Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 39+40 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế.
2. Kĩ năng:
Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế.
3. Thái độ:
Rèn kĩ năng quan sát, tính linh họat.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, êke, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: - SGK, thước thẳng, êke
- Thuộc các tổng quát về hệ phương trình tương đương
III. PHƯƠNG PHÁP:
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (2 phút)
2. Kiểm tra miệng: (7 phút)
GV: Gọi HS1 lên bảng làm bài 8a/ SGK 12.
GV: Kiểm tra tập bài tập của 4 HS: Trung bình, yếu.
3. Bài mới: (32 phút)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 39+40 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 25/ 12/ 2020 Tiết 39 Ngày dạy: 27/ 12/ 2020 Bài 3: GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế. 2. Kĩ năng: Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. 3. Thái độ: Rèn kĩ năng quan sát, tính linh họat. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, êke, phấn màu, bảng phụ. 2. Học sinh: - SGK, thước thẳng, êke - Thuộc các tổng quát về hệ phương trình tương đương III. PHƯƠNG PHÁP: IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: (2 phút) 2. Kiểm tra miệng: (7 phút) GV: Gọi HS1 lên bảng làm bài 8a/ SGK 12. GV: Kiểm tra tập bài tập của 4 HS: Trung bình, yếu. 3. Bài mới: (32 phút) HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Để tìm nghiệm của một hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn ngòai cách giải bằng đồ thị ta có thể giải bằng cách khác. Một trong các cách giải là quy tắc thế. Họat động 1: Quy tắc thế (12 phút) GV: Từ phương trình (1) em hãy biểu diễn x theo y? HS: thực hiện: x = 3y + 2 (1’) GV: Lấy kết quả trên thế vào chỗ của x trong phương trình (2) ta có phương trình nào? HS: -2(3y+2)+ 5y = 1 (2’) GV: Kết hợp phương trình (1’) và (2’) Ta được hệ: x = 3y + 2 -2(3y+2)+ 5y = 1 GV: Hệ này như thế nào với hệ (I)? HS: Hệ này tương đương với hệ (I). GV: Qua ví dụ trên em hãy nêu các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế? HS1: Nêu HS2: Nhắc lại. GV: Chốt lại quy tắc Họat động 2: Áp dụng (20 phút) (III) GV: Ghi ví dụ 2 lên bảng HS: Đọc đề GV: Muốn giải hệ (I) bằng phương pháp thế ta thực hiện như thế nào? HS: Ta biểu diễn y theo x từ phương trình thứ nhất sau đó thế vào phương trình thứ hai. HS: Tự giải (như SGK). GV: Đưa cách trình bày khác lên màn hình. GV: Khi các em giải hệ phương trình bằng phương pháp thế em có thể trình bày theo cách này. GV: Yêu cầu HS làm ?1 HS: Thực hiện. GV: Chấm điểm vài HS. GV đưa nội dung họat động nhóm lên bảng phụ Giải các hệ phương trình sau và minh họa bằng đồ thị. (IV) a/ 4x- 2y = -6 (7) Nhóm 1, 2 -2x+ y = 3 (8) (V) b/ 4x + y = 2 (9) Nhóm 3, 4 8x+ 2y = 1 (10) HS họat động nhóm trong 5 phút sau đó đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. HS: Nhận xét bài làm của các nhóm. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Qua 2 bài tập trên em rút ra nhận xét gì? HS: Nêu nhận xét như chú ý – SGK. HS2: Đọc. GV: Chiếu lên màn hình. GV: Qua đây em hãy nêu cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế? HS: Nêu như tóm tắt cách giải phương trình bằng phương pháp thế -SGK 15. HS1, 2: Nhắc lại. 1. Quy tắc thế Ví dụ 1: Xét hệ phương trình: (I) x- 3y = 2 (1) -2x+ 5 y = 1 (2) x = 3y + 2 -2(3y+2)+ 5y = 1 x= 3y +2 -6y -4 +5y = 1 x = 3y +2 y = -5 x = -13 y =-5 Vậy hệ (I) có nghiệm duy nhất là: x = -13 y = -5 Quy tắc thế: SGK/13. 2. Áp dụng Ví dụ 2: 2x- y = 3 (3) x+ 2y = 4 (4) Rút y từ (3) ta có: y = 2x- 3 (5) Thế vào phương trình (4) ta có: x + 2(2x- 3) = 4 5x – 6 = 4 x = 2 Thế x =2 vào (5) ta có: y =2.2- 3 = 1 Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là: x = 2 y =1 Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế: 4x- 5y = 3 (5) 3x – y = 16 (6) Rút y từ (6) ta có: y = 3x- 16 Thế y = 3x – 16 vào phương trình (5) ta có: 4x- 5(3x- 16) = 3 -11x + 80 = 3 -11x = -77 x = 7 x = 7 y = 3.7 – 16 = 5 Vậy hệ phương trình (III) có nghiệm duy nhất x = 7 y = 5 Bài tập: (IV) a/ 4x- 2y = -6 (7) -2x + y = 3 (8) Từ phương trình (8) ta có: y = 2x+ 3 thế vào phương trình : 4x- 2(2x+ 3) = -6 0x = 0 R Vậy hệ (IV) có vô số nghiệm có dạng: xR 3 y x O (7) (8) y = 2x+ 3 (V) b/ 4x+ y = 2 (9) 8x+ 2y = 1 (10) Từ phương trình (9) ta có: y = -4x+ 2 Thế vào phương trình (10) 8x+ 2(-4x+2) = 1 0x = -3 Phương trình trên vô nghiệm. 1 1 2 y x (9) (10) O Vậy hệ (V) vô nghiệm. Chú ý: SGK/14. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế: SGK/ 15. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (4 phút) a) Đối với bài học ở tiết này: - Lý thuyết: Học thuộc cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế - Bài tập: 12, 13a, 14, 18, 19*/SGK15, 16, 20, 23, 24/ SBT 7 b) Đối với bài học ở tiết sau - Ôn tập lại “Quy tắc cộng đại số”. - Xem trước bài “Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số”. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. ....................................................................................................................... 2. ....................................................................................................................... 3. ........................................................................................................................ Tuần 20 Ngày soạn: 25/ 12/ 2020 Tiết 40 Ngày dạy: 27/ 12/ 2020 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại cho HS cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, cách biến đổi áp dụng quy tắc thế. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng áp dụng quy tắc thế để biến đổi tương đương hệ phương trình, giải phương trình bằng phương pháp thế một cách thành thạo. 3. Thái độ: Tích cực luyện tập, cẩn thận trong tính toán II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nội dụng theo yêu cầu bài học, các phương tiện dạy học cần thiết 2. Học sinh: Đủ SGK, đồ dùng học tập và nội dung theo yêu cầu của GV III. PHƯƠNG PHÁP: Liên hệ, vận dụng, vấn đáp IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Nêu các bước biến đổi hệ phương trình và giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Giải bài tập 12 b 3. Bài mới: (32 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung Giải bài tập 13 - Theo em ta nên rút ẩn nào theo ẩn nào và từ phương trình nào? Vì sao? - Hãy rút y từ phương trình (1) sau đó thế vào phương trình (2) và suy ra hệ phương trình mới. - Hãy giải hệ phương trình trên. - HS làm bài. Giải bài tập 15 - Để giải hệ phương trình trên trước hết ta làm thế nào ? Em hãy nêu cách rút ẩn để thế vào phương trình còn lại - Với a = 0 ta có hệ phương trình trên tương đương với hệ phương trình nào? Hãy nêu cách rút và thế để giải hệ phương trình trên. - Nghiệm của hệ phương trình là bao nhiêu? - HS làm bài tìm nghiệm của hệ Bài tập 13 a) Û Û Hệ phương trình đã cho có nghiệm là: ( x ; y) = ( 7 ; 5) b) Û Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) = (3; 1,5) Bài tập 15: Với a = -1 ta có hệ phương trình: Ta có phương trình (4) vô nghiệm ® Hệ phương trình đã cho vô nghiệm. b) Với a = 0 ta có hệ phương trình: . Vậy hệ phương trình có nghiệm (x; y) = (-2; 1/3) 4. Củng cố kiến thức - Hướng dẫn về nhà (4 phút) a) Củng cố: - Nêu cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế (nêu các bước làm) b) Hướng dẫn: Nắm chắc cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế (chú ý rút ẩn này theo ẩn kia - Xem lại các ví dụ và bài tập đã chữa, hướng dẫn giải bài tập 18; 19 - BTVN 15 (c); 18; 19 V. RÚT KINH NGHIỆM 1. ........................................................................................................................ 2. ....................................................................................................................... 3. ........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_9_tiet_3940_nam_hoc_2020_2021.doc