Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Chương I (có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Chương I (có đáp án)

Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. luân phiên tăng giảm

B. không thay đổi

C. giảm bấy nhiêu lần

D. tăng bấy nhiêu lần

Hiển thị đáp án

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần

→ Đáp án C

Hiển thị

Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Giảm 3 lần

B. Tăng 3 lần

C. Không thay đổi

D. Tăng 1,5 lần đáp án

 

docx 71 trang hapham91 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Chương I (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 – CHƯƠNG I
1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY
Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Hiển thị đáp án
Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó
→ Đáp án A
Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm
B. không thay đổi
C. giảm bấy nhiêu lần
D. tăng bấy nhiêu lần
Hiển thị đáp án
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần
→ Đáp án C
Hiển thị 
Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Không thay đổi
D. Tăng 1,5 lần đáp án
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này tăng 3 lần
→ Đáp án B
Câu 4: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?
A. Cả hai kết quả đều đúng
B. Cả hai kết quả đều sai
C. Kết quả của b đúng
D. Kết quả của a đúng
Hiển thị đáp án
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0)
→ Đáp án C
Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. 0,5A
B. 1,5A
C. 1A
D. 2A
Hiển thị đáp án
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên 
→ Đáp án B
Hiển thị 
Câu 6: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
A. 4V
B. 2V
C. 8V
D. 4000 V
đáp án
Lúc chưa giảm thì hiệu điện thế gấp lần cường độ dòng điện nên sau khi giảm ta thấy cường độ dòng điện còn 2 mA. Vậy hiệu điện thế lúc đó sẽ là:
→ Đáp án A
Câu 7: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?
A. 1,5 lần
B. 3 lần
C. 2,5 lần
D. 2 lần
Hiển thị đáp án
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên
→ Đáp án C
 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM
Câu 1: Nội dung định luật Ôm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Hiển thị đáp án
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
→ Đáp án C
Câu 2: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
 . của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở
B. Chiều dài
C. Cường độ
D. Hiệu điện thế
Hiển thị đáp án
Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt
→ Đáp án A
Câu 3: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:
Hiển thị đáp án
Biểu thức đúng của định luật Ôm là: 
→ Đáp án B
Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50 chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
A. 1500V
B. 15V
C. 60V
D. 6V
Hiển thị đáp án
Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V
→ Đáp án B
Câu 5: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?
A. Ôm
B. Oát
C. Vôn
D. Ampe
Hiển thị đáp án
Ôm là đơn vị của điện trở
→ Đáp án A
Câu 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A
B. 1,5A
C. 2A
D. 2,5A
Hiển thị đáp án
Điện trở dây dẫn: 
Cường độ dòng điện: 
→ Đáp án B
Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V
B. tăng 3V
C. giảm 3V
D. giảm 2V
Hiển thị đáp án
Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:
Khi tăng thêm cường độ dòng điện là thì
Vậy ta phải tăng U thêm 
→ Đáp án B
BT BS
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.
3. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
→ Đáp án B
Câu 2: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. I = I1 = I2
B. I = I1 + I2
C. I ≠ I1 = I2
D. I1 ≠ I2
→ Đáp án A
Câu 3: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
→ Đáp án A
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?
A. RAB = R1 + R2
B. IAB = I1 = I2
C. 
D. UAB = U1 + U2
→ Đáp án C
Câu 5: Ba điện trở có các giá trị là 10Ω , 20Ω , 30Ω . Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?
A. Chỉ có 1 cách mắc
B. Có 2 cách mắc
C. Có 3 cách mắc
D. Không thể mắc được
→ Đáp án C
Câu 6: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω , R2 = 5Ω , R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là:
A. 10V
B. 11V
C. 12V
D. 13V
→ Đáp án C
Câu 7: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15 Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
A. 2A
B. 2,5A
C. 4A
D. 0,4A
Đáp án A
4. ĐOẠN MẠCH SONG SONG
C4(SGK)
+ Vì quạt trần và đèn dây 
tóc có cùng HĐT định mức 220V đèn và quạt được mắc song song vào nguồn 220V để chúng hoạt động bình thường.
+ Sơ đồ mạch điện:
M
+Nếu đèn không hoạt 
động thì quạt vẫn hoạt động vì quạt vẫn được mắc vào HĐT đã cho.
- Câu C5:
+ Vì R1 //R2 do đó điện trở tương đương R12 là:
R12 = 15 
+ Khi mắc thêm điện trở R3 thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là: 
RAC = 10 
Điện trở RAC nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
Câu 1: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2
B. U = U1 + U2
C. U ≠ U1 = U2
D. U1 ≠ U2
→ Đáp án A
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
→ Đáp án B
Câu 3: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
→ Đáp án A
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. RAB = R1 + R2
B. IAB = I1 = I2
C. 
D. UAB = U1 + U2
→ Đáp án C
Câu 5: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
A. 10 Ω
B. 12 Ω
C. 15 Ω
D. 13 Ω
→ Đáp án B
Câu 6: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω , I = 0,6A
B. R = 9 Ω , I = 1A
C. R = 2 Ω , I = 1A
D. R = 2 Ω , I = 3A
→ Đáp án D
Câu 7: Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1và R2 mắc song song là:
A. 40V
B. 10V
C. 30V
D. 25V
→ Đáp án B
5. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM(SGK)
Bài tập 1.
Tóm tắt:
R1 = 5 
UV = 6V
IA = 0,5A
a) Rtđ = ?
b) R2 = ?
Bài giải
Phân tích mạch điện R1 nt R2
(A) nt R1 nt R2 IA = IAB = 0,5A
UV = UAB = 6V
a) Rtđ = UAB/IAB = 6/0,5 = 12 
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là 12 
b) Vì R1 nt R2 nên Rtđ = R1 + R2
R2 = Rtđ - R1 = 12 - 5 = 7 
Bài tập2:
Tóm tắt
R1 = 10 ; IAI = 1,2A
IA = 1,8A
a) UAB = ?
b) R2 = ?
Bài giải:
a) (A) nt R1 I1 = IAI = 1,2A
(A) nt ( R1//R2) IA = IAB = 1,8A
Từ công thức: U = IR
 U1 = I1.R1 = 1,2.10 = 12V
R1//R2 U1 = U2 = UAB = 12V
Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 12V
b) Vì R1 //R2 nên I = I1 + I2
I2 = I - I1 = 1,8A - 1,2A = 0,6A
U2 = 12V 
Vậy điện trở R2 bằng 20 
Bài 3
Tóm tắt
R1 = 15 ; R2 = R3 = 30 
UAB = 12V
a) RAB = ?
b) I1, I2, I3 = ?
Bài giải
a) (A)ntR1 nt(R2//R3)
Vì R2 = R3 R23 = 30/2 = 15 
 RAB = R1 + R23 = 15 + 15 = 30 
Điện trở của đoạn mạch AB là 30 
b) áp dụng công thức định luật Ôm:
I = U/ R IAB = 
I1 = IAB = 0,4A
U1 = I1. R1 = 0,4. 15 = 6V
U2 = U3 = UAB - U1 = 12 - 6 =6V
I2 = I3 = 0,2A
Vậy cường độ dòng điện qua R1 là 0,4A; qua R2; R3 bằng nhau và bằng 0,2A.
SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO YẾU TỐ NÀO?
Câu 1: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω , trong đó các điện trở R1 = 7 Ω ; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9 Ω
B. 5Ω
C. 15 Ω
D. 4 Ω
→ Đáp án A
Câu 2: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?
A. 45V
B. 60V
C. 93V
D. 150V
→ Đáp án D
Câu 3: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.
b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1và R2.
A. Rtđ = 10 Ω, R1 = 4V, R2 = 6 Ω
B. Rtđ = 10Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
C. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 4V, R2 = 6 Ω
D. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
→ Đáp án B
Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó điện trở R1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.
A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A
B. I2 = 3A; I3 = 1A
C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A
D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A
→ Đáp án D
Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó có các điện trở R1 = 9Ω , R2 = 15Ω , R3 = 10Ω . Dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3 = 0,3A. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
A. 6,5V
B. 2,5V
C. 7,5 V
D. 5,5V
→ Đáp án A
$8
Câu 1: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. S1R1 = S2R2
B. 
C. R1R2 = S1S2
D. Cả ba hệ thức trên đều sai
→ Đáp án A
Câu 2: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là I1, S1, R1 và I2, S2, R2. Biết và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
A. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần. Vậy R1 = 8.R2.
B. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần. Vậy .
C. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần. Vậy R1 = 2.R2.
D. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần. Vậy 
→ Đáp án C
Câu 3: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
→ Đáp án B
âu 4: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω . Tính điện trở của dây cáp điện này.
A. 0,6 Ω
B. 6 Ω
C. 0,06 Ω
D. 0,04 Ω
→ Đáp án C
Câu 5: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
A. 4 Ω
B. 6 Ω
C. 8 Ω
D. 2 Ω
→ Đáp án D
Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5 mm2 và điện trở R1 = 8,5 Ω . Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Tính điện trở R2.
A. 8,5 Ω
B. 85 Ω
C. 50 Ω
D. 55 Ω
→ Đáp án B
Câu 7: Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1, , S1 và R2, , S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. 
B. 
C. 
D. 
→ Đáp án C
$9
III. Vận dụng:
C4: Tóm tắt: l=4m; d=1mm=10-3m.
.
R=?
Bài giải: Diện tích tiết diện dây 
đồng là:
Áp dụng cụng thức tính 
Điện trở của dây đồng là 0,087Ω
Câu 1: Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A. R3 > R2 > R1
B. R1 > R3 > R2
C. R2 > R1 > R3
D. R1 > R2 > R3
→ Đáp án A
Câu 2: Lập luận nào sau đây là đúng?
Điện trở của dây dẫn
A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.
D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
→ Đáp án C
Câu 3: Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết điện đều, có chiều dài , đường kính d và có điện trở suất là:
A. 
B. 
C. 
D. 
→ Đáp án B
Câu 4: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U. Biết điện trở suất của nicrom . Điện trở của dây dẫn có giá trị là:
A. 55Ω
B. 110 Ω
C. 220 Ω
D. 50 Ω
→ Đáp án A
Câu 5: Cần làm một biến trở 20 bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm2 và điện trở suất 0,5.10-6. Chiều dài của dây constantan là:
A. 10m
B. 20m
C. 40m
D. 60m
→ Đáp án C
Câu 6: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là:
A. 2A
B. 4A
C. 6A
D. 8A
→ Đáp án B
6. BIẾN TRỞ
III. Vận dụng:
C9:
C10: + Chiều dài của dây hợp kim là:
+Số vòng dây của biến trở là:
Câu 1: Biến trở là:
A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.
C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
→ Đáp án C
Câu 2: Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đi
B. Tăng dần lên
C. Không thay đổi
D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên
→ Đáp án A
Câu 3: Biến trở không có kí hiệu trong hình vẽ nào dưới đây?
→ Đáp án B
Câu 4: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch.
→ Đáp án D
Câu 5: Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
A. Có giá trị 0
B. Có giá trị nhỏ
C. Có giá trị lớn
D. Có giá trị lớn nhất
→ Đáp án D
Câu 6: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
→ Đáp án C
Câu 7: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu?
A. 33,7 Ω
B. 23,6 Ω
C. 23,75 Ω
D. 22,5 Ω
→ Đáp án C
Câu 8: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω .m và có đường kính tiết diện là d1= 0,8mm để quấn một biến trở có điện trở lớn nhất là 20 Ω . Tính độ dài của đoạn dây nicrom cần dùng để quấn biến trở nói trên.
A. 91,3cm
B. 91,3m
C. 913mm
D. 913cm
→ Đáp án D
7. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
 VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
1. Bài tập 1
Tóm tắt: 
l = 30m
S = 0,3mm2 = 0,3.10-6m2
f = 1,1 .10-6
U = 220V
I = ?
Giải
áp dụng CT: 
Thay số 
Điện trở của dây nicrom là 110 
 áp dụng CT định luật ôm: I =U/R
thay số: I =
Vậy: cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2A
2. Bài tập 2
Tóm tắt:
R1 = 7,5 
I= 0,6A
U= 12V
a) để đèn sáng bình thường R2 =?
b) Rb = 30
S = 1mm2 = 10-6m2
l = ?
Giải
Phân tích mạch : R1 nt R2
Vì đèn sáng bình thường do đó:
I1 = 0,6A và R1 = 7,5
R1 nt R2 -> I1 = I2 = I = 0,6A
A/D CT: 
Mà R = R1 + R2 => R2 = R - R1
-> R2 = 20 -7,5 = 12,5
điện trở R2 = 12,5
b) 
áp dụng công thức: 
=> 
3. Bài tập 3:
Tóm tắt:
R1 =600
R2 = 900
UMN = 220V
l= 200
S = 0,2mm2=0,2.10-6m2
 = 1,7.10-8
Giải
a, áp dụng công thức: 
Thay số: 
Rđ = 
Vì R1//R2
 => R1,2 = 
Coi Rđ nt (R1//R2)
 -> RMN = R1,2 + Rđ
 RMN =360 + 17 = 377()
b) áp dụng định luật ôm: I = U/R
vì R1//R2 => U1 = U2 = UAB = 210V
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 210V.
8. CÔNG SUẤT ĐIỆN
Câu 1: Công suất điện cho biết:
A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. năng lượng của dòng điện.
C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.
→ Đáp án C
Câu 2: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:
→ Đáp án A
Câu 3: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?
→ Đáp án C
Câu 4: Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?
A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
→ Đáp án B
Câu 5: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:
A. 0,5A
B. 2A
C. 18A
D. 1,5A
→ Đáp án A
Câu 6: Trên bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?
A. 0,2 Ω
B. 5 Ω
C. 44 Ω
D. 5500 Ω
→ Đáp án C
Câu 7: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này.
A. 225W
B. 150W
C. 120W
D. 175W
→ Đáp án D
Câu 8: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
A. 86,8W
B. 33,3W
C. 66,7W
D. 85W
→ Đáp án A
BTBS
Trên bóng đèn có ghi 220V – 55W
a) Tính điện trở của bóng đèn khi nó hoạt động bình thường (Cho rằng điện trở của nó không phụ thuộc vào nhiệt độ).
b) Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn khi sử dụng mạng điện có hiệu điện thế 200V. Khi đó bóng đèn hoạt động bình thường không? Có thể dùng cầu chì loại 0,6A cho bóng đèn này được không?
9. ĐIỆN NĂNG
III. Vận dụng 
C7: Bóng đèn sử dụng lượng điện năng là: A = 0,075.4 = 0,3 (kwh)
Số đếm của công tơ khi đó là 0,3 số
C8: Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là: A = 1,5 kW.h = 5,4 . 106J
 Công suất của bếp điện là: 
P = 
Cường độ của dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là: 
Câu 1: Điện năng là:
A. năng lượng điện trở
B. năng lượng điện thế
C. năng lượng dòng điện
D. năng lượng hiệu điện thế
→ Đáp án C
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.
C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. 
→ Đáp án C
Câu 3: Hiệu suất sử dụng điện là:
A. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích.
B. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
C. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
D. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích.
→ Đáp án B
Câu 4: Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức:
→ Đáp án D
Câu 5: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?
A. 12 kW.h
B. 400kW.h
C. 1440kW.h
D. 43200kW.h
Câu 6: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày.
~
Ÿ
Ÿ
A. 75 kW.h
B. 45 kW.h
C. 120 kW.h
D. 156 kW.h
→ Đáp án A
10. BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ
ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG
1. Giải bài tập 1
Tóm tắt
U=220V
I = 341mA=0,341A
t = 4h30’
a) R=?; P=?
b) A=? (J)=?(số)
Giải
Điện trở của đèn là:
áp dụng CT: P =UI
P = 220 . 0,34175 (W)
Vậy công suất của bóng đèn là 75w
b) A=P.t
A=75.4.30.3600= 32.400.000(J)
= 32400000.3,6.10-6 9(kWh)
hoặc: A=Pt 
 = 0,075.4.30=9(kWh)=9số
Vậy điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng là 9 số.
2. Bài tập 2:
Tóm tắt
Đ( 6V - 4,5w)
U=9V
t =10ph
a) IA =?
b) Rb =?; Pb =?
c)Ab = ?; A =?
Bài giải
a, Rb nt Rđnt 
Đèn sáng bình thường do đó:
Uđ = 6V; Pđ = 4,5W
=> 
Vì (A) nt Rb nt Đ
 -> IĐ =IA=Ib = 0,75A
Cường độ dòng điện chạy qua A là 0,75A
b)Ub =U- UĐ = 9V- 6V = 3V
Điện trở của biến trở tham giao vào mạch điện khi đèn sáng bình thường là 4.
Pb = Ub.Ib = 3. 0,75 = 2,25(W)
Công suất tiêu thụ của biến trở là 2,25W.
c) Ab = Pb .t = 2,25 .10.60 =1 350(J)
A = U.I.t = 9. 0,75. 10. 60 = 4 050(J)
Công của của dòng điện sản ra trên biến trở và đoạn mạch là: 
Ab= 1350J; A = 4050J.
3. Bài tập 3
Tóm tắt
Đ(220V-100W)
BL (220V – 1000W)
U = 220V
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, Rtđ = ?
b) A =?J =? kW.h
Giải
a) Vì đèn và bàn là có cùng hiệu điện thế định mức bằng hiệu điện thế ổ lấy điện, do đó để cả 2 hoạt động bình thường thì trong mạch điện đèn và bàn là phải mắc //.
Vì đèn // bàn là
=> 
b) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : 
P =Pđ+ PBL 
 = 100 +1000 =1100 (W) 
 = 1,1kW
A= P. t = 1100.3600 
 = 3 960 000(J)
hay A = 1,1kW .1 =1,1kW.h
Điện năng đoạn mạch tiêu thụ trong 1h là 3 960 000J hay 1,1 kW.h
11. ĐỊNH LUẬT JUN- LEN XƠ
Câu 1: Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng
B. Năng lượng ánh sáng
C. Hóa năng
D. Nhiệt năng
→ Đáp án D
Câu 2: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?
A. 
B. Q = U.I.t
C. 
D. Q = I2.R.t
→ Đáp án A
Câu 3: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
→ Đáp án A
Câu 4: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
→ Đáp án B
Câu 5: Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J.
A. 28 Ω
B. 45 Ω
C. 46,1 Ω
D. 23 Ω
→ Đáp án 
C
Câu 6: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng toả ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?
A. Q = 7,2J
B. Q = 60J
C. Q = 120J
D. Q = 3600J
→ Đáp án 
A
Câu 7: Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng.
A. 14850 kJ
B. 1375 kJ
C. 1225 kJ
D. 1550 kJ
→ Đáp án A
1) Bài tập 1
Tóm tắt.
R = 80
I = 2,5 A
a, t1 = 1s -> Q = ?
b, V = 1,5l -> m = 1,5kg
t01 = 250C ; t02 = 1000C
t2 = 20ph = 1200s
c = 4200J/kg.K
H =?
c, t3 = 3h.30 = 90 h.
1kW.h giá 700đ; M =?
Bài giải
a, áp dụng hệ thức định luật Jun - Len xơ ta có:
Q = I2Rt = (2,5)2.80.1 = 500(J)
nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1 giây là 500J
b, Nhiệt lương cần cung cấp để đun sôi nước là Q = c.m.t
Q = 4200.1,5.75 = 472 500(J)
Nhiệt lượng mà bếp toả ra là:
Qtp = I2Rt = 2,52.80. 1200 =
 = 600 000(J)
Hiệu suất cuả bếp là:
 c, Công suất toả nhiệt của bếp
p = I2.R = 2,52.80 = 500(W)
 = 0,5kW
A = Pt = 0,5.90 = 45 (kW.h)
M = 45.700 = 31500(đ)
Số tiền phải trả cho việc sử dụng bếp trong 1 tháng là 31500 đồng.
2, Bài tập 2
Tóm tắt.
ấ (220V - 1000W)
U = 200V
V = 2l = -> m = 2kg
t01 = 200C; t02 = 1000C
H = 90%; c = 4200J/kg.k
a) Qi = ?
b) Qtp = ?
c) t = ?
Bài giải
a, Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: 
Qi = c.m.t = 4200.2.80 
 = 672000(J)
b, Vì: H = 
=> Qtp = 
Thay số: 
 Qtp = 
Nhiệt lượng bếp toả ra là 746 666,7 J 
c, Vì bếp sử dụng ở U = 200V bằng với HĐT định mức do đó công suất của bếp là P = 1000W
Qtp = I2.R.t = P.t
Bài tập 3
Tóm tắt.
l = 40m
s = 0,5mm2 = 0,5.10-6m2
U = 200V
P = 165W
 = 1,7.10-8 .m
t = 3.30h = 90 h
a, R = ?
b, I =?
c, Q = ? (kW.h)
Giải
a, Điện trở toàn bộ đường dây là
b, áp dụng công thức: P = U.I
c, Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn là: Q = I2.R.t = (0,75)2 . 1,36.90.3600
Q = 247860(J) 0,07kW.h
TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
Câu 1: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
A. 6V
B. 12V
C. 39V
D. 220V
→ Đáp án 
D
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với nguồn đi

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_9_chuong_i_co_dap_an.docx