Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 20: Luyện tập (Đường tròn) - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : củng cố định nghĩa đường tròn , các cách xác định 1 đường tròn , tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn .
2/ Kỹ năng : rèn luyện vẽ đường tròn , chứng minh toán học . Thấy được ứng dụng trong thực tế .
3/ Thái độ : cận thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ :
1/ Đối với GV : bảng phụ , thước , compa .
2/ Đối với HS : ôn lại khái niệm đường tròn , tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn ,
Thước , compa .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 20: Luyện tập (Đường tròn) - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 tiết 20 Ngày soạn : 9 / 10 / 2019 Ngày dạy : LUYỆN TẬP (ĐƯỜNG TRỊN) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : củng cố định nghĩa đường tròn , các cách xác định 1 đường tròn , tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn . 2/ Kỹ năng : rèn luyện vẽ đường tròn , chứng minh toán học . Thấy được ứng dụng trong thực tế . 3/ Thái độ : cận thận , chính xác . II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề . III. CHUẨN BỊ : 1/ Đối với GV : bảng phụ , thước , compa . 2/ Đối với HS : ôn lại khái niệm đường tròn , tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn , Thước , compa . IV. TIẾN TRÌNH : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ Hoạt động 1 : KIỂM TRA (5 phút) 1. Cách xác định đường tròn 2. Tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn . 3. Sửa BT 7 SGK-P.101 1.1 Nêu câu hỏi kiểm tra . - Gọi 1 HS lên bảng trả lời . - Gọi HS đọc yêu cầu BT 7 . 1.2 Chốt lại : cần phân biệt giữa đường tròn và hình tròn - Cách xác định đường tròn : · Biết tâm O ; bán kính R > 0 · Đường kính AB . · Qua 3 điểm không thẳng hàng . - Tâm đối xứng là tâm đường tròn . - Trục đối xứng là đường kính bất kỳ . - Đọc yêu cầu , đứng tại chỗ trả lời Hoạt động 2 : CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ (15 phút) BT 3 SGK-P.100 Định lí : a) Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền . 2.1 Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình vào tập . - Xét tam giác ABC () . - Gọi O là trung điểm của BC thì AO được gọi là gì của D ABC ? - Theo t/c đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông thì AO = ? - Ta có O cách đều 3 đỉnh A , B , C Vậy O được gọi là gì ? * Chốt lại : tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền . - Đọc và phân tích đề bài , vẽ hình vào tập . - AO là trung tuyến ứng với cạnh huyền . AO = OB = OC = O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC . b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông . 2.2 Yêu cầu HS vẽ hình - Vẽ DABC nội tiếp (O) có cạnh BC là đường kính . - Từ hình vẽ ta có được điều gì ? - So sánh OA với BC rồi từ đó đưa ra kết luận . * Chốt lại vấn đề . - Một HS lên bảng vẽ hình , cả lớp cùng vẽ vào tập . - Ta có : OA = OB = OC = R - Có : AO = - Trung tuyến AO bằng nữa cạnh BC nên - Vậy DABC vuông tại A . - Nhắc lại định lí . Hoạt động 3 : DỰNG HÌNH (15 phút) BT 8 SGK-P.101 * Cách dựng : - Dựng đường trung trực d của đoạn BC . - Gọi O là giao điểm của d và Ay . - Dựng (O ; OB) là đường tròn cần dựng * Chứng minh : Ta có d là đương trung trực của BC (cách dựng) O là giao điểm của Ay và d . Nên hay B , C Ỵ (O) Vậy (O) là đường tròn cần dựng . 3.1 Yêu cầu HS nhắc lại cách xác định đường tròn . 3.2 Gọi HS đọc đề BT 8 . - Theo đề bài : dựng (O) với 2 điều kiện : · B , C Ỵ (O) · O Ỵ Ay - (O) đi qua B , C Þ tâm O nằm ở đâu so với đoạn thẳng BC ? - Mà đồng thời O nằm trên Ay ; vậy ta xác định O bằng cách nào ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày lại các bước dựng và vẽ hình . - Lưu ý : cách dựng đường trung trực của đoạn thẳng , dụng cụ dựng hình ,.. - Cho HS thảo luận nhóm làm phần chứng minh . 3.3 Chốt lại : do d là duy nhất và chỉ có 1 điểm chung nên (O) dựng được duy nhất . - Nhắc lại 2 cách xác định đường tròn . - Đọc yêu cầu đề bài . - Lắng nghe . - Tâm O nằm trên đường trung trực của BC . - O là giao điểm của Ay với d là đường trung trực của BC . - Thảo luận nhóm , đại diện nhóm lên trình bày lại cách dựng . - Các nhóm khác nhận xét . - Thảo luận nhóm . OỴ d Þ OB = OC Þ B , C Ỵ (O) Þ OỴ Ay - Lắng nghe và ghi nhớ cách xác định đường tròn qua 2 điểm . Hoạt động 4 : ỨNG DỤNG THỰC TẾ (9 phút) * Cách 1 : Vẽ 2 dây cung bất kỳ . Dựng 2 đường trung trực của 2 dây , tâm là giao điểm của 2 đường trung trực . * Cách 2 : Gấp 2 đường kính , giao của 2 đường kính là tâm của hình tròn . 4.1 Đưa 2 biển báo giao thông , đồng thời hỏi ý nghĩa của từng biển . - Biển nào có tâm đối xứng ? Xác định tâm đối xứng ? - Biển nào có trục đối xứng ? Và có bao nhiêu trục đối xứng ? 4.2 Cho HS nhắc lại tâm đối xứng , trục đối xứng của đường tròn . - Lật tấm biển mặt sau là hình tròn yêu cầu HS xác định tâm . - Còn cách nào khác không ? - Quan sát , trả lời : Biển h.58 : cấm đi ngược chiều Biển h.59 : cấm ôtô - Biển h.58 - Xác định bằng viết chì vào SGK , 1 HS lên bảng xác định vào biển báo . - Biển h.58 : có 2 trục đối xứng - Biển h.59 : có 1 trục đối xứng - Nhắc lại định nghĩa . - Vẽ 2 dây cung bất kỳ . Dựng 2 đường trung trực của 2 dây , tâm là giao điểm của 2 đường trung trực . - Gấp 2 đường kính , giao của 2 đường kính là tâm của hình tròn . Hoạt động 5 : DẶN DÒ (1 phút) Nắm vững các kiến thức : đường tròn , hình tròn , tâm đối xứng , trục đối xứng và nhất là cách xác định 1 dường tròn , Làm BT 9 như hướng dẫn của SGK . Đọc phần có thể em chưa biết . Vẽ 1 đường tròn và các dây cung bất kì (trong đó có 1 đường kính) . Hãy so sánh độ dài của các dây cung bất kì với đường kính .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_9_tiet_20_luyen_tap_duong_tron_nam_hoc_20.doc