Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Sinh học - Phần: Di truyền và biến dị

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Sinh học - Phần: Di truyền và biến dị

Câu 1. Di truyền là hiện tượng:

A. Con sinh ra khác bố mẹ.

B. Con sinh ra mang nhiều điểm khác nhau.

C. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu.

D. Con sinh ra giống nhau.

Câu 2. Hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ, tổ tiên và khác nhau về nhiều chi tiết là:

A. Sinh sản B. Di truyền C. Sao chép D. Biến dị

Câu 3. Di truyền học là khoa học nghiên cứu:

A. Các biểu hiện của hiện tượng di truyền và biến dị.

B. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

C. Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

D. ADN và nhiễm sắc thể.

Câu 4. Hiện tượng di truyền và biến dị gắn liền với quá trình:

A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Nguyên phân D. Giảm phân

 

doc 30 trang Hoàng Giang 31/05/2022 7525
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Sinh học - Phần: Di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TUYỂN SINH VÀO 10
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
Câu 1. Di truyền là hiện tượng:
A. Con sinh ra khác bố mẹ.
B. Con sinh ra mang nhiều điểm khác nhau.
C. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu.
D. Con sinh ra giống nhau.
Câu 2. Hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ, tổ tiên và khác nhau về nhiều chi tiết là: 
A. Sinh sản	B. Di truyền	C. Sao chép	D. Biến dị
Câu 3. Di truyền học là khoa học nghiên cứu:
A. Các biểu hiện của hiện tượng di truyền và biến dị.
B. Cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
C. Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
D. ADN và nhiễm sắc thể.
Câu 4. Hiện tượng di truyền và biến dị gắn liền với quá trình:
A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Nguyên phân D. Giảm phân
Câu 5. Người đặt nền móng cho Di truyền học là:
A. Robert Hook (1635 - 1703). B. Paplop (1849 - 1936).
C. Grego Menđen (1822 - 1884). D. Moocgan (1866 - 1945). 
Câu 6. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (1822-1884) là:
A. Lai phân tích.	 B. Lai các cặp tính trạng.
C. Phân tích các thế hệ lai.	 D. Xét nghiệm tế bào.
Câu 7. Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
A. Sinh sản và phát triển mạnh. B. Tốc độ sinh trưởng nhanh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao. D. Có hoa đơn tính.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây của đậu Halan là không đúng?
A. Tự thụ phấn chặt chẽ
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau
C. Thời gian sinh trưởng khá dài
D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản
Câu 9. Theo quan điểm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. Một nhân tố di truyền quy định
B. Một cặp nhân tố di truyền quy định
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định
Câu 10. Đồng hợp tử là kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen tương ứng:
A. Nằm trên 2 cặp NST tương đồng. B. Giống nhau.
C. Khác nhau. D. Nằm trên 2 cặp NST không tương đồng.
Câu 11. Dị hợp tử là kiểu gen chứa ít nhất một cặp gen gồm 2 gen tương ứng:
A. Nằm trên 2 cặp NST tương đồng. B. Giống nhau.
C. Khác nhau. D. Nằm trên 2 cặp NST không tương đồng.
Câu 12. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
A. Cặp gen tương phản. B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản.
C. Hai cặp tính trạng tương phản. D. Cặp tính trạng tương phản.
Câu 13. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính. 
B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.
D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội.
Câu 14. Đặc điểm của của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh.
B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
C. Dễ gieo trồng.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 15. Trong sản xuất, để tránh sự phân ly tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất, năng suất của vật nuôi, cây trồng, nguời ta phải:
A. Xác định tính trạng lặn. B. Xác định tính trang trội.
C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. D. Chọn giống toàn tính trạng lặn.
Câu 16. Nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen là:
A. Các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ
B. Các tính trạng khác loại tổ hợp lại thành biến dị tổ hợp
C. Các cặp tính trạng di truyền độc lập
D. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 17. Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính là:
A. P: BB x bb B. P: BB x BB C. P: Bb x bb D. P: bb x bb.
Câu 18. Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có hai kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn là:
A. P: AA x AA B. P: aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa.
Câu 19. Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:
A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x Aa.
Câu 20. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình trội trong trường hợp tính trội là trội hoàn toàn là:
A. AA và aa B. Aa và aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa. 
Câu 21. Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích:
A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa.
Câu 22. Kiểu gen dưới đây được xem là đồng hợp:
A. AA và aa B. Aa C. AA và Aa D. AA, Aa và aa.
Câu 23. Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:
A. Có 1 kiểu hình. B. Có 2 kiểu hình. C. Có 3 kiểu hình. D. Có 4 kiểu hình.
Câu 24. Nếu tính trội là trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. Đồng tính về tính trạng trội. B. Đồng tính về tính trạng lặn.
C. 3 trội : 1 lặn. D. 1 trội : 1 lặn.
Câu 25. Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Qui luật đồng tính. B. Qui luật phân li.
C. Qui luật phân li và quy luật phân li độc lập. D. Qui luật phân li độc lập.
Câu 26. Phép lai phân tích là phép lai: 
A. Giữa các cá thể mang tính trạng trội với nhau
B. Giữa các cá thể mang tính trạng lặn với nhau
C. Giữa cá thể mang tính trạng trội đang cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
D. Giữa các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen dị hợp
Câu 27. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho P: Chó lông ngắn thuần chủng x lông dài. F1 thu được:
 A. 1 lông ngắn : 1 lông dài B. 3 lông ngắn : 1 lông dài
C. Toàn lông dài D. Toàn lông ngắn.
Câu 28. Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là:
A. TT x tt B. Tt x tt C. Tt x Tt D. TT x Tt.
Câu 29. Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1:1 trong trường hợp tính trội hoàn toàn là:
A. SS x SS B. Ss x SS C. SS x ss D. Ss x ss.
Câu 30. Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen.
Câu 31. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là:
A. Hạt vàng, vỏ trơn. B. Hạt vàng, vỏ nhăn.
C. Hạt xanh, vỏ trơn. D. Hạt xanh, vỏ nhăn.
Câu 32. Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:
A. Hạt vàng, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn
C. Hạt xanh, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn
Câu 33. Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:
A. 9: 3: 3 :1 B. 3: 1 C. 1: 1 D. 1: 1: 1: 1
Câu 34. Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng có ý nghĩa:
A. Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp B. Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp 
C. Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình D. Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình 
Câu 35. Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:
A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính 
C. Sinh sản sinh dưỡng D. Sinh sản nảy chồi 
 Câu 36. Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là:
A. AaBB B. Aabb C. AABb D. AAbb.
Câu 37. Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:
A. AaBb B. AaBB C. AABB D. aabb.
Câu 38. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
A. aaBb B. Aabb C. AABb D. AaBb.
Câu 39. Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:
A. P: AaBb x aabb B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb D. P: AaBb x aaBB.
Câu 40. Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab
C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB.
Câu 41. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố đều có mắt đen phải có kiểu gen như thế nào để con sinh ra có người mắt xanh?
A. Mẹ AA x Bố Aa 	B. Mẹ Aa x Bố Aa 
C. Mẹ Aa x Bố aa 	D. Mẹ aa x Bố aa.
Câu 42. Ở nguời, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có nguời mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen(AA) x bố mắt xanh(aa) B. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa)
C. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt xanh (aa)	 D. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (AA)
Câu 43. Trong các phép lai sau, phép lai cho tỉ lệ phân tính 1: 1 ở con lai F1 là:
A. P: Aa x aa
B. P: Aa x Aa
C. P: Aa x AA
D. P: AA x aa
Câu 44. Ở người, gen A quy định tính trạng mắt đen, gen a quy định tính trạng mắt xanh. Để chắc chắn sinh con mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen như thế nào?
A. Aa x Aa	C. Aa x aa
B. aa x aa	D. Aa x AA
Câu 45. Phép lai giữa hai kiểu gen P: Aa x Aa. Ở F1, kiểu hình trội chiếm tỉ lệ:
 A. 1.4	 B. 3.4	C. 1 D. 2.4
Câu 46. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích, thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:
A. Aa (quả đỏ) B. AA (quả đỏ) C. aa (quả vàng) D. Cả AA và Aa
Câu 47. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. Aa x Aa 	 B. Aa x aa 	 C. Aa x AA 	 D. aa x aa
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1. NST là cấu trúc có ở:
A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan
C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào.
Câu 2. Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng.
Câu 3. NST được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì chúng:
A. Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
B. Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
C. Điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào.
D. Điều hòa các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
 (Tương đương hỏi về chức năng của NST)
Câu 4. Bộ NST 2n = 48 là của loài:
A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người
Câu 5. Bộ NST 2n = 8 là của loài:
A. Bắp cải B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người.
Câu 6. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm cái gồm:
A.Hai cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp hình que
B. Một cặp hình chữ V, hai cặp hình hạt, một cặp hình que
C. Một cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, hai cặp hình que
D. Hai cặp hình chữ V, hai cặp hình hạt, một cặp hình que
Câu 7. Bộ NST đơn bội của ruồi giấm cái gồm:
A. Hai NST hình chữ V, một NST hình hạt, một NST hình que
B. Một NST hình chữ V, hai NST hình hạt, một NST hình que
C. Một NST hình chữ V, một NST hình hạt, hai NST hình que
D. Hai NST NST hình chữ V, hai NST hình hạt, một NST hình que
Câu 8. Bộ NST lưỡng bội của Người có số lượng NST là:
A. 44 B. 46 C. 48 D. 64.
Câu 9. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ảnh:
A. Mức độ tiến hóa của loài B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài
C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài D. Số lượng gen của mỗi loài.
Câu 10. Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội:
A. Hợp tử B. Giao tử C. Tế bào sinh dưỡng D. Cả A, B, C
Câu 11. Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính thường gồm:
A. Một chiếc B. Hai chiếc C. Ba chiếc D. Bốn chiếc.
Câu 12. Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi tại:
A. Kỳ trung gian B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa D. Kỳ sau.
Câu 13. Khi nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
A. Một crômatit B. Một NST đơn C. Một NST kép D. 2 crômatit.
Câu 14. Thành phần hoá học của mỗi cromatit bao gồm:
A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN 
C. Prôtêin loại histon và phân tử ADN D. Axit và bazơ.
Câu 15. NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền do nó có khả năng:
A. Biến đổi hình dạng B. Tự nhân đôi
C. Trao đổi chất D. Co, duỗi trong phân bào.
Câu 16. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:
A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. Luôn co ngắn lại D. Luôn luôn duỗi ra.	
Câu 17. Cặp NST tương đồng gồm:
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động
D.Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 18. Nguyên phân không diễn ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng 	B. Tế bào mầm sinh dục
C. Tế bào sinh dục chín 	D. Hợp tử
Câu 19. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau.
Câu 20. Trong nguyên phân, NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn diễn ra ở:
A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 21. Trong nguyên phân, các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại (tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào) diễn ra ở:
A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 22. Trong nguyên phân, mỗi NST kép tách tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào diễn ra ở:
A. Kì đầu B. Kì trung gian	C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 23. Kỳ giữa của nguyên phân, NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành:
A. 1 hàng B. 2 hàng C. 3 hàng D. 4 hàng.
Câu 24. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con 
C. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con
D. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con 
Câu 25. Từ một hợp tử của Ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 đợt thì tạo ra:
A. 2 tế bào con đều có bộ NST 2n = 8	 B. 4 tế bào con đều có bộ NST 2n = 8
C. 16 tế bào con đều có bộ NST 2n = 8	 D. 8 tế bào con đều có bộ NST 2n = 8
Câu 26. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng.
Câu 27. Nhận xét đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.
Câu 28. Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép.
Câu 29. Trong giảm phân, tự nhân đôi NST xảy ra ở:
A. Kì trung gian I B. Kì giữa I C. Kì trung gian II D. Kì giữa II.
Câu 30. Trong giảm phân, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo tại:
A. Kỳ đầu I B. Kỳ Đầu II C. Kỳ giữa I D. Kỳ giữa II.
Câu 31. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: 
A. Nhân đôi NST 
B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng
C. Phân li NST về hai cực của tế bào 
D. Co xoắn và tháo xoắn NST.
Câu 32. Kết quả của quá trình giảm phân là từ một tế bào mẹ 2n tạo ra:
A. 2 tế bào con đều có n NST 	B. 2 tế bào con đều có 2n NST 
C. 4 tế bào con đều có n NST 	D. 4 tế bào con đều có 2n NST 
Câu 33. Kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ của Ruồi giấm thu được:
A. 2 tế bào con đều có bộ NST n = 4	 B. 4 tế bào con đều có bộ NST n = 4
C. 16 tế bào con đều có bộ NST n = 4	 D. 8 tế bào con đều có bộ NST n = 4
Câu 34. Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại, tập trung thành 2 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hoạt động nói trên của NST xảy ra ở: 
A. Kì giữa của quá trình nguyên phân B. Kì giữa của quá trình giảm phân I
C. Kì giữa của quá trình giảm phân II C. Kì đầu của quá trình nguyên phân 
Câu 35. Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng
C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực.
Câu 36. Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:
A. Luôn luôn là một cặp tương đồng
B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng
C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính từng loài
D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.
Câu 37. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:
A. XX ở nữ và XY ở nam 
B. XX ở nam và XY ở nữ
C. Ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX 
D. Ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
Câu 38. Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:
A. Ruồi giấm 	B. Các động vật thuộc lớp Chim
C. Người D. Động vật có vú.
Câu 39. Chức năng của NST giới tính là:
A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào B. Nuôi dưỡng cơ thể 
C. Xác định giới tính D. Xác định giới tính và nuôi dưỡng cơ thể.
Câu 40. Ở người, thành ngữ “giới đồng giao tử” dùng để chỉ:
A. Người nữ 	B. Người nam 
C. Cả nam lẫn nữ 	D. Nam vào giai đoạn dậy thì.
Câu 41. Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là:
A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y 
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X
C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y 
D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.
Câu 42. Có thể sử dụng ..(A)...... tác động vào cá vàng cái giai đoạn còn non, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là:
A. Prôgesterôn B. Ơstrôngen C. Mêtyl testôstêrôn D. Ôxitôxin
Câu 43. Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng của loài tinh tinh (2n = 48) là:
A. 47 chiếc B. 24 chiếc C. 24 cặp D. 23 cặp 
Câu 44. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Moocgan (1866-1945) là:
A. Người.	B. Đậu Hà Lan.	C. Ruồi giấm.	D. Cà độc dược.
Câu 45. Nhận xét nào sau đây không đúng: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền, vì:
A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm 
B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị 
D. Có hình dạng đẹp hơn những loài ruồi khác.
Câu 46. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:
A. Đều có thân xám, cánh dài 
B. Đều có thân đen, cánh ngắn
C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn 
D. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài.
Câu 47. Điểm cơ bản trong cơ sở tế bào học của liên kết gen là:
A. Các gen trong bộ NST của một tế bào sinh dục có xu hướng liên kết trong giảm phân và thụ tinh
B. Các gen nằm trên một NST sẽ di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
C. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau sẽ di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
D. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau di truyền không phụ thuộc vào nhau.
Câu 48. Hiện tượng di truyền liên kết là do:
A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau
B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST 
C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân
D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 49. Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên:
A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng
C. Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập.
Câu 50. Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:
A. Làm tăng biến dị tổ hợp 
B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật 
C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp 
D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.
Câu 51. 1 hợp tử của một loài động vật nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hỏi số tế bào con tạo thành là bao nhiêu?
A. 2 tế bào B. 4 tế bào C. 8 tế bào D. 16 tế bào.
Câu 52. Có một số tinh bào bậc I tham gia giảm phân đã tạo ra 80 tinh trùng. Vậy số tinh bào bậc I đã tham gia giảm phân là:
A. 20
B. 30
C.40
D. 50
Câu 53. Có 5 noãn bào bậc 1 (tế bào sinh trứng) của thỏ giảm phân tạo trứng. Tính số lượng giao tử cái (trứng) hình thành cùng số lượng NST chứa trong các trứng nói trên? Biết 2n = 40 NST.
A. 20 trứng chứa 800 NST B. 20 trứng chứa 400 NST
C. 5 trứng chứa 200 NST D. 5 trứng chứa 100 NST.
Câu 54. Có 12 noãn bào bậc 1 của 1 cá thể ruồi giấm giảm phân tạo trứng. Tính số lượng nhiễm sắc thể nằm trong các thể cực bị tiêu biến? Biết 2n=8 NST.
A. 288 NST B. 144 NST C. 192 NST D. 48 NST.
Câu 55. Từ 100 noãn bào bậc I, theo nguyên tắc sẽ tạo ra bao nhiêu trứng?
A. 100 	B. 400 	C. 50 D. 25 
Câu 56. Từ 20 tinh bào bậc I, theo nguyên tắc sẽ tạo ra bao nhiêu tinh trùng?
A. 100 	B. 40 	C. 80 	 D. 60 
Câu 57. Một Ruồi giấm đực (2n = 8) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 64 	B. 32 	C. 16 	D. 8
Câu 58. Một Ruồi giấm cái (2n = 8) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 64 	B. 32 	C. 16 	 D. 8
CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN
Câu 1. Axit nuclêic là từ dùng chung để chỉ các cấu trúc:
A. Protein và axitamin	B. Protein và ADN.
C. ADN và ARN.	D. ARN và protein.
Câu 2. Tên gọi của phân tử ADN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic 	B. Axit nuclêic
C. Axit ribônuclêic 	D. Nuclêôtit
Câu 3. Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S 	 B. C, H, O, N, P
C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg 
Câu 4. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
A. Là một bào quan trong tế bào
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
D. Được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N và Ca.
Câu 5. Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic 
C. Axit amin D. Nuclêôtit
Câu 6. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là: (= tham gia cấu trúc của ADN có những loại Bazơ nitric nào?)
A. A, U, G, X B. A, T, G, X	C. A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu 7. Trong cấu trúc của 1 đoạn ADN, liên kết hidro không được hình thành giữa các loại nu nào?
A. A - T và T - A 	B. G - X và G - T 
C. X - G và T- A 	D. A - T và G - X 
Câu 8. Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Menđen 	B. Oatxơn và Cric 
C. Moocgan 	D. Menđen và Moocgan 
Câu 9. Chiều xoắn của phân tử ADN là:
A. Chiều từ trái sang phải B. Chiều từ phải qua trái 
C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau 
Câu 10. Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:
A. 20 A0 và 34 A0 B. 20 A0 và 3,4 A0 
C. 3,4 A0 và 34 A0 D. 3,4 A0 và 10 A0
Câu 11. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:
A. 20 cặp nuclêôtit B. 20 nuclêôtit C. 10 nuclêôtit D. 30 nuclêôtit 
Câu 12. Tính đa dạng của ADN chủ yếu do yếu tố nào quyết định:
A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN.
B. Tỉ lệ A+T.G+X
C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN.
D. Hàm lượng ADN trong tế bào
Câu 13. Theo nguyên tắc bổ sung thì trong phân tử ADN có:
A. A + X = T + G B. T + A = G + X
C. A + T + X = G + X+ A D. A + G + T = X + G + A
Câu 14. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối
Câu 15. Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN:
A. Tự sao ADN B. Tái bản ADN 
C. Sao chép ADN D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 16. Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là:
A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào
B. ADN nhân đôi theo nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Câu 17. Sự liên kết giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn của phân tử AND theo nguyên tắc:
A. Khuôn mẫu B. Đa phân C. Bổ sung 	D. Bán bảo toàn
Câu 18. Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định
B. Gen là 1 đoạn của nhiễm sắc thể
C. Gen bao gồm các nucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro.
D. Gen là 1 mạch của phân tử ADN có chức năng quan trọng trong di truyền.
Câu 19. Bản chất hóa học của gen là: 
A. ADN	B. ARN 	C. NST 	D. Prôtêin
Câu 20. Một đoạn mạch đơn ADN có trình tự nuceotit như sau: AGTXATXGT. Đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch trên là:
A. AXGATGAXT B. TXAGAAXGT
C. XATGXATAT D. TXAGTAGXA
Câu 21. 1 đoạn ADN có 3000 nu. Số nu loại A = 20% tổng số nu. Hỏi tỉ lệ và số lượng nu loại T của đoạn ADN trên là bao nhiêu?
A. 30% và 900 nu 	B. 20% và 600 nu 
C. 30% và 450 nu 	D. 20% và 300 nu
Câu 22. Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng: 
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 23. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. 2 Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ. 
B. 2 Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.
C. 2 Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ. 
D. 2 Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.
Câu 24. Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 25. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với:
A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn D. X mạch khuôn
Câu 26. Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với:
A. T của môi trường B. A của môi trường
C. G của môi trường D. X của môi trường
Câu 27. Chức năng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền 
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền 
D. Mang và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 28. Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic B. Axit photphoric
C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit
Câu 29. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là:
A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song
B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng
C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN
D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X
Câu 30. Đặc điểm khác biệt cơ bản của ARN so với phân tử ADN là:
A. Đại phân tử 	B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C. Chỉ có cấu trúc một mạch	D. Được tạo từ 4 loại đơn phân
Câu 31. Loại nuclêôtit có ở ARN và không có ở ADN là:
A. Ađênin B. Timin C. Uraxin D. Guanin
Câu 32. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là:
A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN
Câu 33. Chức năng của tARN là:
A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm
B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin
C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào
D. Tham gia cấu tạo màng tế bào
Câu 34. Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm là:
A. mARN B. tARN C. rARN D. ADN
Câu 35. Người ta phân chia 3 loại ARN dựa vào:
A. Hình thái B. Cấu tạo C. Kích thước D. Chức năng
Câu 36. Sự tổng hợp ARN xảy ra trong nguyên phân, vào giai đoạn:
A. Kỳ đầu (kỳ trước) B. Kỳ trung gian C. Kỳ sau D. Kỳ giữa
Câu 37. Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của:
A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ
Câu 38. Loại ARN sau đây có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. ARN vận chuyển B. ARN thông tin 
C. ARN ribôxôm D. Cả 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN.
Câu 39. Điều nào không đúng khi nói về sự giống nhau trong cấu tạo giữa ADN và ARN?
A. Đều cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P B. Đều có các đơn phân là nuclêôtit
C. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân D. Đều có liên kết Hiđrô
Câu 40. Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:
A. Axit nuclêic B. Nuclêic C. Axit amin D. Axit photphoric
Câu 41. Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 42. Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:
A. Một chuỗi axit amin xếp theo kiểu đặc trưng
B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo
C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại
D. Hai chuỗi axit amin
Câu 43. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 
C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 
Câu 44. Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và 2 
C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 3 và 4
Câu 45. Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây là thành phần cấu tạo của prôtêin?
A. Enzim B. Kháng thể C. Hoocmôn D. Cả enzim, kháng thể, hoocmon.
Câu 46. Nguyên liệu cấu trúc nên colagen, elastin, keratin trong tóc, da, móng, sừng có bản chất là:
A. ADN B. Prôtêin	C. ARN D. Nuclêic
Câu 47. Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:
A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN
C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 48. Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. Ribônuclêôtit B. Axitnuclêic C. Axit amin D. Các nuclêôtit
Câu 49. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp chuỗi axit amin:
A. mARN B. AND	C. tARN D. Riboxom
Câu 50. Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 51. Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là:
A. ADN và ARN B. Prôtêin C. ADN và prôtein D. ARN
Câu 52. Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng được viết theo sưo đồ sau: 
A. Gen (một đoạn ADN)àprotein àmARNàTính trạng
B. Gen (một đoạn ADN)àmARNàproteinàTính trạng
C. Gen (một đoạn ADN)àrARNàproteinàTính trạng
D. Gen (một đoạn ADN)àtARNàproteinàTính trạng 
Câu 53. Một chuỗi axit amin có 500 axit amin. Hỏi gen đã tổng hợp nên chuỗi axit amin đó có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 2400
B. 3000
C. 1000
1500
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
Câu 1. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng:
A. Có một cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
B. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về cấu trúc.
C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
D. Có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
Câu 2. Vì sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho bản thân sinh vật?
A. Vì hầu hết thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bị chết.
B. Vì thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều có kiểu hình không bình thường.
C. Vì khó gây đột biến nhân tạo.
D. Vì những biễn đổi cấu trúc nhiễm sắc thể đã làm thay đổi số lượng gen và cách sắp xếp các gen trên nó.
Câu 3. Thường biến có ý nghĩa:
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp 
 B. Giúp sinh vật phát triển tốt hơn 
C. Tạo ra nhiều kiểu gen 
 D. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống
Câu 4. Tỉ lệ trẻ mắc hội chứng Đao tăng lên trong trường hợp:
A. Tuổi người mẹ còn trẻ, đặc biệt khi tuổi dưới 35. 	
B. Tuổi người mẹ quá lớn, đặc biệt khi tuổi trên 35. 
C. Trẻ đồng sinh cừng trứng. 	
D. Tuổi người bố quá già, đặc biệt khi tuổi trên 35.
Câu 5. Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
A. Đột biến gen 	B. Đột biến NST	 C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến
Câu 6. Biến dị di truyền gồm:
A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến.
C. Thường biến. D. Biến dị tổ hợp và đột biến.
Câu 7. Đột biến là những biến đổi xảy ra ở: 
A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào
C. Tế bào chất	D. Phân tử ARN
Câu 8. Thể đột biến là:
A. Cơ thể mang đột biến ge

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_sinh_ho.doc