Chuyên đề bài tập môn Vật lý Lớp 9

Chuyên đề bài tập môn Vật lý Lớp 9

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I U).

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0).

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng đồ thị cho trước

Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện thế là U0 ta có thể thực hiện như sau:

- Từ giá trị U0 (trên trục hoành), vẽ đoạn thẳng song song với trục tung (trục cường độ dòng điện) cắt đồ thị tại M.

- Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành (trục hiệu điện thế) cắt trục tung tại điểm I0. Khi đó I0 chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm.

Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế.

 

docx 38 trang hapham91 11993
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ?
TRƯỜNG THPT ?
	----- @&? -----
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP
VẬT LÝ 9
(Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
E = mc2
	Họ và tên học sinh: 	
	Lớp: 	
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC
CHỦ ĐỀ 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U).
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0).
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng đồ thị cho trước
Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện thế là U0 ta có thể thực hiện như sau:
- Từ giá trị U0 (trên trục hoành), vẽ đoạn thẳng song song với trục tung (trục cường độ dòng điện) cắt đồ thị tại M.
- Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành (trục hiệu điện thế) cắt trục tung tại điểm I0. Khi đó I0 chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm.
Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Hướng dẫn giải:
Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó
→ Đáp án A
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm	B. không thay đổi
C. giảm bấy nhiêu lần	D. tăng bấy nhiêu lần
Hướng dẫn giải:
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần
→ Đáp án C
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần	B. Tăng 3 lần	C. Không thay đổi	D. Tăng 1,5 lần
Hướng dẫn giải:
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này tăng 3 lần
→ Đáp án B
Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?
A. Cả hai kết quả đều đúng	
B. Cả hai kết quả đều sai
C. Kết quả của b đúng	
D. Kết quả của a đúng
Hướng dẫn giải:
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0)
→ Đáp án C
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. 0,5A	B. 1,5A	C. 1A	D. 2A
Hướng dẫn giải:
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên
→ Đáp án B
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
A. 4V	B. 2V	C. 8V	D. 4000V
Hướng dẫn giải:
Lúc chưa giảm thì hiệu điện thế gấp 12/0,006 =2000 lần cường độ dòng điện nên sau khi giảm ta thấy cường độ dòng điện còn 2 mA. Vậy hiệu điện thế lúc đó sẽ là: U = 2000.0,002 = 4V
→ Đáp án A
Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?
A. 1,5 lần	B. 3 lần	C. 2,5 lần	D. 2 lần
Hướng dẫn giải:
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên
→ Đáp án C
Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75A?
A. 6V	B. 2V	C. 8V	D. 4V
Hướng dẫn giải:
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên
Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là 10 – 6 = 4V
→ Đáp án D
Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 18V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,2A. Muốn cường độ dòng điện qua nó tăng thêm 0,3A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 45V	B. 20V	C. 80V	D. 40V
Hướng dẫn giải:
Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn là 45V
→ Đáp án A
Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ở hình vẽ.
Hãy chọn các giá trị thích hợp để điền vào các ô trống trong bảng sau:
U (V)
0
5
18
25
I (A)
0,24
0,4
0,64
A. 
U (V)
0
5
12
18
20
25
32
I (A)
0
0,1
0,24
0,36
0,4
0,5
0,64
B. 
U (V)
0
5
12
18
20
25
30
I (A)
0
0,1
0,24
0,36
0,4
0,5
0,64
C. 
U (V)
0
5
12
18
20
25
36
I (A)
0
0,1
0,24
0,36
0,4
0,5
0,64
D. 
U (V)
0
5
12
18
20
25
40
I (A)
0
0,1
0,24
0,36
0,4
0,5
0,64
Hướng dẫn giải:
Căn cứ vào đồ thị, khi U0 = 0V thì U5 = 25V và I5 = 0,5A 
Ta có:
Vậy giá trị của các ô trống được điền vào trong bảng sau:
U (V)
0
5
12
18
20
25
32
I (A)
0
0,1
0,24
0,36
0,4
0,5
0,64
→ Đáp án A
CHỦ ĐỀ 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Điện trở của dây dẫn
a) Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số U/I có giá trị không đổi.
- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số U/I có giá trị khác nhau.
b) Điện trở
- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)
Các đơn vị khác:
+ Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000
+ Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000
- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
- Công thức xác định điện trở dây dẫn: R= U/I
Trong đó: R là điện trở (Ω); U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A)
2. Định luật Ôm
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Hệ thức biểu diễn định luật: I = U/R
Trong đó: R là điện trở (Ω); U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A)
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Thiết lập mạch điện như hình vẽ.
- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.
- Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.
- Tính UR/IR ta xác định được giá trị R cần tìm.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Nội dung định luật Ôm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Hướng dẫn giải:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
→ Đáp án C
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
 . của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở	B. Chiều dài	C. Cường độ	D. Hiệu điện thế
Hướng dẫn giải:
Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt
→ Đáp án A
Biểu thức đúng của định luật Ôm là:
A. I = R/U	B. I = U/R	C. U = I/R	D. U = R/I
Hướng dẫn giải:
Biểu thức đúng của định luật Ôm là: I = U/R
→ Đáp án B
Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
A. 1500V	B. 15V	C. 60V	D. 6V
Hướng dẫn giải:
Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V
→ Đáp án B
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?
A. Ôm	B. Oát	C. Vôn	D. Ampe
Hướng dẫn giải:
Ôm là đơn vị của điện trở
→ Đáp án A
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A	B. 1,5A	C. 2A	D. 2,5A
Hướng dẫn giải:
Điện trở dây dẫn: R = U/I = 12/0,5 = 24Ω
Cường độ dòng điện: I’ = U’/R = 36/24 = 1,5A 
→ Đáp án B
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V	B. tăng 3V	C. giảm 3V	D. giảm 2V
Hướng dẫn giải:
Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn: R = U/I = 12/1,2 = 10Ω 
Khi tăng thêm cường độ dòng điện là I’ = 1,5A thì U’ = 1,5.10 = 15V 
Vậy ta phải tăng U thêm ΔU = U’ – U = 15 – 12 = 3V 
→ Đáp án B
Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
A. 0,3A	B. 0,4A	C. 0,5A	D. 0,2A
Hướng dẫn giải:
Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:
Khi giảm hiệu điện thế: 
Vậy cường độ dòng điện:
→ Đáp án D
Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai? Tại sao?
A. bạn A đúng	B. bạn B đúng	C. hai bạn đều đúng	D. hai bạn đều sai
Hướng dẫn giải:
Theo định luật Ôm, cường độ dòng điện qua các điện trở được tính theo công thức:
⇒ Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 4 lần ⇒ Hai bạn đều sai
→ Đáp án D
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.
A. R1 = 2R2	
B. R1 = 2,5R2	
C. R1 = 5R2	
D. R1 = 5,2R2
Hướng dẫn giải:
Khi K1 và K2 đều đóng:
→ Đáp án B
CHỦ ĐỀ 3. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
CHỦ ĐỀ 4. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp
- Đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp được biểu diễn như hình vẽ:
 Trong đó: R1, R2,...,Rn là các điện trở; UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch; U1, U2,...,Un lần lượt là hiệu điện thế trên mỗi điện trở; I1, I2,...,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở; IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính
+ Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở: IAB = I1 = I2 = ... = In
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: UAB = U1 + U2 + ... + Un
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: U1/U2 = R1R2
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch gồm nhiều điện trở là một điện trở có thể thay thế cho các điện trở đó, sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần.
Với đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2 +...+ Rn
3. Ứng dụng thực tế
Dãy đèn trang trí gồm nhiều bóng đèn sợi đốt nhỏ mắc nối tiếp nhau. Trong dãy đèn trang trí có một bóng đèn gọi là bóng chớp. Trong bóng đèn này có gắn một băng kép (thanh lưỡng kim nhiệt). Băng kép này tạo thành một công tắc nhiệt C. Ban đầu công tắc này đóng nên khi nối dây đèn vào nguồn điện, dòng điện đi qua dây đèn khiến các đèn trong dãy sáng. Đèn sáng lên sẽ khiến công tắc C ngắt mạch. Do các đèn mắc nối tiếp nên các đèn trong dãy đều tắt. Sau đó đèn nguội đi, công tắc C lại đóng mạch và các đèn lại sáng lên. Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại khiến dãy đèn nháy tắt liên tục.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:
A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
Hướng dẫn giải:
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
→ Đáp án B
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. I = I1 = I2	B. I = I1 + I2	C. I ≠ I1 = I2	D. I1 ≠ I2
Hướng dẫn giải:
Biểu thức đúng: I = I1 = I2
→ Đáp án A
Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
Hướng dẫn giải:
Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh ⇒ không phải mạch nối tiếp
→ Đáp án A
Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?
A. RAB = R1 + R2	B. IAB = I1 = I2	C. U1/U2 =R2/R1	D. UAB = U1 + U2
Hướng dẫn giải:
Hệ thức không đúng U1/U2 =R2/R1
→ Đáp án C
Ba điện trở có các giá trị là 10Ω, 20Ω, 30Ω. Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?
A. Chỉ có 1 cách mắc	B. Có 2 cách mắc	C. Có 3 cách mắc	D. Không thể mắc được
Hướng dẫn giải:
Điện trở của đoạn mạch là: Rtđ = U/I = 12/0,4 = 30Ω 
⇒ Có 3 cách mắc các điện trở đó vào mạch:
Cách1: Chỉ mắc điện trở R = 30Ω trong đoạn mạch
Cách 2: Mắc hai điện trở R = 10Ω và R = 20Ω nối tiếp nhau trong đoạn mạch.
Cách 3: Mắc ba điện trở R = 10Ω nối tiếp nhau.
→ Đáp án C
Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là:
A. 10V	B. 11V	C. 12V	D. 13V
Hướng dẫn giải:
Điện trở mạch: R = R1 + R2 + R3 = 2 + 5 + 3 = 10Ω
Hiệu điện thế hai đầu mạch là: U = I.R = 1,2.10 = 12V
→ Đáp án C
Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15 Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
A. 2A	B. 2,5A	C. 4A	D. 0,4A
Hướng dẫn giải:
Ta có R2 = 3R1 = 3.15 = 45 Ω
Điện trở mạch là: R = R1 + R2 = 15 + 45 = 60 Ω
Cường độ dòng điện là: I = U/R = 120/60 =2A
→ Đáp án A
Hai điện trở R1 = 15, R2 = 30 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch. Phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch một điện trở R3 bằng bao nhiêu để điện trở tương đương của đoạn mạch là 55?
A. 10Ω	B. 11Ω	C. 12Ω	D. 13Ω
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương: 
Khi mắc nối tiếp thêm điện trở R3 thì điện trở tương đương của mạch là:
→ Đáp án A
Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch. Biết R1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 54V. Tính R1 và R2.
A. 20Ω và 10Ω	B. 20Ω và 11Ω	C. 12Ω và 20Ω 	D. 13Ω và 20Ω
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Mặt khác:
→ Đáp án A
Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 3Ω , R2 = 8Ω , điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V.
a) Cho R3 = 7 Ω . Tính cường độ dòng điện trong mạch.
A. 2A	B. 2,5A	C. 4A	D. 0,4A
b) Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi hai lần so với ban đầu. Tính giá trị của R’ khi đó.
A. 10Ω	B. 20Ω	C. 25Ω	D. 15Ω
Hướng dẫn giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: R123 = R1 + R2 + R3 = 3 + 8 + 7 = 18Ω
Cường độ dòng điện trong mạch: I = UAB/R123 = 36/18 = 2A
→ Đáp án A
b) Vì cường độ dòng điện giảm 2 lần nên điện trở tương đương tăng 2 lần.
Ta có: R1 + R2 + R’ = 2.R123 = 36 ⇒ R’ = 36 – 3 – 8 = 25Ω
→ Đáp án C
CHỦ ĐỀ 5. ĐOẠN MẠCH SONG SONG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song
- Đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song được biểu diễn như hình vẽ:
Trong đó: R1, R2,...,Rn là các điện trở; UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch; I1, I2,...,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở; IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các đoạn mạch rẽ: IAB = I1 + I2 +...+ In
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: UAB = U1 = U2 = ... = Un
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I1/I2 = R2/R1
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => Rtđ = R1.R2/(R1 + R2)
Mở rộng với đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + + 1/Rn
3. Liên hệ thực tế
 Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngoài trời thường không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này mà không bị điện giật chết ⇒ Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc song song với đoạn dây điện giữa hai chân chim. Do điện trở Rc của cơ thể chim lớn hơn rất nhiều so với điện trở Rđ của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim nên cường độ dòng điện qua cơ thể chim rất nhỏ và không gây tác hại đến chim.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2	B. U = U1 + U2	C. U ≠ U1 = U2	D. U1 ≠ U2
Hướng dẫn giải:
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ
→ Đáp án A
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Hướng dẫn giải:
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ
→ Đáp án B
Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
A. 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2	B. Rtđ = R1.R2/(R1 - R2)	C. Rtđ = R1 + R2	D. Rtđ = R1 - R2
Hướng dẫn giải:
Biểu thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
→ Đáp án A
Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. RAB = R1 + R2	B. IAB = I1 = I2	C. I1/I2 = R2/R1	D. UAB = U1 + U2
Hướng dẫn giải:
→ Đáp án C
Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
A. 10 Ω	B. 12 Ω	C. 15 Ω	D. 13 Ω
Hướng dẫn giải:
Ta có:
→ Đáp án B
Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω, I = 0,6A	B. R = 9 Ω, I = 1A	C. R = 2 Ω, I = 1A	D. R = 2 Ω, I = 3A
Hướng dẫn giải:
Điện trở mắc song song nên 
Cường độ dòng điện: 
→ Đáp án D
Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V	B. 10V	C. 30V	D. 25V
Hướng dẫn giải:
Vì R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A nên I2 = 1A
Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: U = U1 = U2 = R2.I2 = 10.1 = 10V
→ Đáp án B
Ba điện trở R1, R2, R3 được mắc song song vào hai điểm A và B. Biết cường độ dòng điện qua R2 là 0,6A và R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω. Tính cường độ dòng điện qua R1, R3 và qua mạch chính.
A. 0,9A; 0,3A và 1,8A	B. 0,9A; 0,3A và 1,5A	C. 0,5A; 0,3A và 1,8A	D. 0,9A; 0,5A và 1,8A
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và mỗi điện trở:
Cường độ dòng điện qua mạch chính:
Mặt khác:
Từ (1) và (2)
→ Đáp án B
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 2.R2 = 3R3, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 48V. Biết ampe kế chỉ 1,6A. Tính R1, R2, R3 lần lượt là
A. 180Ω; 90Ω và 60Ω	
B. 80Ω; 90Ω và 60Ω	
C. 180Ω; 90Ω và 80Ω	
D. 180Ω; 90Ω và 50Ω 
Hướng dẫn giải:
→ Đáp án A
Một đoạn dây dẫn có điện trở 100 Ω , đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế có giá trị không đổi U = 36V.
a) Tính cường độ dòng điện qua đoạn dây.
A. 0,36A	B. 0,9A	C. 0,5A	D. 1,8A
b) Muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,5A thì ta có thể làm:
- Cắt đoạn dây trên bỏ bớt đi một phần và tính điện trở của phần cắt bớt bỏ đó.
- Cắt đoạn dây dẫn trên thành hai đoạn, mỗi đoạn có điện trở là R1 và R2 (R1 > R2), sau đó ghép chúng lại song song với nhau rồi đặt chúng vào hiệu điện thế nói trên. Tính R1 và R2.
A. R1 = 80Ω, R2 = 60Ω	B. R1 = 40Ω, R2 = 60Ω	C. R1 = 60Ω, R2 = 80Ω	D. R1 = 60Ω, R2 = 40Ω
Hướng dẫn giải:
a) Cường độ dòng điện qua đoạn dây:
→ Đáp án A
b) Khi cường độ dòng điện là 1,5A thì điện trở của mạch khi đó là:
Điện trở phần đoạn dây bị cắt bỏ là:
Vì mắc song song nên điện trở tương đương của mạch là:
Ta có hệ phương trình: 
→ Đáp án D
CHỦ ĐỀ 6. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp
Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp:
- Cường độ dòng điện: IAB = I1 = I2 = ... = In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + ... + Un
- Điện trở tương đương: RAB = R1 + R2 + ... + Rn
2. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song
Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc song song:
- Cường độ dòng điện: IAB = I1 + I2 + ... + In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: UAB = U1 + U2 + ... + Un
- Điện trở tương đương:
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp
 Chia đoạn mạch mắc hỗn hợp thành nhiều đoạn mạch nhỏ sao cho trong mỗi đoạn nhỏ đó chỉ có một cách mắc. Sau đó áp dụng định luật Ôm cho từng đoạn mạch để tìm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở theo yêu cầu của đề bài.
 Ví dụ: Đoạn mạch mắc hỗn họp đơn giản
 Xét đoạn mạch AB. Ta chia AB thành 2 đoạn AC nối tiếp với CB.
 + Cường độ dòng điện: I1 = I2 + I3; 
 + Hiệu điện thế:
 UCB = U2 = U3; UAC = U1
 UAB = UAC + UCB = U1 + U2 = U1 + U3
 + Điện trở tương đương của đoạn CB:
 + Điện trở tương đương của toàn mạch:
2. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm P, Q bất kỳ trên mạch điện
- Nếu P, Q cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = IPQ.RPQ
- Nếu P, Q không cùng nằm trên một mạch rẽ: UPQ = UPM + UMQ
 Với M là một điểm cùng nằm trên đoạn mạch rẽ chứa P, chứa Q.
 Ví dụ: Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điểm C, D ở hình vẽ:
- Tính U1 và U3
- Tính UCD = UCA + UAD
 Với UCA = - UAC = - U1
 UAD = U3
 Vậy UCD = U3 – U1
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω , trong đó các điện trở R1 = 7 Ω ; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9 Ω
B. 5Ω
C. 15 Ω
D. 4 Ω
Hướng dẫn giải:
Ta thấy R1 nt (R2 // Rx)
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
→ Đáp án D
Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?
A. 45V	B. 60V	C. 93V	D. 150V
Hướng dẫn giải:
3 điện trở mắc nối tiếp với nhau nên I = I1 = I2 = I3 = 2A (lấy giá trị nhỏ nhất vì nếu lấy giá trị lớn hơn thì điện trở bị hỏng).
Theo định luật Ôm, hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch là:
U = I.R = I.(R1 + R2 + R3) = 2.(6 + 9 + 15) = 60V
→ Đáp án B
Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.
b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1 và R2.
A. Rtđ = 10 Ω, R1 = 4V, R2 = 6 Ω	B. Rtđ = 10Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
C. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 4V, R2 = 6 Ω	D. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
Hướng dẫn giải:
a) Theo định luật Ôm ta có điện trở tương đương của đoạn mạch là: 
b) Mạch điện mắc song song nên
→ Đáp án A
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Trong đó điện trở R1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.
A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A
B. I2 = 3A; I3 = 1A
C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A
D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A
Hướng dẫn giải:
Ta thấy I1 = I23= 0,4A
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
Hiệu điện thế của mạch là:
Cường độ dòng điện qua điện trở R2:
Cường độ dòng điện qua điện trở R3:
→ Đáp án D
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Trong đó có các điện trở R1 = 9Ω , R2 = 15Ω , R3 = 10Ω . Dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3 = 0,3A. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
A. 6,5V
B. 2,5V
C. 7,5 V
D. 5,5V
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương của R2 và R3 là:
Hiệu điện thế giữa hai đầu R3 là:
Cường độ dòng điện qua R2 là:
Cường độ dòng điện qua R1 là:
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là:
→ Đáp án C
Cho mạch điện như hình vẽ: Hiệu điện thế đặt vào hai điểm A, B là UAB = 30V, các điện trở R1 = 10Ω, R2 = 30Ω, R3 = 10Ω, R4 = 30Ω, R5 = 50Ω. Tìm cường độ dòng điện chạy qua R5.
A. 4A	
B. 0A	
C. 9A	
D. 2A
Hướng dẫn giải:
Ta có:
Theo sơ đồ: 
Theo đề bài:
Từ (1) và (2)⇒ UMN = 0 ⇒ Cường độ dòng điện chạy qua R5 = 0
→ Đáp án B
Cho mạch điện như hình vẽ:
Trong đó R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 4 Ω, R4 = 10 Ω. Hiệu điện thế UAB = 28V.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
A. 6Ω	B. 5Ω	C. 8Ω	D. 7Ω
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
Điện trở tương đương của mạch: 
→ Đáp án D
Từ hai loại điện trở R1 = 1Ω , R2 = 4Ω . Hãy chọn và mắc thành một mạch điện nối tiếp để khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 32,5V thì dòng điện qua mạch là 2,5A. Số phương án là
A. 6	B. 5	C. 7	D. 4
Hướng dẫn giải:
Điện trở của mạch: 
Gọi x và y là số điện trở loại 1 Ω và 4 Ω mắc vào mạch
Ta có: x + 4y = 13 ⇒ x = 13 – 4y
Với x, y là các số nguyên dương và x ≤ 13 , y < 4
Lập bảng ta có 4 phương án mắc mạch điện với số các điện trở như sau:
x
13
9
5
1
y
0
1
2
3
→ Đáp án D
Cho mạch điện như hình vẽ
Biết Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 60V. R1 = 9Ω, R2 = 15Ω, R3 = 10Ω, R4 = 18. Tính hiệu điện thế UNM
A. 6V	B. 5V	C. 7V	D. 4V
Hướng dẫn giải:
Ta có
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1 và R2:
Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R3 và R4:
Ta có
Hiệu điện thế
UNM = UNB + UBM = UNB – UBM = 36 – 32 = 4V
→ Đáp án D
Cho mạch điện như hình vẽ
Biết R1 = 8 Ω, R2 = 12 Ω, R3 = 4 Ω, Rx có thể thay đổi được. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 48V. Biết cường độ dòng điện trong hai nhánh rẽ bằng nhau. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó.
A. 6V	B. 5V	C. 7V	D. 4V
Hướng dẫn giải:
Muốn cường độ dòng điện trong hai nhánh rẽ bằng nhau thì điện trở tương đương của hai nhánh phải bằng nhau:
Ta có: R1 + R2 = R3 + Rx => Rx = R1 + R2 – R3 = 8 + 12 – 4 = 16 Ω
Điện trở tương đương của mạch:
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
CHỦ ĐỀ 7. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau
 Điểm khác nhau giữa các cuộn dây:
 + Vật liệu
 + Chiều dài
 + Tiết diện
 ⇒ Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến điện trở của dây: Vật liệu, chiều dài và tiết diện.
2. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
 Để xác định điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây thì thay đổi chiều dài của dây dẫn, tiết diện dây và vật liệu làm dây dẫn phải như nhau (giữ nguyên).
 ⇒ Kết quả: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây: R1/R2 = l1/l2
3. Liên hệ thực tế
- Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_mon_vat_ly_lop_9.docx