Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn (có đáp án)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì?
b) Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường?
Câu 2 (2,0điểm): Hãy giải thích tại sao:
- Máu có màu đỏ.
- Thành của các tâm thất dày hơn thành của các tâm nhĩ.
- Thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải.
- Thành của động mạch dày hơn thành của tĩnh mạch.
- Thành của mao mạch rất mỏng?
Câu 3 (1,5 điểm):
Ở một người có 15 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3500ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khi hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1,2 lít.
Câu 4 (3,0 điểm):
a) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột đường mantôzơ đường glucôzơ. Hãy cho biết:
- Chặng 1 có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?
- Chặng 2 được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim có trong những dịch tiêu hoá nào?
b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa biến đổi lí học và biến đổi hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá.
c) Vì sao khi ăn, ta phải nhai kĩ, nuốt chậm; đồng thời không nên vừa nhai - nuốt, vừa cười nói, đùa nghịch?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGHI SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC 9 – BÀI SỐ 2 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) Câu 1 (1,5 điểm): a) Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì? b) Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường? Câu 2 (2,0điểm): Hãy giải thích tại sao: - Máu có màu đỏ. - Thành của các tâm thất dày hơn thành của các tâm nhĩ. - Thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải. - Thành của động mạch dày hơn thành của tĩnh mạch. - Thành của mao mạch rất mỏng? Câu 3 (1,5 điểm): Ở một người có 15 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3500ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khi hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1,2 lít. Câu 4 (3,0 điểm): a) Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột đường mantôzơđường glucôzơ. Hãy cho biết: - Chặng 1 có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào? - Chặng 2 được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim có trong những dịch tiêu hoá nào? b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa biến đổi lí học và biến đổi hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá. c) Vì sao khi ăn, ta phải nhai kĩ, nuốt chậm; đồng thời không nên vừa nhai - nuốt, vừa cười nói, đùa nghịch? Câu 5 (2,0 điểm): a) Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại ta cần phải thực hiện những thói quen sống khoa học nào? b) Vì sao cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Câu 6 (2,0 điểm): Theo dõi quá trình giảm phân của 10 tế bào sinh trứng ở một cá thể, người ta thấy trong các thể định hướng được tạo ra có 90 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng, mỗi cặp nhiễm sắc thể đều gồm 2 chiếc có cấu trúc khác nhau. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. b) Thực tế, từ 10 tế bào trên có thể thu được nhiều nhất là bao nhiêu loại trứng và thể định hướng? Ít nhất là bao nhiêu loại trứng và thể định hướng? Câu 7 (2,0 điểm): a) Một cơ thể nếu chỉ xét 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên nhiễm sắc thể thường, thì kiểu gen của nó có thể viết như thế nào? Khi phát sinh giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại? b) Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên dưới. Cho biết tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật trên là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào. Câu 8 (2,0 điểm): Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai AaBbDd × AaBbDD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể có kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn là bao nhiêu? Câu 9 (2,0 điểm): Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 720 NST đơn, các tế bào này thực hiện nguyên phân liến tiếp một số lần bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi thụ tinh các cá thể đã tạo ra các hợp tử chứa 4608 NST đơn lúc chưa nhân đôi. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? Tên loài là gì? Vì sao? b) Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực, số tế bào sinh tinh trùng? Câu 10 (2,0 điểm): Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho các cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 765 cây thân cao, hoa đỏ; 15 cây thân cao, hoa, trắng; 15 cây thân thấp, hoa màu, đỏ; 5 cây thân thấp, hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả trên. Biết các gen phân li độc lập, không có đột biến xảy ra và các cây (P) gồm có hai kiểu gen khác nhau về các tính trạng đang xét. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ............................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ NGHI SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC 9 – BÀI SỐ 2 (Hướng dẫn chấm có 06 trang) Câu Nội dung Điểm 1 1,5 a) Miễn dịch chủ động Miễn dịch thụ động - Là việc tiêm vào cơ thể các vi khuẩn đã được làm yếu hoặc đã chết để tạo ra kháng thể dự trữ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khi cần thiết. - Là việc tiêm chủng để phòng bệnh - Là miễn dịch được tạo thành sau vài giờ khi tiêm thuốc và chỉ có tác dụng trong khoảng vài tuần. - Là việc tiêm huyết thanh để chữa bệnh b) Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, sự lưu thông máu trong mạch tăng lên để vận chuyển kịp thời bạch cầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Lúc đó mạch máu dãn ra, máu tới cơ quan và tới da nhiều hơn, nên nhiệt trong cơ thể toả ra nhiều vì vậy nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường. Mức độ viêm nhiễm càng nhiều, thì nhiệt độ cơ thể tăng càng cao. 0,5 0,5 0,5 2 2,0 - Máu có màu đỏ là do hồng cầu có chứa hêmôglôbin (Hb) có đặc tính khi kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm. - Thành của các tâm thất dày hơn thành của các tâm nhĩ là vì: + Tâm thất có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông tới khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. + Tâm nhĩ có nhiệm vụ thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. - Thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải là vì: + Tâm thất trái có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông tới các hệ cơ quan trong vòng tuần hoàn lớn. + Tâm thất phải có nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu lưu thông qua phổi trong vòng tuần hoàn nhỏ. - Thành của động mạch dày hơn thành của tĩnh mạch là vì: + Thành của động mạch có lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn thành của tĩnh mạch để phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với áp lực lớn và vận tốc cao. + Thành của tĩnh mạch có lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn so với thành của động mạch, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim với áp lực nhỏ và vận tốc trung bình. - Thành của mao mạch rất mỏng là vì: mao mạch rất nhỏ, thành chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì dẹt để tạo thuận lợi cho việc thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào thông qua nước mô. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 1,5 * Đổi 1 giờ = 60 phút. - Một cử động hô hấp có 1 lần hít vào và một lần thở ra → Trong 1 phút sẽ có 15 lần hít vào và 15 lần thở ra. - Vậy trong 1 giờ sẽ có 15 x 60 = 900 lần hít vào và 15 x 60 = 900 lần thở ra. * Đổi 1,2 lít = 1200 ml Tổng dung tích phổi của người đó = Dung tích sống + Khí cặn = 3500 + 1200 = 4700 (ml). * Dung tích sống = Khí lưu thông + Khí bổ sung + Khí dự trữ (thở ra gắng sức) → Khí bổ sung = Dung tích sống – (Khí lưu thông + Khí dự trữ) = 3500 – (500 + 500 x 2) = 2000 (ml) 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 4 3,0 a) - Chặng 1: + Được thực hiện trong khoang miệng và ruột non (ngoài ra có thể xảy ra trong dạ dày khi thức ăn chưa thấm dịch vị). + Enzim tham gia là enzim amilaza. - Chặng 2: + Được thực hiện trong ruột non. + Enzim phân giải tinh bột và đường mantôzơ có trong dịch tuỵ và dịch ruột. b) Những điểm khác nhau giữa biến đổi lí học và biến đổi hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá: Biến đổi lí học Biến đổi hoá học - Được diễn ra mạnh nhất trong khoang miệng, giảm dần từ dạ dày tới ruột non. - Được thực hiện bởi răng, lưỡi, các cơ nhai, các lớp cơ ở thành dạ dày và thành ruột non. - Thức ăn được nghiền nát, làm nhuyễn và thấm đẫm dịch tiêu hoá. - Được diễn ra yếu ở khoang miệng và dạ dày, mạnh mẽ và triệt để nhất ở ruột non. - Được thực hiện bởi các enzim tiêu hoá có trong nước bọt, dịch vị, dịch tuỵ và dịch mật. - Các đại phân tử trong thức ăn được phân cắt nhỏ dần thành các phân tử chất dinh dưỡng. (HD: HS nêu đúng mỗi cặp ý mới cho điểm, nếu HS chỉ nêu được 1 ý trong mỗi cặp ý thì không cho điểm) - Khi ăn ta phải nhai kĩ, nuốt chậm là vì: + Để thức ăn được làm mềm, làm nhuyền, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốtTạo điều kiện cho sự biến đổi hoá hoá học thức ăn ở ruột non diễn nhanh và triệt để hơn. + Tránh bị nghẹn. - Khi ăn, ta không nên vừa nhai - nuốt, vừa cười nói, đùa nghịch là vì: + Có thể bị nghẹn hoặc làm cho thức ăn rơi vào đường hô hấp dẫn tới bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khínguy hiểm đến tính mạng. + Có thể làm cho thức ăn văng ra ngoài gây mất vệ sinh. (HD: Nếu HS viết được dòng in nghiên như trên là cho điểm tối đa) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 2,0 a) Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: + Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. + Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, có cấu tạo gồm: phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. + Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng, mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. b) Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại ta cần phải thực hiện các thói quen sống khoa học sau: + Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. + Khẩu phần ăn uống hợp lí: Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. Uống đủ nước. + Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. c) Ở người, khi ý thức hình thành thì phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân, lúc này đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành và phát triển, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 6 2,0 a) Bộ NST 2n: - 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng → 10 tế bào giảm phân tạo ra 10 trứng và 30 thể định hướng. - Số NST đơn trong 1 thể định hướng là 90 : 30 = 3 → n = 3 → Bộ NST 2n = 6 b) Thực tế từ 10 tế bào sinh trứng có thể thu được: - Tối đa: 8 loại trứng và 8 loại thể định hướng. - Tối thiểu: 1 loại trứng và 2 loại thể định hướng 0,5 0,5 0,5 0,5 7 2,0 a) - Các kiểu gen có thể có: + Nếu 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng thì có kiểu gen: AaBbDd + Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng thì có các kiểu gen: ; ; ; ; ; + Nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì có các kiểu gen: ; ; ; b) - Số loại giao tử tạo thành: + Nếu có kiểu gen AaBbDd thì sẽ tạo ra tối đa 8 loại giao tử. + Nếu 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng thì sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử với mỗi loại kiểu gen. + Nếu 3 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì sẽ tạo ra tối đa 2 loại giao tử với mỗi loại kiểu gen. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 8 2,0 Ta có P: AaBbDd × AaBbDD → P = (Aa × Aa)(Bb × Bb)(Dd × DD) Aa × Aa sinh ra đời con có các kiểu hình chiếm tỉ lệ: A-, aa Bb × Bb sinh ra đời con có các kiểu hình chiếm tỉ lệ: B-, bb Dd × DD sinh ra đời con có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ: 100% D- Loại cá thể có kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn bao gồm những kiểu hình mang 1 tính trạng lặn và những kiểu hình mang cả 2 tính trạng lặn. Gồm những kiểu hình được kí hiệu là A-bbD- , aaB-D-, aabbD-. - Kiểu hình A-bbD- chiếm tỉ lệ = × × 1 = - Kiểu hình aaB-D- chiếm tỉ lệ = × × 1= - Kiểu hình aabbD- chiếm tỉ lệ = × × 1= => Loại cá thể có kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: = + + = - Xác suất những kiểu hình còn lại là: 1- = - Lẫy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất thu được 3 cá thể có kiểu hình mang ít nhất 1 tính trạng lặn là: 10. ()3 × ()2 ≈ 0,265 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 9 2,0 a) Gọi số tế bào trong nhóm tế bào trên là A, bộ NST lưỡng bội của loài là 2n và số lần nguyên phân là x ( theo bài ra: n = x ) Ta có: A.2n = 720 (1) Số NST trong các tinh trùng được thụ tinh ( hoặc các trứng đã được thụ tinh) là: Số lượng NST đơn trong 10% số tinh trùng được thụ tinh là: (2) Từ (1) và (2) ta có: 720.2.2x = 23040 → 2x = 16 → x = 4 → n = 4→ 2n = 8. → Đây là bộ NST ruồi giấm. Vì dựa vào tính đặc trưng về số lượng NST của loài. b) Số lượng tế bào sinh dục sơ khai là: A = (tế bào) Số lượng tế bào sinh tinh trùng là: A.2x = 90.24 = 1440 (tế bào) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 10 2,0 - Các cây P thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn thu, rút gọn ta được F1: cao, đỏ: cao,trắng: thấp,đỏ : thấp, trắng(aabb) → trong các cây (P) phải có cây có KG AaBb - Gọi tỉ lệ cây (P) có KG AaBb là k ( k>0) → k(AaBb x AaBb) → k(ab. ab) =aabb → k = 0,1 - Ta có P: 0,1(AaBb x AaBb) → cao,đỏ: cao,trắng: cây thấp, đỏ: thấp, trắng. → Cây (P) còn lại khi tự thụ phấn chỉ cho F1 toàn cây cao, đỏ → kiểu gen của cây (P) còn lại phải là AABB và chiếm tỉ lệ: 1- 0,1 = 0,9. - SĐL1 : P1: 0,9 (AABB x AABB) →F1: 0,9 cao, đỏ.= 14,4/16 - SĐL2 : P2: 0,1 (AaBb x AaBb) → F1 : cao,đỏ: cao, trắng: cây thấp,đỏ: thấp,trắng Vậy ta có ∑ F1 : cao, đỏ: cao,trắng: thấp,đỏ : thấp, trắng. 0.5 0.5 0,25 0.25 0,25 0.25
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_sinh_hoc_lop_9_ky_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gio.doc