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
+ Cơ sở hạ tầng tốt...(tốt hơn so với các vùng khác của nước ta) 
+ Chính sách thu hút đầu tư hiệu quả 
 Từ Thành Phố Hồ Chí Minh, với khoảng hai giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á 
- TP. Hồ chí Minh có: 
 + Vị trí rất thuận lợi. 
Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì ? 
 + Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh tạo ra nhiều hàng xuất khẩu. 
 + Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại: cảng Sài Gòn 
3. Dịch vụ 
* Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ: 
- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao. 
- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển. 
- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh. 
* Đặc điểm: 
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng: 47.8% năm 2017. 
- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông... 
- Là địa bàn có sức hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. 
- Giao thông vận tải: 
 + Phát triển mạnh: QL1, 13, 51, cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất... 
 + TPHCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước. 
- Thương mại: 
 + Xuất khẩu: dầu thô, thực phẩm, hàng tiêu dùng...Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất. 
 + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên liệu... 
 + TPHCM dẫn đầu về hoạt động xuất nhập khẩu. 
- Du lịch: 
 + Nhiều khu du lịch hấp dẫn: Đầm Sen, Suối Tiên, Đại Nam... 
 + TPHCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. 
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ NĂM 2016 
VÙNG 
DIỆN TÍCH 
(Km 2) 
DÂN SỐ 
(Nghìn người) 
Vùng KTTĐ Phía Bắc 
15 755 
15 743,4 
Vùng KTTĐ Miền Trung 
27 980,5 
 6 459,8 
Vùng KTTĐ Phía Nam 
28 047,4 
17 914,9 
Bảng 33.2. Một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước( cả nước = 100% ) 
Tổng GDP 
GDP công nghiệp-xây dựng 
Giá trị xuất khẩu 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
35,1 
56,6 
60,3 
CH: Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước. 
	 Năm 2016, Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam là vùng kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng kinh tế gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu , đóng góp 60% ngân sách quốc gia , thu hút hơn 60% số dự án và 50% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 
- TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là 3 trung tâm kinh tế lớn của vùng 
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. 
- Vai trò : Quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. 
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe . 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_bai_33_vung_dong_nam_bo_tiet_3.pptx