Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 47, Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo (Tiếp theo)

Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 47, Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo (Tiếp theo)

Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2: Kể tên và nêu sự phân bố một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta

- Biển nước ta là kho muối vô tận, nghề làm muối phát triển ở nhiều nơi: đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận),Tiền Hải (Thái Bình) Sản lượng khoảng 630 nghìn tấn/năm (gồm cả muối ăn và muối công nghiệp)

- Titan: dọc bờ biển có nhiều bãi cát có chứa ôxit titan có giá trị xuất khẩu.

- Ven biển còn có nhiều bãi cát. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh pha lê, có nhiều ở đảo Tân Hải ( Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa) chủ yếu đẻ xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Philippin và Hàn Quốc

- Thềm lục địa có dầu mỏ là nguồn khoáng sản quan trọng nhất, có trong các bể trầm tích. Bể trầm tích sông Hồng khoảng 1 tỉ tấn, bể trầm tích Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2 tỉ tấn, bể Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn> Hiện nay mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bể trầm tích Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng lớn nhất nước ta. Ngoài dầu nước ta còn có khí đốt với trữ lượng hơn 3 nghìn tỉ m3.

 

pptx 29 trang Thái Hoàn 28/06/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 47, Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 47 - Bài 38: 
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ 
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 
BIỂN ĐẢO (tiếp theo) 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
KHỞI ĐỘNG 
Câu 1: 
Câu 2: 
Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, cũng như hạn chế và phương hướng phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản của nước ta. 
Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, cũng như hạn chế và phương hướng phát triển ngành du lịch biển – đảo của nước ta. 
Ngoài 2 ngành kinh tế đã học nước ta còn có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp những ngành kinh tế biển nào nữa ? 
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN–ĐẢO VIỆT NAM (Tiếp theo) 
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN 
1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: 
2.Du lịch biển-đảo: 
3. Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển 
Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2: Kể tên và nêu sự phân bố một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta 
- Biển nước ta là kho muối vô tận, nghề làm muối phát triển ở nhiều nơi: đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận),Tiền Hải (Thái Bình) Sản lượng khoảng 630 nghìn tấn/năm (gồm cả muối ăn và muối công nghiệp) 
- Titan: dọc bờ biển có nhiều bãi cát có chứa ôxit titan có giá trị xuất khẩu. 
- Ven biển còn có nhiều bãi cát. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh pha lê, có nhiều ở đảo Tân Hải ( Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa) chủ yếu đẻ xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Philippin và Hàn Quốc 
- Thềm lục địa có dầu mỏ là nguồn khoáng sản quan trọng nhất, có trong các bể trầm tích. Bể trầm tích sông Hồng khoảng 1 tỉ tấn, bể trầm tích Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2 tỉ tấn, bể Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn> Hiện nay mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bể trầm tích Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng lớn nhất nước ta. Ngoài dầu nước ta còn có khí đốt với trữ lượng hơn 3 nghìn tỉ m 3 . 
Thảo luận nhóm : (3’) 
 Tại sao nghề làm muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ? 
+ Biển mặn 
+ Nhiệt độ trung bình cao, số giờ nắng trong năm lớn 
+ Thời gian khô hạn dài 
+ Ít cửa sông đổ ra biển. 
+ Địa hình ven biển sông song song với các hướng gió ĐB, TN, từ biển thổi vào nên mưa rất ít 
Nêu tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. 
+ Dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục điạ. Là ngành kinh tế mũi nhọn được khai thác từ 1986. 
+ Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh. Đã xuất khẩu dầu, sản xuất điện, phân đạm. 
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN–ĐẢO VIỆT NAM (Tiếp theo) 
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN 
1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: 
2.Du lịch biển-đảo: 
3. Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển 
- Nghề làm muối: phát triển lâu đời, nổi tiếng ở ven biển Nam Trung Bộ ( Sa Huỳnh, Cà Ná). 
- Khai thác titan xuất khẩu từ các bãi cát dọc bờ biển, khai thác cát chế biến thủy tinh (Vân Hải, Cam Ranh). 
- Khai thác và chế biến dầu khí. 
+ Dầu khí: ngành kinh tế mũi nhọn. Sản lượng dầu liên tục tăng. 
+ Công nghiệp hóa dầu đang dần hình thành (xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu, ) 
+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm. 
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển 
- Vị trí nằm gần các tuyến đường quốc tế, địa hình ven biển có thể xây dựng nhiều hải cảng 
Vì sao giao thông đường biển ở nước ta phát triển nhanh? 
Kể tên một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ? 
Cảng Cửa Ông, Cái Lân, Nhật Lệ, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Phan Thiết, Vũng Tàu . 
- Cho biết tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta như thế nào? (Hệ thống cảng biển? Đội tàu biển? Dịch vụ hàng hải? ) 
- Tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta: 
+ Có nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển, gần nhiều tuyến giao thông quốc tế 
+ Có 120 cảng biển lớn nhỏ, lớn nhất là cảng Sài Gòn với công suất 12 triệu tấn/ năm. 
+ DV hàng hải cũng được phát triển toàn diện nhằm đáp ứng phát triển kinh tế và quốc phòng 
- Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta? 
- Tạo đk thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài. Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế 
-Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ nước ta đến các nước khác trong khu vực và trên thế giới. 
-Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ nước khác về Việt Nam. 
- Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến đường biển quốc tế. 
- Vận tải biển có ưu điểm trong vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường dài xuyên lục địa. Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thay đổi và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa giữa nước ta với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới. 
Thường bị bão to, sóng lớn; phát triển chưa đồng bộ các loại hình giao thông vận tải biển. 
Ngành giao thông vận tải gặp phải những khó khăn gì? 
Phương hướng để phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta? 
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển, phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải. 
 - Cả nước sẽ hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. 
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN–ĐẢO VIỆT NAM (Tiếp theo) 
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN 
1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: 
2.Du lịch biển-đảo: 
3. Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển 
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển 
- Thuận lợi 
+ Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, dễ dàng giao lưu hội nhập vào nền KT thế giới. 
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, các cửa sông lớn. 
+ Hiện nay nước ta có hơn 120 cảng biển lớn nhỏ. 
- Khó khăn: thường bị bão to, sóng lớn; phát triển chưa đồng bộ các loại hình giao thông vận tải biển. 
- Phương hướng 
+ Nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển tổng hợp ( Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, ) và xây dựng các cảng nước sâu ( Cái Lân, Dung Quốc, ) 
+ Tăng cường đội tàu biển quốc gia. 
+ Phát triển các cụm cơ khí đóng tàu. 
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải. 
III. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO 
THẢO LUẬN NHÓM: (5’) Đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ hoàn thành các câu hỏi: 
* Nhóm 1: 
- Nêu thực trạng của tài nguyên môi trường biển hiện nay ở nước ta. 
* Nhóm 2: 
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta. 
* Nhóm 3: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta. 
* Nhóm 4: 
- Nêu những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. 
 * Nhóm 1: 
- Thực trạng: 
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh 
+ Nguồn lợi hải sản suy giảm đáng kể 
+ Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng 
- Khai thác hải sản quá mức ở vùng biển ven bờ dẫn đến cạn kiệt hải sản ven bờ. 
- Ô nhiễm chủ yếu ở các vùng biển nông. 
- Ô nhiễm mô trường biển do nhều nguyên nhân: Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông trôi xuống biển, các hoạt động giao thông và khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển 
 * Nhóm 2: 
- Nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta: 
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, nguồn lợi và sản lượng hải sản khai thác được hằng năm giảm xuống. 
+ Môi trường tự nhiên-sinh thái biển-đảo bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật biển và rất nhiều hoạt động kinh tế- xã hội khác 
-Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta giảm sút, nhất là các vùng cửa sông và các cảng biển. Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển 
- Diện tích các rạn san hô 30 năm trở lại đây bị mất đi rất nhiều. VD vùng Cát Bà (Hạ Long) bị mất đi 30%, bờ biển Khánh Hòa giảm hàng chục lần. 
- Một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng như hải sâm, bào ngư, ngọc trai, đồi mồi...Một số loài đang giảm dần mức độ tập trung, một số loài cá quý như cá ngừ, cá thu ...đánh bắt được ngày càng nhỏ. 
 * Nhóm 3: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta: 
+ Khai thác gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo 
+ Phát triển và nuôi trồng rừng ngập mặn, thuỷ hải sản các loại 
+ Phòng chống các tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển 
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức 
 * Nhóm 4: 
- Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo: 
Theo em, để bảo vệ môi trường biển đảo hiện nay, ta cần thực hiện những biện pháp nào? 
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN–ĐẢO VIỆT NAM (Tiếp theo) 
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN 
1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: 
2.Du lịch biển-đảo: 
3. Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển 
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển 
III. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO 
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo 
- Thực trạng: 
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh 
+ Nguồn lợi hải sản suy giảm đáng kể 
+ Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. 
- Nguyên nhân: 
+ Do khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển. 
+ Rác thải của khách du lịch, các đô thị đổ ra biển. 
+ Nguồn nước bị ô nhiễm nặng. 
- Hậu quả: làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới môi trường. 
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển 
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. 
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN–ĐẢO VIỆT NAM (Tiếp theo) 
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN 
1.Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: 
2.Du lịch biển-đảo: 
3. Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển 
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển 
III. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO 
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo 
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển 
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. 
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. 
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. 
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. 
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. 
Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước? 
Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa: 
- Đối với nền kinh tế: 
+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. 
+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại... 
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển .... 
+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế. 
+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 
- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng: 
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta. 
+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn. 
A 
H 
I 
1 
V 
I 
Ệ 
T 
N 
A 
M 
CỦNG CỐ: 
L 
I 
1852m tương ứng với một............... 
2 
G 
Ờ 
N 
Ư 
S 
A 
T 
R 
3 
H 
Ủ 
Y 
N 
Ộ 
I 
T 
Ờ 
B 
E 
N 
4 
V 
L 
T 
H 
M 
Ụ 
5 
Ê 
C 
Ị 
Đ 
A 
T 
Ắ 
B 
I 
6 
M 
Ể 
N 
L 
S 
Ơ 
7 
I 
N 
Quần đảo xa nhất nước ta tính từ đất liền là quần đảo nào? 
Vùng nước phía trong đường cơ sở gọi là gì? 
H ệ thống đảo của nước ta tập trung chủ yếu ở ............... ....... 
Vùng biển gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được gọi là gì? 
Thực trạng của ngành du lịch biển-đảo hiện nay chúng ta 
 chủ yếu chỉ mới khai thác hoạt động gì? 
Đảo độc canh cây tỏi. 
Nội dung chính của chương trình địa lí lớp 9 và HKII lớp 8 đề cập đến quốc gia này. 
1. Học bài cũ: 
- Trả lời các câu hỏi ở SGK. 
- Làm bài tập trong tập bản đồ. 
2. Chuẩn bị bài mới: 
HÖÔÙNG DAÃN V Ề NHÀ 
 -Chuẩn bị trước bài thực hành để giờ sau học: Tìm hiểu tình hình khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, nhập khẩu xăng dầu ở nước ta. 
- Chuẩn bị nội dung sau: 4 tổ mỗi tổ tìm hiểu một nội dung về địa lí địa phương tỉnh TTHuế theo dàn bài ở SGK + sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về nội dung mình tìm hiểu. 
Thanks for listen ing ! 
This is where you section ends. Duplicate this set of slides as many times you need to go over all your sections. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_tiet_47_bai_38_phat_trien_tong_hop_ki.pptx