Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 47: Thấu kính phân kì

Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 47: Thấu kính phân kì

Ghi nhớ:

Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa

Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì

Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu diểm

Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới

 

pptx 12 trang hapham91 7011
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Tiết 47: Thấu kính phân kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũNêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Có những cách nào để nhận biết thấu kính hội tụ	Trả lời: Đặc điểm của ảnh:Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật Cách nhận biết:Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữaMột chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kínhTiết 47:THẤU KÍNH PHÂN KÌ.I. Đặc điểm của thấu kính phân kì. 1.Quan sát và tìm cách nhận biết. Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. 2. Thí nghiệm:(sgk) Chiếu chùm tia tới song song theo phương vuông góc với mặt thấu kính, chùm tia ló qua thấu kính là chùm tia phân kìKí hiệu thấu kính phân kìII. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì:1. Trục chính: Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng gọi là trục chính (Δ) của thấu kính.2. Quang tâm:* Trục chính của thấu kính phân kì đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính 3. Tiêu điểm:Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân ki cho ta các tia ló kéo dài cắt nhau tại điểm F nằm trên trục chính. Điểm đó gọi là tiêu điểm.Mỗi thấu kính phân kì có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. 4. Tiêu cự:Khoảng cách OF = OF’ = f là tiêu cự của thấu kínhFIII. Vận dụng:Cho các tia tới 1 và 2. Hãy vẽ tia ló của các tia tới nàyĐường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:	- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.	- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.SFHãy ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần a; b; c; d để thành một câu đúng 1.Thấu kính phân kỳ là thấu kính có2.Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho3.Tia tới qua quang tâm của thấu kính4.Mỗi thấu kính đều có hai tiêu điểma.Chùm tia ló kéo dài thì chúng đều qua tiêu điểm của thấu kính.b.Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.c.Phần rìa dày hơn phần giữad. Đối xứng nhau qua quang tâm.Ghi nhớ:Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữaChùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kìĐường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu diểmTia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tớiDặn dò:Cách vẽ đường đi của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.Bài tập 44.45.1 ; 44.45.2Soạn bài “ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì”

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_lop_9_tiet_47_thau_kinh_phan_ki.pptx