Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 50: Đồ thị của hàm số y = ax² (a ≠ 0) - Nguyễn Văn Tân
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức:
-Biết được dạng của đồ thị hàm số y=ax2 (a 0). Phân biệt được chúng trong hai trường hợp a>0 và a<0. Nắm vững tính chất của đồ thị hàm số và liên hệ tính chất của đồ thị với tính chất của hàm số để vẽ đồ thị hàm .
Kỹ năng:
-Biết vẽ đồ thị của hàm số y=ax2 với giá trị bằng số của a.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi, thước thẳng.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi.
III/ TIẾN HÀNH
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS1 : Nêu tính chất của hàm số y=ax2 (a 0)?
HS Trả lời
GV Nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới
GV : Hôm nay ta học bài 2 “Đồ thị của hàm số y=ax2”. Bài mới!
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 50: Đồ thị của hàm số y = ax² (a ≠ 0) - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../......./........ Ngày dạy: ./......./........ TUẦN 24 TIẾT 50 Bài 2: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax2 (a0) I/ MỤC TIÊU Kiến thức: -Biết được dạng của đồ thị hàm số y=ax2 (a0). Phân biệt được chúng trong hai trường hợp a>0 và a<0. Nắm vững tính chất của đồ thị hàm số và liên hệ tính chất của đồ thị với tính chất của hàm số để vẽ đồ thị hàm . Kỹ năng: -Biết vẽ đồ thị của hàm số y=ax2 với giá trị bằng số của a. II/ CHUẨN BỊ - GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi, thước thẳng. - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi. III/ TIẾN HÀNH 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS1 : Nêu tính chất của hàm số y=ax2 (a 0)? HS Trả lời GV Nhận xét cho điểm 3. Giới thiệu bài mới GV : Hôm nay ta học bài 2 “Đồ thị của hàm số y=ax2”. Bài mới! TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 15’ 15’ Hoạt động 1 Ví dụ 1 -Nhắc lại thế nào là đồ thị của hàm số y=f(x)? Ta đã biết, trên mặt phẳng toạ độ, đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp các điểm M(x,f(x)). Để xác định 1 điểm của đồ thị, ta lấy một giá trị của x làm hoành độ còn tung độ là giá trị tương ứng của y=f(x). Ở đây ta đi xét xem đồ thị hàm số y=ax2(a 0) có dạng như thế nào và nó có đặc điểm gì đặc trưng ? Cách vẽ ra sao? Ta đi vào ví dụ 1. (GV giới thiệu trên bảng phụ) -Vẽ hệ toạ độ Đề các và xác định các cặp giá trị sau của x và y. A(-3;18); B(-2;8); C(-1;2); O(0;0) A’(3;18); B’(2;8); C’(1;2). -Đồ thị của hàm số y=2x2 như thế nào với các điểm này? GV Hướng dẫn HS vẽ đồ thị của hàm số trên, cho HS vẽ theo, chú ý hướng dẫn cho HS kỉ thuật vẽ đường cong. Cho HS làm ?1. Đồ thị nằm ở phía trên hay phía dưới trục hoành? Vị trí của cặp điểm A,A' đối với trục Oy?Tương tự đối với các cặp điểm B,B' và C,C'? Điểm nào là điểm thấp nhất của đồ thị? Giới thiệu đường cong trên gọi là Parabol. Hoạt động 2 Ví dụ 2 GV Giới thiệu ví dụ 2. Nghiên cứu ví dụ 2, biểu diễn các điểm M(-4;-8); N(-2;-2); P(-1;-1/2); O(0;0); P’(1;-1/2) N’(2;-2); M’(4;-8) và vẽ đồ thị của hàm số y =. Cho HS quan sát và trả lời ?2 Từ hai ví dụ 1, 2 ở trên ta có nhận xét gì về đồ thị của hàm số y=ax2 ? Giới thiệu: Đường cong đó được gọi là một Parapol với đỉnh O. Cho HS làm ?3. Hướng dẫn HS cách làm ?3 như sao: Dựa và đồ thị ở ?2 để tìm tung độ y của D khi x =3; sau đó thay trực tiếp vào công thức của hàm số để tìm y và so sánh 2 kết quả. Tương tự câu a) nhưng chỉ tìm x. Cho HS nghiên cứu kỉ phần chú ý SGK GV Treo bảng phụ minh hoạ cho HS về chú ý này HS Nhắc lại. HS Lớp lắng nghe và nhớ lại. HS Ghi ví dụ 1. HS Quan sát, trả lời HS Thực hiện theo gợi ý của GV HS Trả lời Đồ thị hàm số nằm trên trục hoành. Vị trí của A và A’ đồi xứng nhau qua trục Oy; tương tự các cặp điểm B, B’ và C, C’ cũng đối xứng nhau qua trục Oy. Điểm thấp nhất của đồ thị là O. HS thực hiện HS Trả lời -Đồ thị hàm số nằm dưới trục hoành. -Ví trí các điểm P, P’; M, M’ và N’ N’ đối xứng nhau qua Oy. -Điểm cao nhất là O. HS Đọc nhận xét Đồ thị của hàm số y=ax2( a 0 )là một đườngcong đi qua gốc toạ độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng . Đường cong đó được gọi là một Parapol với đỉnh O. -Nếu a>0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành , O là điểm thấp nhất của dồ thị . -Nếu a<0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành , O là điểm cao nhất của dồ thị HS Thực hiện a) Khi x=3 thì y = -4,5 b) Khi y= -5 thì x = 3,16 HS Quan sát 4.Củng cố (8’) Cho HS làm bài tập 4 trang 36 SGK Bài 4/36 Bài giải x -3 -2 -1 0 1 2 3 y=3x2/2 13,5 6 1,5 0 1,5 6 13,5 y=-3x2/2 -13,5 -6 -1,5 0 -1,5 -6 -13,5 5. Dặn dò (1’) Học bài Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài tập 5, 6, 7 trang 37 SGK Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập. Duyệt của BGH Giáo viên soạn Nguyễn Văn Tân .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_9_tiet_50_do_thi_cua_ham_so_y_ax_a_0_nguy.doc