Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật - Lê Ngọc Lâm
1. Chọn phần mềm thiết kế
Để đáp ứng cho việc học tập của mọi người ở bộ môn lịch sử qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế bài giảng điện tử E-Learning.
Thực tế qua sử dụng phần mềm để làm bài giảng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt đó là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực.
2. Mục tiêu của việc xây dựng bài giảng điện tử:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể và đề cao tính tự học từ đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Bài giảng có thể học tập trong mọi hoàn cảnh và ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian.
BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING Môn lịch sử lớp 9 I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN Giáo viên thực hiện: Lê Ngọc Lâm Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Du – Quảng Khê – Đắk Glong – Đắk Nông Tên bài giảng: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuât. II. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1. Chọn phần mềm thiết kế Để đáp ứng cho việc học tập của mọi người ở bộ môn lịch sử qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế bài giảng điện tử E-Learning. Thực tế qua sử dụng phần mềm để làm bài giảng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt đó là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. 2. Mục tiêu của việc xây dựng bài giảng điện tử: - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể và đề cao tính tự học từ đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. - Bài giảng có thể học tập trong mọi hoàn cảnh và ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian. 2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng a) Ngoài 02 slide giới thiệu và 01 slide kết thúc, tất cả các slide còn lại đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. b. Màu sắc các slide phù hợp với người học. c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman. d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động dạy học thông thường và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm cụ thể. 2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) b. Có video ghi hình giáo viên giới thiệu bài. c. Có hình ảnh và video minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. 2.3. Nội dung các câu hỏi của GV Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở cho người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. III. Tóm tắt bài giảng (thông qua các slide) STT Slide trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1 Giới thiệu bài giảng và các thông tin. Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan người thực hiện và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền Slide 2 Giới thiệu bài mới Video giới thiệu của giáo viên thực hiện bài giảng Slide 3 Giới thiệu tên bài học Slide 4 Mục đích bài học Mục đích về kiến thức, kĩ năng, thái độ Slide 5 Đề cương bài học Gồm các phần chính của bài học Slide 6 Kiểm tra bài học hôm trước Quan sát tranh ảnh Slide 7 Bài tập kiểm tra 1 Lựa chọn đáp án đúng. Slide 8 Bài tập kiểm tra 2 Lựa chọn đáp án đúng. Slide 9 Nội dung đầu tiên Nội dung tên bài học phần I. Cuộc cách mạng đật được thành tựu trên bảy lĩnh vực Slide 10 Thành tựu thứ nhất Thành tựu về khoa học cơ bản. Khoa học cơ bản thành tựu nổi bật nhất là sinh học Slide 11 Quan sát tranh ảnh Hình ảnh chú cừu Đô – li và bản đồ gen người Slide 12 Dẫn chứng về ý nghĩa các thành tựu Ý nghĩa của việc tìm ra phương pháp sinh sản vô tính và công bố bản đồ gen người. Mặt trái của phương pháp sinh sản vô tính Slide 13 Học sinh làm bài tập Lựa chọn đáp án đúng Slide 14 Thành tựu thứ hai Sự ra đời của hệ thống máy tính và máy tự động Slide 15 Quan sát tranh ảnh Các thế hệ máy tính không ngừng được cải tiến Slide 16 Thành tựu thứ ba Nhiều nguồn năng lượng mới đã được tìm ra, đặc biệt là nnăng lượng nguyên tử Slide 17 Thành tựu thứ tư Quan sát tranh ảnh để thấy được thành tựu về việc tìm ra các loại vật liệu mới Slide 18 Thành tựu thứ năm Những thành tựu rực rỡ của cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. Slide 19 Thành tựu thứ sáu Những tiến bộ vượt bậc của giao thông vận tải và thông tin liên lạc Slide 20 Thành tựu thứ bảy Quan sát tranh về thành tựu chinh phục vũ trụ Slide 21 Học sinh làm bài tập Lựa chọn câu trả lời đúng từ câu hỏi. Slide 22 Học sinh làm bài tập Lựa chọn câu trả lời đúng từ câu hỏi. Slide 23 Ý nghĩa cách mạng khoa học kĩ thuật Hai ý nghĩa từ cuộc cách mạng Slide 24 Tác động tích cực Quan sát ảnh để thấy được sự thay đổi do cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Slide 25 Học sinh làm bài tập Lựa chọn đáp án đúng. Slide 26 Tác động tiêu cực Tác động ô nhiễm môi trường Slide 27 video Giới thiệu về ô nhiễm biển ở miền trung Slide 28 Tác động tiêu cực Tác động từ các loại vũ khí hủy diệt Slide 29 Tác động tiêu cực Tác động tiêu cực thứ ba và thứ tư Slide 30 video Giới thiệu về tai nạn giao thông Slide 31 Bài tập tổng kết 1 Học sinh làm bài tập tổng kết Slide 32 Bài tập tổng kết 2 Học sinh làm bài tập tổng kết Slide 33 Bài tập tổng kết 3 Học sinh làm bài tập tổng kết Slide 34 Hướng dẫn tự học Những nội dung người học cần thực hiện sau khi nắm bài giảng Slide 35 Kết thúc bài giảng. Chúc người học có được một tiết học thành công. IV/ KẾT LUẬN Nội dung bản thuyết trình bài giảng điện tử e-Learning của tôi chưa thể hiện hết các nội dung tôi đã nghiên cứu đặc trưng của môn học (lịch sử) và đối tượng học sinh lớp 9. Với cách học khai thác được năng lực tự học của người học sẽ tạo cho người học hứng thú học tập. Bản thân tôi là một giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó nên rất vui mừng khi Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức cuộc thi này để tạo ra động lực thi đua cho giáo viên. qua cuộc thi để bản thân tôi có điều kiện tham gia học hỏi và hoàn thiện hơn những bài giảng e-learning và cũng là nâng cao năng lực cho bản thân từ đó tạo ra những bài giảng có chất lượng tốt cho người học. Xin chân thành cảm ơn./. Đắk Glong, tháng 12 năm 2016 Người thực hiện Giáo viên: Lê Ngọc Lâm
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_lich_su_lop_9_nhung_thanh_tuu_chu_yeu_va_y.doc