Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Đề 13 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT huyện Đức Phổ (có đáp án)

Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Đề 13 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT huyện Đức Phổ (có đáp án)

Câu 1: (3,5 điểm)

1. Chọn các chất A, B, C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá sau:

A

B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B C

C

2. Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế các chất: FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3. Ghi rõ điều kiện (nếu có).

Câu 2: (2,0 điểm) Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với dung dịch BaCl2, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. B tác dụng với dung dịch KOH tạo kết tủa E. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.

Câu 3: (3,5 điểm)

1. Chỉ được dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, MgCl2, Ba(NO3)2, K2SO3, Na2CO3 và K2S.

2. Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì? Bao nhiêu mol tính theo x, y ?

Câu 4: (3,5 điểm). Cho 2,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200ml lit dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,88 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,8 gam chất rắn.

a. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3.

Câu 5: (3.0 điểm) Hãy tìm cách tách lấy từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.

Câu 6: (2,0) Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện và tổng số hạt trong nguyên tử X là 49 hạt. Xác định nguyên tố X.

Nguyên tử Y có tổng số hạt là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định số p, số n của Y và xác định nguyên tố Y.

 

doc 6 trang hapham91 18631
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Đề 13 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT huyện Đức Phổ (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
HUYỆN ĐỨC PHỔ	CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2014 – 2015 
	 	MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,5 điểm) 
(1)
(3)
1. Chọn các chất A, B, C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A	
B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B C
C	
2. Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế các chất: FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3. Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Câu 2: (2,0 điểm) Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hòa tan A trong H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với dung dịch BaCl2, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. B tác dụng với dung dịch KOH tạo kết tủa E. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.
Câu 3: (3,5 điểm) 
1. Chỉ được dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, MgCl2, Ba(NO3)2, K2SO3, Na2CO3 và K2S.
2. Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì? Bao nhiêu mol tính theo x, y ?
Câu 4: (3,5 điểm). Cho 2,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200ml lit dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,88 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,8 gam chất rắn.
Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.
Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3.
Câu 5: (3.0 điểm) Hãy tìm cách tách lấy từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.
Câu 6: (2,0) Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện và tổng số hạt trong nguyên tử X là 49 hạt. Xác định nguyên tố X.
Nguyên tử Y có tổng số hạt là 52. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định số p, số n của Y và xác định nguyên tố Y.
Câu 7: (2,5 điểm) Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).
Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Xác định công thức của FexOy.
(Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) 
-----------HẾT-----------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
HUYỆN ĐỨC PHỔ	CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2014 – 2015 
	 	HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
(1) Cu(OH)2 + H2SO4 ® CuSO4 + 2H2O
0,25đ
(2) CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
0,25đ
(3) Cu + 2H2SO4 đ, nóng ® CuSO4 + SO2­+ 2H2O
0,25đ
(4) CuSO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + CuCl2
0,25đ
(5) CuCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Cu(NO3)2
0,25đ
(6) Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ + 2NaNO3
0,25đ
(7) Cu(OH)2 CuO + H2O
0,25đ
(8) CuO + H2 Cu + H2O
0,25đ
2. Viết các PTHH điều chế FeCl3, Fe(OH)3, Na2SO3
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
0,25đ
2NaCl + 2H2O H2­ + Cl2­ + 2NaOH
0,25đ
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
0,25đ
2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
0,25đ
FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
0,25đ
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
0,25đ
Câu 2
- Khi nung nóng Cu trong không khí xảy ra phản ứng:
2Cu + O2 2CuO
0,25đ
- Vì A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được khí C nên chất rắn A còn có Cu dư. 
Cu + 2H2SO4 đ, nóng ® CuSO4 + SO2­ + 2H2O
0,25đ
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
0,25đ
=> Dung dịch B là CuSO4 và khí C là SO2
- Khí C + KOH ® dung dịch D. Vì D vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với BaCl2 nên D chứa K2SO3 và KHSO3:
SO2 + 2KOH ® K2SO3 + H2O
0,25đ
SO2 + KOH ® KHSO3
0,25đ
2KHSO3 + 2NaOH ® K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O
0,25đ
K2SO3 + BaCl2 ® BaSO3¯ + 2KCl
0,25đ
- B + KOH: CuSO4 + 2KOH ® Cu(OH)2¯ + K2SO4
0,25đ
Câu 3
1. Phân biệt các dung dịch.
Trích các mẫu thử sau đó dùng quì tím để thử, ta có kết quả sau:
- Nhận biết được mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4
0,25đ
- Nhóm không làm đổi màu quì tím là : MgCl2, Ba(NO3)2 (nhóm 1)
0,25đ
- Nhóm làm quì tím đổi thành xanh là: K2SO3, Na2CO3, K2S (nhóm 2)
0,25đ
- Dùng axit H2SO4 vừa nhận biết được ở trên nhỏ vào các mẫu thử ở nhóm 1 và nhóm 2. Ở nhóm 1, mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là Ba(NO3)2, mẫu thử không có hiện tượng gì là MgCl2.
	Ba(NO3)2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HNO3
0,25đ
- Ở nhóm 2, mẫu thử xuất hiện chất khí mùi trứng thối là K2S
	K2S + H2SO4 ® K2SO4 + H2S­
0,25đ
- Mẫu thử xuất hiện khí mùi hắc là K2SO3
	K2SO3 + H2SO4 ® K2SO4 + SO2­ + H2O
0,25đ
- Mẫu thử xuất hiện khí không mùi là Na2CO3
	Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2­ + H2O
0,25đ
2. Xác định các chất trong dung dịch C theo x, y
Khi cho rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, các phản ứng xảy ra theo trình tự như sau:
	HCl	+ 	Na2CO3 ® 	NaCl 	+ 	NaHCO3	(1)
0,25đ
	HCl	+	NaHCO3 ®	NaCl +	CO2 + H2O	(2)
0,25đ
Xét 5 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: x = y => chỉ xảy ra phản ứng (1) 
	=> dd C 
0,25đ
- Trường hợp 2: x chỉ xảy ra phản ứng (1) và còn dư Na2CO3
	=> dd C 
0,25đ
- Trường hợp 3: x = 2y => (1) và (2) xảy ra vừa đủ 
	=> dd C: NaCl (2y = x) mol
0,25đ
- Trường hợp 4: x > 2y => xảy ra cả (1) và (2), HCl còn dư
	=> dd C 
0,25đ
- Trường hợp 5: y (1) xong và (2) xảy ra một phần
=> dd C 
0,25đ
Câu 4
Gọi trong hỗn hợp A.
Do Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu nên Fe phản ứng hết rồi mới đến Cu phản ứng. Giả sử Fe, Cu phản ứng hết, ta có các phản ứng:
	Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag	(1)
 	amol	®	 2a mol
0,25đ
	Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag	(2)
 	bmol	®	 2b mol
0,25đ
56a + 64b = 2,4 => 64(a+b) > 56a + 64b
	=> a + b > 
	=> 2a + 2b > 0,075
0,25đ
Theo (1) và (2), ta thấy mAg > 0,075.108 = 8,1(g) 
Nhưng theo đề: mAg = 7,88 A phản ứng không hết. Vậy có hai trường hợp xảy ra:
0,25đ
Trường hợp 1: Trong C còn có Fe dư. Vì Fe dư nên Cu chưa phản ứng.
Gọi x là số mol Fe đã phản ứng, ta có:
	Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
	xmol ® x mol 2xmol
Ta thấy: khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng:
	7,88 - 2,4 = 2x.108 - 56x → x = 0,03425
 Vậy dung dịch B gồm Fe(NO3)2 (0,03425mol)
0,25đ
Ta có phản ứng:	Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3
 	0,03425mol ® 0,03425mol
0,25đ
	4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
	0,03425mol ® 0,017125mol 
0,25đ
	=> (vô lí)
0,25đ
Trường hợp 2: Fe hết, Cu phản ứng một phần: (1) và (2) đều xảy ra. Chất rắn C gồm Cu dư và Ag. 
Gọi số mol Cu phản ứng là c mol. Số mol Cu dư là (b-c) mol.
	Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag 
	a mol ® 2a mol ® a mol ® 2a mol 
	Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 
	c mol ® 2c mol ® c mol ® 2c mol 
	=> Dung dịch B gồm: Fe(NO3)2 (a mol) và Cu(NO3)2 (c mol)
	Trong C: nAg = 2(a + c) mol; nCu dư = (b - c) mol
Cho B tác dụng với dung dịch NaOH:
	Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2¯ + 2NaNO3
	amol ® a mol
	Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2¯ + 2NaNO3
	c mol ® c mol
0,25đ
	4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
	a mol 0,5a mol 
	Cu(OH)2 CuO + H2O
	c mol ® c mol
0,25đ
Ta có hệ PT sau: 
0,25đ
Giải hệ ta được: 
0,25đ
	=> %Fe = ; %Cu = 53,33%
025đ
0,25đ
Câu 5
- Hòa tan hỗn hợp vào nước, lọc ® dung dịch Na2CO3. Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau đó cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy ® Na
0,25đ
	Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2­ + H2O
0,25đ
	2NaCl 2Na + Cl2
0,25đ
- Hòa tan hỗn hợp rắn BaCO3, MgCO3 trong HCl vừa đủ ® dung dịch chứa MgCl2 và BaCl2
0,25đ
	BaCO3 + 2HCl ® BaCl2 + CO2­ + H2O
0,25đ
	MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2­ + H2O
0,25đ
- Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng ® Mg(OH)2¯
	MgCl2 + Ba(OH)2 ® BaCl2 + Mg(OH)2¯
0,25đ
- Lọc kết tủa hòa tan vào axit HCl. Cô cạn dung dịch thu được muối khan MgCl2 rồi điện phân nóng chảy ® kim loại Mg.
0,25đ
	Mg(OH)2 + 2HCl ® MgCl2 + 2H2O
0,25đ
	MgCl2 Mg + Cl2
0,25đ
- Cho dung dịch còn lại sau khi lọc kết tủa Mg(OH)2 tác dụng với HCl vừa đủ. Cộ cạn ta được muối khan BaCl2 rồi điện phân nóng chảy ® Ba.
0,25đ
	BaCl2 Ba + Cl2
0,25đ
Câu 6
Nguyên tố X có:	2px + nx = 49 => 2px = 49 - nx
0,25đ
Theo đề:	 	=> nx = 17	
0,25đ
	2px = 49 – nx => px = ex = 16
0,25đ
	Vậy X là nguyên tố lưu huỳnh (S)
0,25đ
Nguyên tố Y có:	2py + ny = 52	(1) 
0,25đ
	ny = 2py – 16	(2)
0,25đ
	Từ (1) và (2) => py = 17; ny = 18
0,25đ
	Vậy Y là clo (Cl)
0,25đ
Câu 7
Các phương trình phản ứng:
	CuO + H2 Cu + H2O	(1)
0,25đ
	FexOy + yH2 xFe + yH2O	(2)
0,25đ
Chất rắn gồm Cu và Fe. Khi hòa tan vào dung dịch H2SO4 thì chỉ có Fe phản ứng:	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2	(3)
0,25đ
	 . 
0,25đ
	=> 
0,25đ
Theo (3) => nFe = 0,03mol. Vậy khối lượng Fe sinh ra từ (2) là: 
	mFe = 0,03 x 56 = 1,68 gam
0,25đ
=> khối lượng Cu sinh ra từ (1) là: mCu = 2,32 – 1,68 = 0,64 gam
	=> 
0,25đ
Theo (1) => nCuO = 0,01mol => mCuO = 0,8g =>= 2,32 gam
0,25đ
Ta có: mFe = 1,68 gam => moxi trong FexOy = 2,32 – 1,68 = 0,64 gam
0,25đ
=> x : y = = 3 : 4. Vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4
0,25đ
Ghi chú:	
	- HS có thể giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau nên khi chấm cần căn cứ vào bài làm của HS. Nếu HS làm đúng và lý luận chặt chẽ vẫn đạt điểm tối đa.
	- Trong các bài toán, nếu các PTHH có liên quan đến phần tính toán mà HS cân bằng sai hoặc không cân bằng thì không cho điểm phần kết quả mà chỉ cho điểm các bước giải.
	- Đối với PTHH, nếu HS không cân bằng, hoặc cân bằng sai, hoặc viết thiếu điều kiện, hoặc viết sai CTHH thì không tính điểm cho PTHH đó.
	- Đối với bài tách chất (câu 5) nếu HS không trình bày bằng lời mà trình bày đúng bằng sơ đồ (có ghi PTHH minh họa) vẫn đạt điểm tối đa. Nếu HS trình bày sơ đồ sai ở phần nào thì trừ điểm ở phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen.doc