Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đánh giá năng lực đội tuyển học sinh giỏi - Đề 20 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ngọc Lặc (có đáp án)

Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đánh giá năng lực đội tuyển học sinh giỏi - Đề 20 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ngọc Lặc (có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông thường, chúng tác dụng với nhau từng đôi một. Tỉ khối của X so với Z bằng 2 và tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3, SiO2, Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ.

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.

2. Từ photphat tự nhiên, quặng pirit sắt, nước và chất xúc tác (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế supephotphat đơn, supephotphat kép, sắt (III) sunfat.

Câu 3: (2,0 điểm)

Từ nguyên liệu là than đá, đá vôi và các hợp chất vô cơ (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế các chất: PVC, Poli Propilen, CH2=CH-COOH và HOCH2-CHOH-CH2OH.

Câu 4: (2,0 điểm)

1. Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá sau:

Saccarozơ glucozơ ancol etylic axit axetic natri axetat metan axetilen benzen brom benzen.

2. Có 3 hỗn hợp khí, mỗi hỗn hợp đều có: SO2, CO2, CH4, C2H2.

Tiến hành thí nghiệm như sau:

- Cho hỗn hợp thứ nhất tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.

- Cho hỗn hợp thứ hai tác dụng với dung dịch nước Brom dư.

- Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thứ ba trong oxi dư.

Nêu hiện tượng hoá học xảy ra trong mỗi thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học.

 

doc 8 trang hapham91 4401
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đánh giá năng lực đội tuyển học sinh giỏi - Đề 20 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Ngọc Lặc (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGỌC LẶC
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Số báo danh
.....................................
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày 17 tháng 01 năm 2019
(Đề có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông thường, chúng tác dụng với nhau từng đôi một. Tỉ khối của X so với Z bằng 2 và tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3, SiO2, Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ.
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
2. Từ photphat tự nhiên, quặng pirit sắt, nước và chất xúc tác (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế supephotphat đơn, supephotphat kép, sắt (III) sunfat.
Câu 3: (2,0 điểm)
Từ nguyên liệu là than đá, đá vôi và các hợp chất vô cơ (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế các chất: PVC, Poli Propilen, CH2=CH-COOH và HOCH2-CHOH-CH2OH.
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá sau:
Saccarozơ glucozơ ancol etylic axit axetic natri axetat metan axetilen benzen brom benzen.
2. Có 3 hỗn hợp khí, mỗi hỗn hợp đều có: SO2, CO2, CH4, C2H2. 
Tiến hành thí nghiệm như sau:
- Cho hỗn hợp thứ nhất tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
- Cho hỗn hợp thứ hai tác dụng với dung dịch nước Brom dư.
- Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thứ ba trong oxi dư.
Nêu hiện tượng hoá học xảy ra trong mỗi thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Độ tan của NaCl ở 900C là 50g và ở 00C là 35g. Cho 20g NaCl khan vào 300g dung dịch NaCl bão hòa ở 900C, đun nóng và khuấy đều dung dịch cho NaCl tan hết. Sau đó, đưa dung dịch về 00C thấy tách ra m gam muối. 
a. Tính C% của dung dịch NaCl bão hòa ở 00C và ở 900C.
b. Tính m.
2. Tính khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để pha chế được 200g dung dịch CuSO4 20%.
Câu 6: (2,0 điểm)
Cho sơ đồ phản ứng sau đây : 
A3 (khí)
 + H2SO4
A4 (khí)
 	NH3 A1A2 
 + NaOH
	Biết A1 gồm các nguyên tố C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng 3 : 1 : 4 : 7 và trong phân tử A1 có 2 nguyên tử nitơ. 
	1. Hãy xác định CTHH của A1, A2, A3 và viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá trên.
	2. Chọn chất thích hợp để:
	a. Làm khô khí A3.
	b. Làm khô khí A4. 
Câu 7: (2,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp X gồm: Ba, Na, CuO và Fe2O3. Trình bày phương pháp tách thu lấy từng kim loại từ hỗn hợp X và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Thủy ngân là một kim loại nặng rất độc. Người bị nhiễm thủy ngân bị run chân tay, run mí mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, thậm trí có thể bị tử vong khi bị nhiễm thủy ngân với nồng độ lớn (từ 100 microgam/m3 trở lên). Thủy ngân độc hơn khi ở thể hơi vì dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua nhiều con đường như: đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua da, Vậy ta cần xử lý như thế nào khi cần thu hồi thủy ngân rơi vãi? Liên hệ với tình huống xử lý an toàn khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm?
Câu 8: (2,0 điểm)
Trộn CuO với RO (R là kim loại có một hóa trị) theo tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 thu được hỗn hợp A. Dẫn dòng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 9,6 gam hỗn hợp A nung nóng thu được chất rắn B. Hòa tan hết chất rắn B cần dùng vừa đủ 86,9565ml dung dịch HNO3 25,2% (D = 1,15 g/ml) thu được V lít khí NO (đktc). 
	1. Xác định kim loại R. 
	2. Tính V.
Câu 9: (2,0 điểm)
Một hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một rượu đơn chức và este đơn chức tạo ra từ hai chất trên. Đốt cháy hoàn toàn 3,06 gam hỗn hợp A cần dùng 4,368 lít khí oxi (đo ở đktc). Khi cho 3,06 gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH cần dùng 200ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được 1,88 gam muối và m gam hợp chất hữu cơ B. Đun nóng m gam B với axit sunfuric đặc ở 1800C thu được m1 gam B1. Tỉ khối hơi của B1 so vớí B bằng 0,7 (giả thiết hiệu suất đạt 100% ). 
1. Xác định công thức cấu tạo B1 và các chất trong A.
2. Tính m, m1. 
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Trình bày cách khai thác muối ăn đã được học và nêu các ứng dụng của muối NaCl.
2. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, khí CO2 thu được bị lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được khí CO2 tinh khiết. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
---------------- Hết ---------------
Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Thí sinh được sử dụng bảng HTTH và máy tính cầm tay thông thường.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGỌC LẶC
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Hóa học
Ngày 17 tháng 01 năm 2019
(Hướng dẫn chấm có 06 trang, gồm 10 câu)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
(2,0đ)
1. X: SO2, Y: H2S, Z : O2, T: NH3
Các chất A, B, C, D, E có công thức lần lượt là:
NaHSO4, Na2SO3 hoặc NaHSO3, Na2S, Na2O2, Na3N 
PTHH: ........
2. 
TH1: - Chất tan A là dung dịch kiềm: NaOH; KOH; Ba(OH)2 thì B là
 Fe3O4.
Ví dụ: 2NaOH + Al2O3 2 NaAlO2 + H2O
 2NaOH + SiO2 Na2SiO3 + H2O
TH2: - Chất tan A là dung dịch axit: HCl; H2SO4 thì B là SiO2.
 Ví dụ: 6 HCl +Al2O3 2AlCl3 + 3H2O
 8HCl + Fe3O4 FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O
0,5
PTHH viết đúng 0,5 điểm
0,5
0,5
2
(2,0đ)
1. Trích mẫu thử, đánh số thứ tự và tiến hành thí nghiệm.
Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với nhau, quan sát hiện tượng. 
Ta có bảng thí nghiệm:
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 1 => HCl
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 1 => NaOH
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 2 => Ba(OH)2
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 2 và 1 => K2CO3
Mẫu thử nào cho kết quả ứng với 3 => MgSO4
Các PTHH:
2HCl + K2CO3 à 2KCl + H2O + CO2↑ 
2NaOH + MgSO4 à Na2SO4 + Mg(OH)2 
Ba(OH)2 + K2CO3 à BaCO3 + 2KOH 
Ba(OH)2 + MgSO4 à Mg(OH)2 + BaSO4 
K2CO3 + MgSO4 à MgCO3 + K2SO4 
2. 2H2O 2H2 + O2
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
2SO2 + O2 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
2H2SO4 + Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
3H2SO4 + Ca3(PO4)2 → 3CaSO4 + 2H3PO4 
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Nhận biết đúng 1,0 điểm
Mỗi PTHH cho 0,125 điểm
3
(2,0đ)
 CaCO3 CaO + CO2 
 CaO + 3C → CaC2 + CO
 CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2 
Điều chế PVC
 C2H2 + HCl C2H3Cl
 CH2=CHCl → (-CH2-CHCl-)n
Điều chế PoliPropilen
 2C2H2 CuCl,NH4Cl,85c C4H4
 C4H4 + 3H2 C4H10
 C4H10 CH4 + C3H6
 nCH2 =CH-CH3 (-CH2- CH - )n
 CH3
Điều chế CH2=CH – COOH
CH2 =CH-CH3 + Cl2 CH2 =CH-CH2Cl + HCl
CH2 =CH-CH2Cl + NaOH → CH2 =CH-CH2OH + NaCl
CH2 =CH-CH2OH + O2 → CH2 =CH-COOH + H2O
Điều chế CH2OH-CHOH – CH2OH
CH2 =CH-CH2Cl + Cl2 → CH2Cl-CHCl – CH2Cl
CH2Cl-CHCl – CH2Cl +3 NaOH → CH2OH-CHOH – CH2OH + 3 NaCl 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
4
(2,0đ)
1. C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 
2CH4 C2H2 + 3H2
3C2H2 C6H6
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
2. Hỗn hợp thứ nhất:
- Có kết tủa trắng xuất hiện và tăng dần.	
- Phương trình phản hoá học:	
	SO2	+	Ca(OH)2	→	CaSO3	+	H2O
	CO2	+	Ca(OH)2	→	CaCO3	+	H2O
 Hỗn hợp thứ hai:
- Màu vàng cam của dung dịch Br2 nhạt dần.	
- Phương trình phản hoá học:	
	SO2	+	Br2	→	H2SO4	+	2HBr
	C2H2	+	2Br2	→	C2H2Br4	
 Hỗn hợp thứ ba:
- Thấy xuất hiện ngọn lửa màu xanh và toả nhiệt mạnh	
- Phương trình phản hoá học:	
	CH4	+	2O2	→	CO2	+	2H2O
	2C2H2	+	5O2	→	4CO2	+	2H2O
viết đúng mỗi PTHH cho 0,125
điểm
0,5
0,25
0,25
5
(2,0đ)
1. Ở 00C, SNaCl = 35g → C%NaCl = 
Ở 900C, SNaCl = 50g Ở 00C → C%NaCl = 
Trong 300 g dd NaCl bão hòa ở 900C có:
 → 
 Khi hòa tan thêm NaCl và hạ nhiệt độ của dd thì khối lượng nước không thay đổi.
Ở 00C, 200 g nước hòa tan được: 
 → mNaCl tách ra = (100 + 20) – 70 = 50 (g)
2. Trong 200 g dd CuSO4 20% có: 
 → 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
6
(2,0đ)
1. Dựa vào dữ kiện của đề tìm ra A1 là (NH2)2CO (ure)
Các chất còn lại lần lượt là: A2 : (NH4)2CO3; A3 : CO2; A4: NH3.
Các phương trình hóa học:
(NH2)2CO + 2H2O à (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + H2SO4 à (NH4)2SO4 + H2O + CO2.
(NH4)2CO3 + 2NaOH à 2NH3 + Na2CO3 + 2H2O
2. a. Chất thích hợp để làm khô khí CO2 có thể là: P2O5; H2SO4đặc.
 b. Chất thích hợp để làm khô khí NH3 có thể là: CaO.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(2,0đ)
1. Cho hỗn hợp X vào nước dư, lọc thu lấy hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3 và ddB
Dẫn H2 dư, nung nóng qua hỗn hợp A ta thu lấy Cu và Fe
H2 + CuO Cu + H2O
3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O.
Hoà hỗn hợp vào dung dịch HCl dư, lọc thu lấy Cu và ddC
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, dẫn H2 dư qua nung nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được Fe
FeCl2 + 2NaOH ® 2NaCl + Fe(OH)2
2Fe(OH)2 + 1/2O2 Fe2O3 + 2H2O
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
Cho Na2CO3 dư vào ddB:
Ba + 2H2O ® Ba(OH)2 + H2
Na + H2O ® NaOH + 1/2H2
Na2CO3 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + 2NaOH
Lọc thu lấy kết tủa và ddD, cho kết tủa vào dd HCl dư; cô cạn lấy BaCl2; đpnc thu lấy Ba
BaCO3 + 2HCl ® BaCl2 + H2O + CO2
BaCl2 Ba + Cl2
Cho dung dịch HCl dư vào ddD, cô cạn thu lấy NaCl, đpnc thu lấy Na
NaOH + HCl NaCl + H2O
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
2NaCl 2Na + Cl2
2. - Khi thu hồi thủy ngân rơi vãi người ta thường sử dụng bột lưu huỳnh rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
 Hg + S → HgS
- Khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm, cần rắc ngay bột lưu huỳnh bao phủ tất cả các mảnh vỡ. Sau đó dùng chổi quét sạch, gói vào giấy và cho vào thùng rác.
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(2,0đ)
Gọi n CuO = a(mol) => nRO = 2a(mol)
mdd HNO3 = 86,9565 . 1,15 = 100 (g)
mHNO3 = (100 . 25,2):100 = 25,2 (g)
nHNO3 = 25,2 : 98 = 0,4 (mol)
Trường hợp 1: RO, CuO đều phản ứng: 
 RO + CO R + CO2
 2a(mol) 2a(mol) 2a(mol)
 CuO + CO Cu + CO2
 a(mol) a(mol) a(mol)
 3R + 8 HNO3 3R(NO3)2 + 4H2O + 2NO
 2a(mol) (mol) (mol)
3Cu + 8 HNO3 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO
 a(mol) (mol) (mol)
nHNO3 = + = 0,4 => a = nCuO = 0,05 (mol) 
=>nRO = 2.0,05 = 0,1(mol)=>mRO = 9,6 - 0,05 . 80 = 5,6 (g) 
=>MRO = 5,6 : 0,1 = 56(g/mol) =>MR=56=16=40(g/mol)=>R=40
=> CaO (loại) vì CaO không tác dụng CO
Trường hợp 2: RO không phản ứng, CuO phản ứng: 
 CuO + CO Cu + CO2
 a(mol) a(mol) a(mol)
 RO + 2 HNO3 R(NO3)2 + H2O 
 2a(mol) 4a(mol) 
3Cu + 8 HNO3 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO
 a(mol) (mol) (mol)
nHNO3= 4a + = 0,4 => a = nCuO=0,06 (mol) =>nRO = 2.0,06 = 0,12 (mol)
mRO= 9,6 - 0,06 . 80 = 4,8 (g) 
=>MRO = 4,8 : 0,12 = 40 (g/mol) =>MR= 40 - 16 = 24 (g/mol) =>R =24=> MgO (đúng) vì MgO không tác dụng CO 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(2,0đ)
1. Giả sử CTTQ của rượu là CaHbOH
Giả sử CTTQ của axit là CxHyCOOH
Giả sử CTTQ của este là CxHyCOOCaHb
PTTHH:
CxHyCOOH + NaOHCxHyCOONa + H2O (1)
CxHyCOOCaHb + NaOHCxHyCOONa + CaHbOH (2)
CaHbOH 180oC CaHb-1 + H2O (3)
Ta có = 0,7
12a+b = 43 => 12a a <3,58
a	1	2	3
b	31	29	7
	Loại	Loại	C3H7OH
=> rượu B phù hợp là C3H7OH (2 đồng phân)
 Ta có ∑nNaOH = 0,02 mol
Theo (1), (2) ∑n CxHyCOONa = ∑nNaOH = 0,02 mol
m CxHyCOONa = 1,88 : 0,02 = 94(g)
12x + y = 94 – 67 = 27 => 12x x < 2,25
+ Nếu x = 1 => y = 15 (vô lý)
+ Nếu x = 2 => y = 3 => axit C2H3COOH; este C2H3COOC3H7
2. Phương trình hóa học:
2C3H8O + 9O2 6CO2 + 8H2O
C3H4O2 + 3O2 3CO2 + 2H2O
2C6H10O + 15O2 12CO2 + 10H2O
Gọi số mol C3H8O trong 3,06g hh A là x
Gọi số mol C3H4O2 trong 3,06g hh A là y
Gọi số mol C6H10O trong 3,06g hh A là z
60x + 72y +114z = 3,06
x + 3y + z = 0,195
 y + z = 0,02 
=>x = 0,02 mol; y = 0,01 mol; z= 0,01 mol
 m = 0,02 . 60 + 0,01 .60 = 1,8 (g)
 m1 = 0,02 .42 = 0,84 (g)
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
10
(2,0đ)
1. 
- Khai thác muối ăn từ nước mặn, cho nước mặn bay hơi từ từ.
- Ở nhưng nơi có mỏ muối đào hầm hoặc giếng sâu qua lớp đất đá đến mổ muối. Muối mỏ sau khai thác được nghiền nhỏ và tinh chế tạo muối sạch.
- Úng dụng: ăn, sx clo,.....
2. Phương trình hoá học xảy ra:
CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + CO2↑ +H2O
 Để thu được CO2 tinh khiết (do bị lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước) ta cho hỗn hợp khí và hơi qua dung dịch NaHCO3 dư, khí hiđroclorua bị giữ lại. 
 Tiếp tục cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc hoặc P2O5, hơi nước bị hấp thụ, ta thu được khí CO2 tinh khiết.
Phương trình hoá học phản ra:
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2↑ +H2O 
H2SO4 đặc hoặc P2O5 hấp thụ hơi nước.
0.25
0,25
0,5
0,5
0,5
Chú ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_9_ky_thi_khao_sat_danh_gia_nang_luc_d.doc