Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Nước Mĩ - Nguyễn Thị Hồng Thuận

Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Nước Mĩ - Nguyễn Thị Hồng Thuận

1. Đặt vấn đề:

Ngoài hình thức học tập trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.v.v. thì học tập trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập. Học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài học theo nhu cầu của mỗi cá nhân. Tìm hiểu nội dung bài học bằng bài giảng e-Learning trước là một hình thức chuẩn bị bài tốt .

a) Lý do chọn bài giảng: Trong chương trình môn lịch sử lớp 9 có một số bài giảng phù hợp với cách học e-Learning. Bài học nước Mĩ được chọn xây dựng bải giảng e-Learning bởi có một số thuận lợi sau:

- Tận dụng bài giảng dạng PowerPoint đã có giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc thiết kế các slide.

- Tư liệu liên quan đế bài giảng (Nước Mĩ) trên mạng internet khá phong phú để tôi sử dụng trong bài giảng cũng như giới thiệu để học sinh tự tìm hiểu.

 - Một số nội dung của bài giảng cho phép thiết kế theo hướng tích cực nhất có thể để khắc phục sự thụ động trong hình thức học e-Learning.

 

doc 22 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Nước Mĩ - Nguyễn Thị Hồng Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẾ SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG PHÚ
THUYẾT TRÌNH
BÀI GIẢNG E-LEARNING
NƯỚC MĨ
	Môn: 	 Lịch sử – Lớp 9
	Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thuận
Quế Sơn, tháng 11 năm 2016
BẢN THUYẾT TRÌNH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên bài giảng: Nước Mĩ 
Môn: Lịch sử 	 Lớp: 9	Tiết theo PPCT: 10. 
Tên giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Thuận 	 Đơn vị trường: THCS Đông Phú.
Phần mềm e-Learning: Adobe Presenter phiên bản 11.0
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH
1. Đặt vấn đề:
Ngoài hình thức học tập trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học tập trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập. Học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội dung kiến thức của bài học theo nhu cầu của mỗi cá nhân. Tìm hiểu nội dung bài học bằng bài giảng e-Learning trước là một hình thức chuẩn bị bài tốt .... 
a) Lý do chọn bài giảng: Trong chương trình môn lịch sử lớp 9 có một số bài giảng phù hợp với cách học e-Learning. Bài học nước Mĩ được chọn xây dựng bải giảng e-Learning bởi có một số thuận lợi sau:
- Tận dụng bài giảng dạng PowerPoint đã có giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc thiết kế các slide.
- Tư liệu liên quan đế bài giảng (Nước Mĩ) trên mạng internet khá phong phú để tôi sử dụng trong bài giảng cũng như giới thiệu để học sinh tự tìm hiểu.
	- Một số nội dung của bài giảng cho phép thiết kế theo hướng tích cực nhất có thể để khắc phục sự thụ động trong hình thức học e-Learning.
b) Lý do chọn phần mềm: Hiện nay có nhiều phần mềm được sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring,...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh riêng của nó. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter nhiều ưu điểm và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn nó để thiết kế bài giảng của mình. Tận dụng khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của PowerPoint kết hợp sử dụng Adobe presenter để chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng bài giảng điện tử. Với các công cụ được trang bị như công cụ tạo câu hỏi tương tác (quizze), công cụ đồng bộ âm thanh với các hiệu ứng ... , Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning chuyên nghiệp. 
2. Nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết giảng và phương thức truyền đạt:
- Nội dung thứ nhất:
Nội dung: Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Phương thức: Nghe giảng kết hợp xem hình ảnh ...., xem video ...., làm bài tập.
- Nội dung thứ hai:
Nội dung: Sự phát triển về khoa học kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
Phương thức: Hoạt 
- Nội dung thứ ba: Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
Phương thức: Hoạt 
3. Nội dung kiến thức mở rộng (thực tiễn, tích hợp ...) và phương thức truyền đạt:
- Nội dung thứ nhất:
Nội dung: Bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” của mục sư Luther King về đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
Phương thức: Xem video và làm bài tập.
- Nội dung thứ hai:
Nội dung: Bài thơ Ê Mi Li con của nhà thơ Tố Hữu
Phương thức: Giới thiệu xuất xứ và nội dung bài thơ qua kênh chữ, kênh hình được đồng bộ với âm thanh.
- Nội dung thứ ba:
Nội dung: Mối quan hệ Việt Nam – Mĩ trong giai đoạn hiện nay.
Phương thức: Nội dung hợp tác Việt - Mĩ qua kênh chữ, kênh hình được đồng bộ với âm thanh.
4. Các tư liệu, phần mềm hỗ trợ và kỹ thuật sử dụng: 
Video “ Tôi có một giấc mơ” của VTV1.
 Video “Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ.
Video “ Khoảng cách giàu nghèo ở Mĩ”.
 Một số hình ảnh và tư liệu từ internet.
Phần mềm Adobe Presenter 11.0 – MS PowerPoint 2016.
 Phần mềm Mind map tạo sơ đồ tư duy.
 Phần mềm PhotoScape để biên tập ảnh, tạo ảnh động.
Phần mềm Adobe Audio để xử lý âm thanh.
III. Thuyết trình cụ thể bài giảng: 
STT
Nội dung slide trình chiếu
Mục tiêu ý tưởng thiết kế
Silde 1:
Giới thiệu


Mục tiêu: Thông tin bài giảng, giáo vi
Ý tưởng: Thông tin trên nền nhạc nhẹ nhàng. 

Silde 2:
Hướng dẫn học


Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng bài giảng.
Ý tưởng: Hướng dẫn để học sinh tự làm việc với bài giảng . 

Silde 3:
Mục tiêu bài học


Mục tiêu: Xác định mục tiêu đối với học sinh.
Ý tưởng: Lời đọc mục tiêu được đồng bộ với hiệu ứng xuất hiện các mục tiêu. 

Silde 4:
Nội dung chính của bài học


Mục tiêu: Giới thiệu các nội dung trọng tâm của bài học.
Ý tưởng: Lời đọc mục tiêu được đồng bộ với hiệu ứng xuất hiện các mục tiêu.

Silde 5:
Vào bài mới

Mục tiêu: Vào bài mới.
Ý tưởng: Thông qua một số hình ảnh của nước Mĩ để vào bài.
Kỹ thuật: Dựng video.

Silde 6:
Giới thiệu nước Mĩ


Mục tiêu: Thông tin địa lý của nước Mĩ.
Ý tưởng: Lời giảng được đồng bộ với các hiệu ứng xuất hiện các nội dung. 
Kỹ thuật: Dùng phần mềm PhotoScap tạo file động gồm các hình về nước Mĩ để giới thiệu vào bài.

Silde 7:
Bài 
tập 1


Mục tiêu: Xác định ba phần lãnh thổ nước Mĩ trên bản đồ thế giới.
Ý tưởng: Học sinh kích chuột trên bản đồ. Bài tập này vừa kiểm tra vừa là cơ sở để trình bày phần nguyên nhân.
Kỹ thuật: Sử dụng kiểu câu hỏi hotpos của Adobe Presenter

Silde 8:
Sửa bài 
tập 1


Mục tiêu: Giải bài tập 1 nếu.
Ý tưởng: Học sinh được hướng dẫn nếu chưa trả lời đúng bài tập 1 sau 2 lần trả lời.
Kỹ thuật: Sử dụng tùy chọn nếu trả lời đúng thì bỏ qua slide này của Adobe Presenter

Silde 9:
Nước Mĩ sau chiến tranh


Mục tiêu: Kinh tế Mĩ phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Ghi bài học.
Ý tưởng: Lời giảng được đồng bộ với sự xuất hiện văn bản và biểu đồ 
Có thông báo và dành thời gian để ghi bài. 

Silde 10:
Nguyên nhân phát triển


Mục tiêu: Các nguyên nhân giúp kinh tế Mĩ phát triển sau chiến tranh.
Ý tưởng: Có câu hỏi và dành thời gian để học sinh suy nghĩ về nguyên nhân. 

Silde 11:
Bài 
tập 2


Mục tiêu: Bài tập củng cố kiến thức kinh tế Mĩ phát triển sau chiến tranh.
Ý tưởng: Học sinh thực hành làm bài tập. 
Kỹ thuật: Sử dụng dạng bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng của Adobe Presenter.

Silde 12:
Kinh tế Mĩ suy giảm


Mục tiêu: Kinh tế Mĩ suy giảm ở thời gian tiếp sau.
Ý tưởng: Đặt câu hỏi và dành thời gian để học sinh nhận xét về nền kinh tế Mĩ dựa vào các số liệu và biểu đồ. Sau khi trình bày nội dung KT Mĩ suy giảm tiếp tục đặt câu hỏi nguyên nhân
Silde 13:
Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm.


Mục tiêu: Các nguyên nhân dẫn đến kinh tế Mĩ suy giảm.
Ý tưởng: Kết hợp kênh hình, kênh chữ đồng bộ với âm thanh để trình bày 4 nguyên nhân làm kinh tế Mĩ suy giảm. 

Silde 14:
Khoảng cách giàu nghèo ở Mĩ

Mục tiêu: Chênh lệch về sở hữu tài sản giữa giới chủ và người lao động ở Mĩ.
Ý tưởng: Xem viedeo trên mạng internet
Kỹ thuật: Sử dụng chức năng chèn video trực tiếp từ youtube của Adobe Presenter.

Silde 15:
Ghi bài


Mục tiêu: Ghi bài nội dung kinh tế Mĩ suy giảm.
Ý tưởng: Thông báo ghi bài, dành thời gian trên nền nhạc nhẹ nhàng. 

Silde 16:
Thành tựu KHKT


Mục tiêu: Các thành tựu KHKT của Mĩ
Ý tưởng: Thông báo nhanh nội dung các thành tựu KHKT bằng cách kết hợp kênh hình, kênh chữ đồng bộ với âm thanh.

Silde 17:
Bài tập 3


Mục tiêu: Bài tập củng cố nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm.
Ý tưởng: Học sinh thực hành làm bài tập.
Kỹ thuật: Sử dụng dạng bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng của Adobe Presenter

Silde 18:
Đối nội (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa)


Mục tiêu: Chính sách đối nội của Mĩ
Ý tưởng: Bên cạnh nội dung chính sách đối nội, mở rộng sang cuộc bầu cử tổng thống Mĩ.

Silde 19:
Đối nội


Mục tiêu: Chính sách đối nội của Mĩ.
Ý tưởng: Trình bày chính sách đối nội của Mĩ bằng cách kết hợp kênh hình, kênh chữ đồng bộ với âm thanh.

Silde 20:
Tôi có một giấc mơ

Mục tiêu: Phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Mĩ.
Ý tưởng: Học sinh xem một đoạn video (nguồn VTV1) về bài diễn văn của mục sư Luther King.

Silde 21:
Bài tập 4


Mục tiêu: Kiểm tra sự theo dõi và nắm nội dung khi xem video
Ý tưởng: Kết hợp liên môn Tiếng Anh. Biết dịch câu: “Tôi có một giấc mơ” thành “ I have a dream”
Kỹ thuật: Sử dụng kiểu câu hỏi ngắn của Adobe Presenter.

Silde 22:
Phong trà phản chiến.


Mục tiêu: Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ để phản đối chính sách đối ngoại của Mĩ.
Ý tưởng: Học sinh xem video 

Silde 23:
Ghi bài (đối nội)


Mục tiêu: Ghi bài nội dung chính sách đối nội của chính phủ Mĩ.
Ý tưởng: Thông báo ghi bài, dành thời gian trên nhạc nền.

Silde 24:
Bài tập 5


Mục tiêu: Nắm được hai Đảng thay nhau nắm quyền ở Mỹ.
Ý tưởng: Học sinh thực hành làm bài tập tương tác. 

Silde 25:
Bài thơ Ê Mi Ly con


Mục tiêu: Giới thiệu bài thơ hay Ê Mi Ly con của nhà thơ Tố Hữu. 
Ý tưởng: Liên môn Ngữ Văn giới thiệu bài thơ hay. Bước đầu giới thiệu nội dung chính sách đối ngoại.

Silde 26: Bài tập


Mục tiêu: Kiểm tra việc nắm nội dung bài thơ Ê Mi Ly
Ý tưởng: Học sinh thực hành làm bài tập tương tác.

Silde 27:
Đối ngoại.


Mục tiêu: Nội dung chính sách đối ngoại.
Ý tưởng: Nội dung chính sách đối ngoại được trình bày bằng kênh hình, kênh chữ được đồng bộ với âm thanh.

Silde 28:
Đối ngoại (ghi bài)


Mục tiêu: Ghi bài nội dung đối ngoại.
Ý tưởng: Thu gọn nội dung ghi bảng mục I để ghi bảng mục III.

Silde 29:
Bài tập


Mục tiêu: Chính sách đối ngoại của Mĩ: Chiến lược để thực hiện các mục đích.
Ý tưởng: Kéo chiến lược thả vào mục đích để ghép đôi.
Kỹ thuật: Dùng bài tập kiểu kéo thả của Adobe presenter

Silde 30:
Quan hệ Việt Mĩ


Mục tiêu: Mối quan hệ Việt Nam – Mĩ trong giai đoạn hiện nay.
Ý tưởng: Liên hệ nội dung bài giảng với nội dung thực tiễn.

Silde 31,32,
33,34:
Bài tập tổng kết bài giảng.


Mục tiêu: Bài tập củng cố kiến thức cuối bài.
Ý tưởng: Các nội dung bài tập tổng kết này cùng với các bài tập củng cố từng phần hoàn chỉnh kiến thức cần nắm.
Kỹ thuật: Sử dụng kiểu bài tập sắp xếp của Adobe Presenter.

Silde 35:
Bài tập tổng kết bài giảng.


Mục tiêu: Bài tập củng cố kiến thức cuối bài.
Ý tưởng: Học sinh làm bài tập mở rộng trên internet.
Kỹ thuật: Sử dụng chức năng chèn một liên kết của Adobe Presenter.

Silde 36:
Tổng kết


Mục tiêu: Tổng kết bài giảng.
Ý tưởng: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức của bài.
Kỹ thuật: Sử dụng phần mềm I mindmap tạo sơ đồ tư duy – Xuất dạng PowerPoint để ghép sang bài giảng.

Silde 37:
Hướng dẫn sau bài học


Mục tiêu: Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo sau bài học.
Ý tưởng: Tìm hiểu khắc sâu, mở rộng các nội dung đã học, chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Silde 38:
Tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng.


Mục tiêu:
Tài liệu tham khảo, tư liệu và phần mềm sử dụng để xây dựng bài giảng.
Ý tưởng: Kênh chữ trên nền nhạc.

III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết trình cho bài giảng Nước Mĩ. Bài giảng đã kết hợp thế mạnh về trình chiếu của phần mềm MS PowerPoint với tiện ích tạo bài giảng của Adobe Presenter. Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ khác giúp bài giảng phong phú, sinh động, là điều kiện để thực hiện các phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành làm bài tập nhằm chuyển tải nội dung bài học theo hướng tích cực đến học sinh.
e-Learning đáp ứng yêu cầu tự học, học tập mọi lúc, mọi nơi, xu hướng học tập suốt đời Tuy nhiên, e-Learning rất dễ sa vào thuyết trình, thụ động trong cách học. Phương thức sử dụng e-Learning hiệu quả nên là kết hợp e–Learning dạy học truyền thống. Học sinh sẽ tự học theo hình thức e-Learning tại nhà, thời gian trên lớp sẽ là thảo luận, thực hành (Mô hình lớp học ngược). 
e-Learning là nội dung mới và khó, để xây dựng một bài giảng giáo viên cần có kỹ năng công nghệ thông tin tốt, biết cách sử dụng nhiều phần mềm khác nhau. Sở GDĐT cần có kế hoạch tập huấn giáo viên về nội dung này.
Để bài giảng được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn! 
 	Quế Sơn, ngày 7 tháng 11 năm 2016
 	Người trình bày
 Nguyễn Thị Hồng Thuận

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_lich_su_lop_9_nuoc_mi_nguyen_thi_hong_thuan.doc