Bài tập Hóa học 9 - Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Hóa học 9 - Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Tính chất vật lý

● Mức độ nhận biết

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là:

A. S, P, N2, Cl2¬. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2.

Câu 3: Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:

A. S, P, C, Si. B. C, S, Br2, Cl2. C. S, H2, N2, O2. D. P, Cl2, C, Si.

Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là

A. oxi. B. brom. C. clo. D. nitơ.

Câu 5: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là:

A. C, S, O, Fe. B. Cl, C, P, S. C. P, S, Si, Ca. D. K, N, P, Si.

II. Tính chất hóa học

● Mức độ nhận biết

Câu 6: Sản phẩm được tạo ra của phi kim với chất nào là muối?

A. Kim loại. B. Oxi. C. Hiđro. D. Phi kim khác.

 

docx 30 trang maihoap55 8782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Hóa học 9 - Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. Tính chất vật lý
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. lỏng và khí.	B. rắn và lỏng.	C. rắn và khí.	D. rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là:
A. S, P, N2, Cl2.	B. C, S, Br2, Cl2.	C. Cl2, H2, N2, O2.	D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 3: Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:
A. S, P, C, Si.	B. C, S, Br2, Cl2.	C. S, H2, N2, O2.	D. P, Cl2, C, Si.
Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là
A. oxi.	B. brom.	C. clo.	D. nitơ.
Câu 5: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là:
A. C, S, O, Fe.	B. Cl, C, P, S.	C. P, S, Si, Ca.	D. K, N, P, Si.
II. Tính chất hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 6: Sản phẩm được tạo ra của phi kim với chất nào là muối? 
A. Kim loại.	B. Oxi.	C. Hiđro.	D. Phi kim khác.
Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi dư, tạo thành oxit axit là:
A. S, C, P.	B. S, C, Cl2.	C. C, P, Br2.	D. C, Cl2, Br2.
Câu 8: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là:
A. SO2, H2O, CO2, P2O5.	B. SO3, H2O, CO2, P2O5.
C. SO2, H2O, CO, P2O5.	D. SO3, H2O, CO, P2O5.
Câu 9: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là:
A. Si, Cl2, O2.	B. H2, S, O2.	C. Cl2, C, O2.	D. N2, S, O2.
Câu 10: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
A. Br, Cl, F, I.	B. I, Br, Cl, F.	C. F, Br, I, Cl.	D. F, Cl, Br, I.
Câu 11: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học
A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.
D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.
● Mức độ thông hiểu 
Câu 12: Hai phi kim tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là:
A. Hiđro và clo.	B. Lưu huỳnh và oxi.	C. Hiđro và oxi.	D. Photpho và oxi.
Câu 13: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại.	B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit.	D. dung dịch muối.
Câu 14: Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần
A. Cl, S, P, Si.	B. S, P, Cl, Si.	C. Cl, Si, P, S.	D. S, Si, Cl, P.
CLO
I. Tính chất vật lý và hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 15: Clo là chất khí có màu
A. nâu đỏ.	B. vàng lục.	C. lục nhạt.	D. trắng xanh.
Câu 16: Khí G được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí G là
A. CO2.	B. O2.	C. Cl2.	D. N2.
Câu 17: Clo tác dụng với nước
A. tạo ra hỗn hợp hai axit.	B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.
C. tạo ra hỗn hợp muối.	D. tạo ra một axit hipoclorơ.
Câu 18: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng
A. vật lí.	B. hoá học.
C. vật lí và hoá học.	D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.
Câu 19: Trong nước clo có chứa các chất:
A. HCl, HClO.	B. HCl, HClO, Cl2.	C. HCl, Cl2.	D. Cl2.
Câu 20: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. KOH.	B. NaCl.	C. CaSO4.	D. Cu(NO3)2.
Câu 21: Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo?
A. Oxi.	B. Dung dịch NaOH.	C. CuO.	D. NaCl.
Câu 22: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. NaOH.	B. NaCl.	C. CaSO4.	D. Cu(NO3)2.
Câu 23: Clo tác dụng với natri hiđroxit
A. tạo thành muối natri clorua và nước.	B. tạo thành nước Gia-ven.
C. tạo thành hỗn hợp các axit.	D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.
Câu 24: Dẫn khí Cl2 vào dung dịch KOH, tạo thành
A. dung dịch chỉ gồm một muối.	B. dung dịch hai muối.
C. dung dịch chỉ gồm một axit.	D. dung dịch gồm một axit và một muối.
Câu 25: Phương trình hóa học điều chế nước Gia-ven là
A. Cl2 + NaOH NaCl + HClO.	B. Cl2 + NaOH NaClO + HCl.
C. Cl2 + H2O HCl + HClO.	D. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
Câu 26: Phương trình phản ứng viết sai là
A. Fe + Cl2 FeCl2.	B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
C. Fe + S FeS.	D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
Câu 27: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2.	B. Cl2 và H2.	C. Cl2 và O2.	D. O2 và SO2.
Câu 28: Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2.	B. dung dịch NaOH.	C. H2O.	D. khí H2.
Câu 29: Clo không tác dụng với
A. Fe.	B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch Ca(OH)2.	D. dung dịch NaBr.
Câu 30: Tính chất nào sau đây là của khí clo?
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).
C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.
● Mức độ thông hiểu
Câu 31: Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt(II) clorua.	B. Sắt clorua.
C. Sắt(III) clorua.	D. Sắt(II) clorua và sắt(III) clorua.
Câu 32: Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn. Thành phần của chất rắn là
A. Chỉ có Fe dư.	B. FeCl3 và Fe dư.	C. FeCl3.	D. FeCl2.
Câu 33: Trong các muối dưới đây, muối có hàm lượng clo cao nhất là
A. sắt(II) clorua.	B. đồng(II) clorua.	C. canxi clorua.	D. magie clorua.
Câu 34: Chất khí làm mất mầu giấy quỳ tím ẩm là
A. Cl2.	B. O2.	C. N2.	D. H2.
Câu 35: Nước clo có tính tẩy màu vì
A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
B. clo hấp phụ được màu.
C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.
D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.
Câu 36: Khi dẫn khí clo vào dung dịch quì tím, xảy ra hiện tượng:
A. dung dịch quì tím hóa đỏ.
B. dung dịch quì tím hóa xanh.
C. dung dịch quì tím không chuyển màu.
D. dung dịch quì tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.
Câu 37: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch NaCl.	D. Nước.
Câu 38: Thành phần chính của không khí có O2 và N2. Khi không khí lẫn khí độc clo thì có thể cho qua dung dịch nào để loại bỏ?
A. Dung dịch NaOH.	B. Dung dịch H2SO4.	C. Nước.	D. Dung dịch brom.
Câu 39: Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với
A. BaO; N2; KOH.	B. O2; KOH; H2.	C. Cu; H2; KOH.	D. H2; N2; Cu.
Câu 40: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl.	B. Fe3O4 + HCl.	C. Fe + Cl2.	D. Fe + FeCl3.
IV. Ứng dụng và điều chế khí clo
● Mức độ nhận biết 
Câu 41: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2? 
A. Sát trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.
C. Sản xuất thuốc trừ sâu 666.
D. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.
Câu 42: Ứng dụng không phải của clo là
A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ.
B. Diệt trùng và tẩy trắng.
C. Sản xuất các hóa chất hữu cơ.
D. Sản xuất chất dẻo Teflon làm chất chống dính ở xoong, chảo.
Câu 43: Ứng dụng nào sau đây không phải của clo?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.	B. Tinh chế dầu mỏ.
C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.	D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.
Câu 44: Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là
A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.	B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.
C. mangan đioxit và axit nitric đặc.	D. mangan đioxit và muối natri clorua.
Câu 45: Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách.
A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà.
B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.
C. nung nóng muối ăn.
D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.
● Mức độ thông hiểu
Câu 46: Nếu lấy số mol như nhau KMnO4 và MnO2 cho tác dụng với axit HCl đặc thì chất nào cho nhiều khí clo hơn?
A. MnO2 tạo ra lượng khí nhiều gấp đôi của KMnO4.
B. KMnO4 tạo ra lượng khí nhiều 2,5 lần của MnO2.
C. Cả hai chất tạo ra thể tích khí như nhau.
D. MnO2 tạo ra lượng khí nhiều gấp ba của KMnO4.
Câu 47: Có một sơ đồ chuyển hoá sau: MnO2 X FeCl3 Fe(OH)3. Chất X là
A. Cl2.	B. HCl.	C. H2SO4.	D. H2.
Câu 48: Biết: 
- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.
- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.
X, Y, Z lần lượt là
A. Cl2, CO, CO2.	B. Cl2, SO2, CO2.	C. SO2, H2, CO2.	D. H2, CO, SO2.
Câu 49: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Khí Cl2 + nước.	B. Khí hiđro clorua + dung dịch NaOH.
C. Khí Cl2 + dung dịch NaOH.	D. Khí Cl2 và hiđro clorua.
CACBON
I. Các dạng thù hình của cacbon
● Mức độ nhận biết
Câu 50: Dạng thù hình của một nguyên tố là
A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon với một nguyên tố hoá học khác.
D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim.
Câu 51: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố
A. photpho.	B. silic.	C. cacbon.	D. lưu huỳnh.
Câu 52: Cacbon gồm những dạng thù hình nào?
A. Kim cương, than chì, than gỗ.	B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình .
C. Kim cương, than gỗ, than cốc.	D. Kim cương, than xương, than cốc.
Câu 53: Kim cương và than chì được gọi là 2 dạng thù hình của cacbon vì
A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.	B. đều là đơn chất của nguyên tố cacbon.
C. có tính chất vật lí tương tự nhau.	D. có tính chất hóa học tương tự nhau.
Câu 54: Trong số các phi kim dưới đây, phi kim có khả năng dẫn điện là
A. oxi.	B. cacbon.	C. lưu huỳnh.	D. photpho.
II. Tính chất của cacbon
● Mức độ nhận biết
Câu 55: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?
A. Canxi.	B. Silic.	C. Cacbon.	D. Magie.
Câu 56: Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại?
A. Al2O3.	B. Na2O.	C. MgO.	D. Fe3O4.
● Mức độ thông hiểu 
Câu 57: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là:
A. CuO, CaO, Fe2O3.	B. PbO, CuO, ZnO.	C. Fe2O3, PbO, Al2O3.	D. Na2O, ZnO, Fe3O4.
Câu 58: Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại?
A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...
B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...
C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, ....
D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, ...
Câu 59: Trộn một ít bột than với bột đồng(II) oxit rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là
A. màu đen của hỗn hợp không thay đổi, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
B. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong không thay đổi.
C. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
D. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu trắng xám, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
Câu 60: Chọn câu trả lời đúng nhất về tính chất hoá học của cacbon:
A. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính oxi hoá.
B. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính oxi hoá.
C. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học yếu. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính khử.
D. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính khử.
III. Ứng dụng của cacbon
● Mức độ nhận biết
Câu 61: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm
A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.	B. ruột bút chì, chất bôi trơn.
C. mũi khoan, dao cắt kính.	D. điện cực, chất khử.
Câu 62: Trong tự nhiên cacbon tồn tại: (1) Ở dạng tự do; (2) Dầu mỏ; (3) Than đá; (4) Cơ thể động vật; (5) Cát. Những ý đúng là
A. (1); (2); (3); (5).	B. (1); (2); (3); (4).	C. (1); (3); (4); (5).	D. (1); (2); (4); (5).
Câu 63: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì.	B. Than antraxit.	C. Than nâu.	D. Than cốc.
Câu 64: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào?
A. CuO và MnO2.	B. CuO và MgO.	C. CuO và CaO.	D. Than hoạt tính.
Câu 65: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:
A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi.
B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.
CÁC OXIT CỦA CACBON
I. Tính chất vật lý và hóa học của cacbon monooxit
● Mức độ nhận biết
Câu 66: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu?
A. CO.	B. CO2.	C. SO2.	D. NO.
Câu 67: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2.	B. CO.	C. SO2.	D. NO2.
Câu 68: Cacbon monooxit là oxit:
A. Oxit axit.	B. Oxit bazơ.	C. Oxit lưỡng tính.	D. Oxit trung tính.
● Mức độ thông hiểu
Câu 69: Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được?
A. CO, CO2.	B. CO, H2.	C. CO2, O2.	D. Cl2, CO2.
Câu 70: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là
A. CO, H2.	B. Cl2, CO2.	C. CO, CO2.	D. Cl2, CO.
Câu 71: Khi dẫn khí CO qua ống nghiệm đựng Fe2O3 nung nóng, có thể xảy ra phản ứng nào sau đây?
A. 8CO + 3Fe2O3 6Fe + 8CO2.	B. 2CO + Fe2O3 2FeCO3.
C. 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2.	D. 3CO + Fe2O3 3FeO + 3CO.
Câu 72: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, MgO, và Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn là
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.	B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.	D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3.
Câu 73: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
II. Tính chất vật lý và hóa học của cacbon đioxit
● Mức độ nhận biết
Câu 74: Nhóm chất gồm các khí đều phản ứng được với nước là:
A. CO, CO2.	B. Cl2, CO2.	C. H2, Cl2.	D. H2, CO.
Câu 75: Để tạo muối KHCO3 duy nhất thì tỉ lệ CO2 sục vào dung dịch KOH là bao nhiêu?
A. 2 : 3.	B. 1 : 2.	C. 1 : 1.	D. 1 : 3.
Câu 76: Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng
A. dung dịch nước vôi trong.	B. H2SO4 đặc.
C. dung dịch BaCl2.	D. CuSO4 khan.
Câu 77: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2.	B. CO.	C. CH4.	D. CO2.
Câu 78: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2.	B. N2.	C. CO2.	D. O2.
Câu 79: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. N2 và CO.	B. CO2 và O2.	C. CH4 và H2O.	D. CO2 và CH4.
● Mức độ thông hiểu 
Câu 80: Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?
A. Sự hô hấp của động vật và con người.	B. Cây xanh quang hợp.
C. Đốt than và khí đốt.	D. Quá trình nung vôi.
Câu 81: Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?
A. CO2 là chất khí nặng hơn không khí.	B. CO2 là chất khí không màu, không mùi.
C. CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.	D. CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.
Câu 82: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn.	B. SO2 rắn.	C. H2O rắn.	D. CO2 rắn.
Câu 83: Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì
A. nước đá khô có khả năng hút ẩm.	B. nước đá khô có khả năng thăng hoa.
C. nước đá khô có khả năng khử trùng.	D. nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 84: Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:
A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.	
B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.	
D. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
Câu 85: Khí CO lẫn tạp chất CO2 có thể làm sạch CO bằng cách dẫn mẫu khí trên qua
A. H2SO4 đặc.	B. NaOH đặc.	C. CaSO4.	D. CaCl2.
Câu 86: Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng
A. dung dịch nước vôi trong.	B. H2SO4 đặc.
C. dung dịch BaCl2.	D. CuSO4 khan.
Câu 87: Khí N2 có lẫn khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2?
A. Nước brom.	B. Nước vôi trong.
C. Dung dịch thuốc tím.	D. Nước clo.
Câu 88: Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO, ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho qua dung dịch HCl.	B. Cho qua dung dịch H2O.
C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2.	D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3.
Câu 89: Để loại bỏ khí SO2 có lẫn khí CO2, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Nước vôi trong.	B. Đồng(II) oxit.
C. Nước brom.	D. Dung dịch natri hiđroxit.
Câu 90: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư, thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch trong suốt chứa muối Y. Chất X, Y là
A. CaCO3; Ca(OH)2.	B. CaCO3; Ca(HCO3)2.
C. CaO; Ca(HCO3)2.	D. Ca(HCO3)2; Ca(OH)2.
Câu 91: Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH để vừa tạo thành muối trung hòa vừa tạo thành muối axit thì tỉ lệ số mol của NaOH và CO2 phải là:
A. 1 : 2.	B. 2 : 1.	C. 2 : 3.	D. 3 : 2.
Câu 92: Cacbon đioxit tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.	B. Nước, dung dịch axit, oxit bazơ.
C. Nước, oxit axit, oxit bazơ.	D. Nước, dung dịch bazơ, oxit axit.
Câu 93: Trong các tính chất sau:
 (1) Phản ứng với nước vôi trong;
 (2) Ở điều kiện bình thường, tồn tại ở trạng thái khí;
 (3) Tác dụng với dung dịch HCl;
 (4) Tác dụng với dung dịch KOH;
 (5) Tác dụng với dung dịch CuSO4.
Tính chất nào là tính chất của khí CO2?
A. (1); (3); (5).	B. (2); (3); (4).	C. (1); (2); (3).	D. (1); (2); (4).
Câu 94: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:
A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.	B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.
C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.	D. Nước vôi trong, kali hiđroxit.
Câu 95: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. Đám cháy do xăng, dầu.	B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.	D. Đám cháy do khí gas.
Câu 96: Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây?
A. Magie (nhôm, canxi,...).	B. Cacbon.
C. Photpho.	D. Metan.
Câu 97: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Phân loại và ứng dụng của muối cacbonat
● Mức độ nhận biết
Câu 98: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của gốc axit, người ta chia muối cacbonat được phân làm mấy loại?
A. 2 loại.	B. 3 loại.	C. 4 loại.	D. 5 loại.
Câu 99: Dãy các chất nào sau đây là muối axit?
A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3.	B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.	D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.
Câu 100: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là:
A. CaCO3, BaCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.	B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.
C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3.	D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3.
Câu 101: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. đá đỏ.	B. đá vôi.	C. đá mài.	D. đá tổ ong.
Câu 102: Sođa là muối
A. NaHCO3.	B. Na2CO3.	C. NH4HCO3.	D. (NH4)2CO3.
Câu 103: Thuốc Nabica dùng chữa bệnh dạ dày chứa chất nào sau đây?
A. NaHCO3.	B. Na2CO3.	C. CaCO3.	D. MgCO3.
Câu 104: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?
A. CaCO3.	B. NH4HCO3.	C. NaCl.	D. (NH4)2SO4.
Câu 105: Cho các phát biểu sau:
(1) CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.
(2) Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp.
(3) Natri cacbonat khan (Na2CO3, còn gọi là sô-đa khan) được dùng trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt, ...
(4) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. NaHCO3 còn được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày (thuốc muối nabica).
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
II. Tính chất của muối cacbonat
● Mức độ nhận biết
Câu 106: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
A. Na2CO3, CaCO3.	B. K2SO4, Na2CO3.	C. Na2SO4, MgCO3.	D. Na2SO3, KNO3.
Câu 107: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?
A. HCl và KHCO3.	B. Na2CO3 và K2CO3.
C. K2CO3 và NaCl.	D. CaCO3 và NaHCO3.
Câu 108: Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng của phản ứng là
A. Không có hiện tượng.	B. Sủi bọt khí.
C. Kết tủa trắng.	D. Dung dịch chuyển thành màu xanh.
Câu 109: Cho dung dịch AgNO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm Na2CO3 và NaCl. Các chất thu được sau phản ứng là
A. AgCl, AgNO3, Na2CO3.	B. Ag2CO3, AgCl, AgNO3.
C. Ag2CO3, AgNO3, Na2CO3.	D. AgCl, Ag2CO3, NaNO3.
Câu 110: Sản phẩm nhiệt phân muối hiđrocacbonat là
A. CO2.	B. Cl2.	C. CO.	D. Na2O.
Câu 111: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là
A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3.	B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.
C. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2.	D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.
Câu 112: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Ba(OH)2 và K2CO3.	B. MgCO3 và HCl.
C. NaCl và K2CO3.	D. H2SO4 và KHCO3.
Câu 113: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch?
A. HNO3 và KHCO3.	B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.
C. Na2CO3 và CaCl2.	D. K2CO3 và Na2SO4.
● Mức độ thông hiểu 
Câu 114: Có 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2.	B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch Pb(NO3)2.
Câu 115: Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, K2CO3.
B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2.
D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3.
Câu 116: Cho phương trình hóa học sau: X + NaOH ® Na2CO3 + H2O. Chất X là
A. CO.	B. NaHCO3.	C. CO2.	D. KHCO3.
Câu 117: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số trong phương trình hoá học của phản ứng là
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 118: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là
A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3.	B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.
C. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2.	D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.
Câu 119: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CaCO3 CaO + CO2.	B. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
C. MgCO3 MgO + CO2.	D. Na2CO3 Na2O + CO2.
Câu 120: Chọn nhận xét không đúng: Các muối
A. cacbonat đều bị nhiệt phân.
B. hiđrocacbonat bị nhiệt phân tạo thành muối cacbonat.
C. cacbonat của kim loại kiềm đều tan trong nước.
D. hiđrocacbonat đều tác dụng được với dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ.
Câu 121: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều
A. tan trong nước.
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. không tan trong nước.
D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 122: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?
A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
B. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3.
C. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.
Câu 123: Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào?
A. NaCl.	B. NaOH.	C. H2SO4.	D. CaCl2.
SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. Silic và silic đioxit
● Mức độ nhận biết
Câu 124: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng:
A. Đơn chất.	B. Hợp chất
C. Hỗn Hợp.	D. Vừa đơn chất vừa hợp chất.
Câu 125: Các chất nào trong dãy tác dụng được với SiO2?
A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH.	B. CO2, H2SO4, CaO, NaOH.
C. H2SO4, NaOH, CaO, H2O.	D. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO.
Câu 126: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?
A. SiO2 và SO2.	B. SiO2 và H2O.	C. SiO2 và NaOH.	D. SiO2 và H2SO4.
● Mức độ thông hiểu
Câu 127: Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với
A. Nước và kiềm.	B. Nước và oxit bazơ.	C. Kiềm và oxit bazơ.	D. Kiềm và oxit axit.
II. Sơ lược về công nghiệp silicat
● Mức độ nhận biết 
Câu 128: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:
A. Đất sét, thạch anh, fenpat.	B. Đất sét, đá vôi, cát.
C. cát thạch anh, đá vôi, sođa.	D. Đất sét, thạch anh, đá vôi.
Câu 129: Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng?
A. Đất sét.	B. Đá vôi.	C. Cát.	D. Thạch cao.
Câu 130: Thành phần chính của ximăng là
A. Canxi silicat và natri silicat.	B. Magie silicat và natri silicat.
C. Nhôm Silicat và canxi silicat.	D. Canxi silicat và canxi aluminat.
Câu 131: Thành phần chính của xi măng là:
A. CaCO3; Al2O3.	B. Đất sét, đá vôi, cát.
C. CaO; Al2O3.	D. CaSiO3; Ca(AlO2)2.
Câu 132: Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất
A. đá vôi, đất sét, thủy tinh.	B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.	D. thạch anh, đất sét, đồ gốm.
Câu 133: Các ngành sản xuất đồ gốm, xi măng, thuỷ tinh được gọi là công nghiệp silicat, vì:
A. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của nhôm.
B. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của sắt.
C. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của silic.
D. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của cacbon.
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 134: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. nguyên tử khối tăng dần.	B. tính kim loại tăng dần.
C. điện tích hạt nhân tăng dần	D. tính phi kim tăng dần.
Câu 135: Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 2 trong bảng tuần hoàn là nguyên tố
A. Kim loại.	B. Phi kim.	C. Lưỡng tính	D. Khí hiếm.
Câu 136: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số thứ tự của nguyên tố.	B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số electron lớp ngoài cùng.	D. Số lớp electron.
Câu 137: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số electron lớp ngoài cùng.	B. Số lớp electron.
C. Số hiệu nguyên tử.	D. Số thứ tự của nguyên tố.
● Mức độ thông hiểu
Câu 138: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng
A. O; F; N; P.	B. F; O; N; P.	C. O; N; P; F.	D. P; N; O; F.
Câu 139: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần?
A. Si < P < S < Cl.	B. Si < Cl < S < P.	C. Cl < P < Si < S.	D. Si < S < P < Cl.
Câu 140: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:
A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.	B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.
C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.	D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.
Câu 141: Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy
A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.	B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.
C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.	D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.
II. Sự biến đổi tính chất và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
● Mức độ nhận biết
Câu 142: Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:
A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.	B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
C. Na2O, MgO, Al2O3, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7.	D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Câu 143: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau:
A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
Câu 144: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là
A. O, F, N, P.	B. F, O, N, P.	C. O, N, P, F.	D. P, N, O, F.
Câu 145: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu.	B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.	C. Cu, Fe, Mg, Ba, K.	D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Câu 146: Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
A. Mg, Al, K, F, P, O.	B. Al, K, Mg, O, F, P.	C. K, Mg, Al, F, O, P.	D. K, Mg, Al, P, O, F.
Câu 147: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm II.	B. chu kỳ 3, nhóm III.	C. chu kỳ 2, nhóm II.	D. chu kỳ 2, nhóm III.
● Mức độ thông hiểu
Câu 148: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. Z = 13.	B. Z = 10.	C. Z = 12.	D. Z = 11.
Câu 149: Biết cấu tạo nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là
A. Clo.	B. Photpho.	C. Nitơ.	D. Lưu huỳnh.
Câu 150: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là
A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.	B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.	D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 151: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron,

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hoa_hoc_9_chuong_3_phi_kim_so_luoc_ve_bang_tuan_hoan.docx