Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Lê Trọng Hiếu

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Lê Trọng Hiếu

A. Trắc nghiệm (0,25 × 30 = 7,5 điểm)

Câu 1: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

A. Quỳ tím. B. Zn. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch BaCl2.

Câu 2: Chất nào sau đây gây ô nhiễm và mưa axit:

A. Khí O2. B. Khí SO2. C. Khí CO2. D. Khí H2.

Câu 3: Chất nào sau đây còn có tên gọi là vôi tôi?

A. CaO B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. CaSO4

Câu 4: Các khí ẩm nào dưới đây được làm khô bằng CaO?

A. H2; O2; N2. B. H2; CO2; N2. C. H2; O2; SO2. D. CO2; SO2; HCl.

Câu 5: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A. Fe, CaO, MgCl2. B. Cu, Na2SO3, NaOH. C. Mg, CuO, Ag. D. Zn, BaO, NaOH.

Câu 6: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch axit clohiđric sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí, cháy trong không khí với nhọn lửa màu xanh nhạt:

A. BaCO3 B. Zn C. K2SO3 D. Ag

Câu 7: Oxit axit là:

A. Hợp chất với tất cả kim loại và oxi.

B. Những oxit tác dụng được với axit tạo thành muối và nước.

C. Hợp chất của tất cả các phi kim và oxi.

D. Những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo muối và nước.

Câu 8: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí sunfurơ trong công nghiệp.

A. Phân hủy canxi sunfat ở nhiệt độ cao.

B. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi.

C. Cho đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng.

D. Cho muối natri sunfit tác dụng với axit clohiđric.

Câu 9: Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch có pH <>

A. KOH B. KNO3 C. SO3 D. CaO

Câu 10: Để trung hòa 11,2 gam KOH 20%, thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit H2SO4 35%?

A. 22,4 gam B. 2,8 gam C. 5,6 gam D. 11,2 gam

Câu 11: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn H2SO4 và Na2SO4, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:

A. HCl B. Giấy quỳ tím C. NaOH D. BaCl2

 

doc 4 trang hapham91 11300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Lê Trọng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH KIỀU
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: HÓA HỌC - Lớp 9
Học sinh không được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. 
• Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. 
• Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khi sinh ra không tan trong nước.
A. Trắc nghiệm (0,25 × 30 = 7,5 điểm)
Câu 1: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Quỳ tím.	B. Zn.	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch BaCl2.
Câu 2: Chất nào sau đây gây ô nhiễm và mưa axit: 
A. Khí O2.	B. Khí SO2.	C. Khí CO2.	D. Khí H2.
Câu 3: Chất nào sau đây còn có tên gọi là vôi tôi?
A. CaO	B. Ca(OH)2	C. CaCO3 	D. CaSO4 
Câu 4: Các khí ẩm nào dưới đây được làm khô bằng CaO?
A. H2; O2; N2.	B. H2; CO2; N2.	C. H2; O2; SO2. 	D. CO2; SO2; HCl.
Câu 5: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Fe, CaO, MgCl2.	B. Cu, Na2SO3, NaOH.	C. Mg, CuO, Ag.	D. Zn, BaO, NaOH.
Câu 6: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch axit clohiđric sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí, cháy trong không khí với nhọn lửa màu xanh nhạt:
A. BaCO3	B. Zn	C. K2SO3 	D. Ag 
Câu 7: Oxit axit là:
A. Hợp chất với tất cả kim loại và oxi.	
B. Những oxit tác dụng được với axit tạo thành muối và nước.
C. Hợp chất của tất cả các phi kim và oxi.
D. Những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo muối và nước. 
Câu 8: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí sunfurơ trong công nghiệp.
A. Phân hủy canxi sunfat ở nhiệt độ cao.	
B. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi.
C. Cho đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng. 	
D. Cho muối natri sunfit tác dụng với axit clohiđric. 
Câu 9: Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch có pH < 7?
A. KOH	B. KNO3	C. SO3	D. CaO
Câu 10: Để trung hòa 11,2 gam KOH 20%, thì cần lấy bao nhiêu gam dung dịch axit H2SO4 35%?
A. 22,4 gam	B. 2,8 gam 	C. 5,6 gam	D. 11,2 gam
Câu 11: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn H2SO4 và Na2SO4, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:
A. HCl 	B. Giấy quỳ tím C. NaOH 	D. BaCl2
Câu 12: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh; nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi. 
B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.
C. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn, rồi chuyển sanh màu đỏ. 
D. Màu xanh đậm thêm dần. 
Câu 13: Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch.
A. KCl và NaNO3. 	B. KOH và HCl 	C. Na2CO3 và CaCl2	D. HCl và AgNO3.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CaCO3 CaO + CO2. 	B. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
C. MgCO3 MgO + CO2. 	D. Na2CO3 Na2O + CO2.
Câu 15: Khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất:
A. Dung dịch H2SO4 loãng 	B. Dung dịch CuSO4	 
C. Dung dịch Ca(OH)2	 	D. Nước
Câu 16: Cho dung dịch chứa m gam NaOH vào dung dịch chứa m gam HCl, dung dịch sau phản ứng làm quì tím
A. hóa đỏ. 	B. hóa xanh. 	C. không đổi màu. 	D. mất màu.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3, thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
(b) Cho một ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm, rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm, thấy Cu(OH)2 tan dần, dung dịch thu được có màu vàng nâu.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 18: Chất nào sau đây còn có tên gọi là xút ăn da?
A. Ba(OH)2	B. NaOH	C. HCl 	D. H2SO4 
Câu 19: Dãy chất nào dưới đây đều tác dụng được với nước: 
A. CuO; CaO; Na2O; CO2.	B. BaO; K2O; SO2; CO2.
C. MgO; Na2O; SO2; CO2.	D. NO; P2O5 ; K2O; CaO.
Câu 20: Chất nào sau đây cung cấp đạm cho cây trồng?
A. KCl	B. NH4NO3	C. Ca(H2PO4)2 	D. K2SO4
Câu 21: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3 	B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2 
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2 	D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH 
Câu 22: Khi pha loãng H2SO4 đặc cần phải:
A. Rót từ từ nước vào lọ đựng sẵn H2SO4 đặc.	B. Rót từ từ H2SO4 đặc vào lọ đựng sẵn nước.
C. Trộn lẫn đồng thời nước và H2SO4 đặc.	D. Cho thật nhanh H2SO4 đặc vào lọ đựng sẵn nước. 
Câu 23: Có 3 chất rắn màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Chỉ dùng quì tím.	B. Chỉ dùng axit.	
C. Chỉ dùng phenolphtalein.	D. Chỉ dùng nước.
Câu 24: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là:
A. 4,00 %.	B. 2,00 %.	C. 4,13 %.	D. 3,10 %
Câu 25: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là:
A. SO2 	B. CO2 	C. O2 	D. N2
Câu 26: Cho 11,07 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl đặc. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,048 lít khí hiđro và dung dịch Y có chứa axit. Phần trăm (%) theo khối lượng của Cu trong X gần nhất với:
A. 21,95.	B. 78,05. 	C. 56,10. 	D. 43,90. 
Câu 27: Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:
A. Màu đỏ 	B. Màu xanh 	C. Không màu. 	D. Không đổi màu.
Câu 28: Cho phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là:
A. H2SO4 và BaSO4 	B. HCl và BaCl2 	C. H2SO4 và BaCl2 	D. H3PO4 và Ba3(PO4)2
Câu 29: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào cốc chứa đường, hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.	B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.	C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.	D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Câu 30: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl 	B. Nước vôi trong 	C. Dung dịch HCl 	D. Dung dịch NaNO3
B. Tự luận (2,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học, nhận biết 4 dung dịch sau: HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn. Giấy quì tím + AgNO3
Câu 2 (1,0 điểm): Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X. 20% và 80%. 
Câu 3 (1,0 điểm): Cho 6,5 gam Zn tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam dung dịch H2SO4 20%. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được. mZnSO4 = 0,1 x 161 = 16,1 gam, mdd = 6,5 + 58,8 – 0,1 x 2 = 65,1 gam. C% = 24,73%.	
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_le_trong_hieu.doc