Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản

Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản

I. LÂM NGHIỆP:

1. Tài nguyên rừng:

- Trước kia Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng đến nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi chỉ còn khoảng 11,6 triệu ha, năm 2000, độ che phủ toàn quốc là 35%. TB mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha.

Nguyên nhân khiến cạn kiệt tài nguyên rừng:

- Chiến tranh tàn phá

- Khai thác bừa bãi và quá mức

- Cháy rừng

- Tập quán đốt rừng làm rẫy

- Dân số tăng nhanh

pptx 17 trang hapham91 3520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂNVÀ PHÂN BỐLÂM NGHIỆP, THỦY SẢNI. LÂM NGHIỆP:1. Tài nguyên rừng:- Trước kia Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng đến nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi chỉ còn khoảng 11,6 triệu ha, năm 2000, độ che phủ toàn quốc là 35%. TB mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha. Vậy nguyên nhân là do đâu khiến tài nguyên rừng bị cạn kiệt?Chiến tranh tàn pháKhai thác rừng bừa bãi và quá mứcCháy rừngDân số tăng nhanhI. LÂM NGHIỆP:1. Tài nguyên rừng:- Trước kia Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng, nhưng đến nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi chỉ còn khoảng 11,6 triệu ha, năm 2000, độ che phủ toàn quốc là 35%. TB mỗi năm mất khoảng 19 vạn ha.Nguyên nhân khiến cạn kiệt tài nguyên rừng:- Chiến tranh tàn phá- Khai thác bừa bãi và quá mức- Cháy rừng- Tập quán đốt rừng làm rẫy- Dân số tăng nhanhRừng chia làm 3 loại:Các loại rừng Phân bố́ Ý nghĩaRừng phòng hộỞ đầu nguồn các sông, ven biểnChống thiên tai, bảo vệ môi trườngRừng sản xuấtỞ vùng núi thấp và núi trung bìnhCung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩuRừng đặc dụngỞ môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh tháiBảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếmI. LÂM NGHIỆP:2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:- Khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ mỗi năm ở vùng rừng sản xuất , chủ yếu ở miền núi và trung du.- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.- Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng:+ Trồng rừng để tăng độ che phủ+ Đẩy mạnh mô hình Nông – Lâm kết hợp, vừa bảo vệ rừng, vừa nâng cao đời sống nhân dân.II. NGÀNH THỦY SẢN1. Nguồn lợi thủy sản:Thuận lợiKhó khăn- Nhiều sông ngòi, ao hồ thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.- Vùng biển rộng với nhiều bãi tôm và ngư trường lớn.- Dọc bờ biển có đầm phá bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ.- Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn.- Nhiều thiên tai làm giảm năng suất đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm.- Đòi hỏi vốn rất lớn trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo.Phân tích bảng số liệu- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh và liên tục, gấp 3 lần+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh (chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu), tăng gấp 1,5 lần.+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt, gấp 5,2 lần- Trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản:+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm và tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.+ Năm 2002, tỉ trọng sản lượng khai thác chiếm 68%, nuôi trồng chiếm 32%.2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản- Khai thác thủy sản:+ Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân: do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận..- Nuôi trồng thủy sản:+ Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.- Hiện nay, sản xuât thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_bai_9_su_phat_trien_va_phan_so_lam_ng.pptx