Giáo án Địa lý 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Địa lý 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 a) Về kiến thức:

 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số ở nuớc ta, nguyên nhân và hậu quả.

 - Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi và theo giới) và xu hướng thay đổi dân số của nước ta, nguyên nhân sự thay đổi đó.

 b) Về kĩ năng:

- Có kĩ năng vẽ và phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số.

* Kỹ năng sống:

- Tư duy: Thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ, bản đồ.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.

 c) Về thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình.

 2. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực hình thành:

 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa.

 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

 a) Phương pháp: - Vấn đáp. Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

II. Chuẩn bị của Gv và HS:

 1. Chuẩn bị của Gv:

 - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.

 - Tranh ảmh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.

 2. Chuẩn bị của HS:

 Tư liệu trong SGK

III. Chuỗi các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động khởi động: (1 phút)

 Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài học hôm nay:

 2. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Mỗi dân tộc có đặc điểm gì? Sự phân bố các dân tộc như thế nào?

 

doc 195 trang maihoap55 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ VIỆT NAM (TIẾP THEO)
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tiết 1- Bài 1: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Ngày soạn: /9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
08/9/2020
4
9
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Kiến thức:
 - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
 - Thấy được mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết, xây dựng bảo vệ tổ quốc.
 - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy được sự biến động trong phân bố dân tộc do đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời gian qua.
 - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.
 b) Kĩ năng: So sánh giữa các dân tộc.Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo các thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau...
 * Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức...
 c) Thái độ: Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa...
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Bản đồ dân cư Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam.
 - Bộ tranh đại gia đình các dân tộc Việt Nam (nếu có)
 - Tranh, ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Tư liệu SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu % dân số ? Đặc điểm nổi bật của một số dân tộc ? So với trước cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
 (20 phút)
? Hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? Các dân tộc sự khác nhau như thế nào? Ví dụ?
? Sự khác nhau trên đã tạo cho nền văn hoá Việt Nam chúng ta có đặc điểm gì? 
* GV đưa ra một số dẫn chứng, tranh ảnh, bộ tranh minh hoạ về cộng đồng dân tộc Việt Nam.
 - Ví dụ 1: Ngôn ngữ 
 Việt Nam có các ngữ hệ chính: 
 + Nhóm Hán Tạng: Hán - Hoa, Tạng, Miến, Mông . 
 + Nhóm Nam á: Việt, Mường, Mông, Khơ me.
 + Nhóm Tày Thái: Tày, Thái, Ka Dai .
 + Nhóm Malayô-Pôlinêđiêng...
- Ví dụ 2: Trang phục 
 Một số tranh ảnh về trang phục và bộ tem cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
 - Ví dụ 3: Phong tục - tập quán: Dựng vợ gả chồng
 Dân tộc Mông: cướp vợ
 Dân tộc Thái: ở rể 
 Dân tộc Chăm: mang họ mẹ
 Dân tộc Kinh: cưới vợ.
- HS làm việc cá nhân (10 phút)
? Quan sát H1.1, hãy cho biết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ dân số bao nhiêu?
? Em hãy nêu khái quát đặc điểm của dân tộc Việt và dân tộc ít người. 
? Em hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
? Quan sát H1.2, hãy cho biết trong ảnh là dân tộc nào? Mô tả và nhận xét?
- GV giới thiệu một bộ phận dân tộc khác sinh sống ở nước ngoài và vai trò của bộ phận dân tộc đó: Việt Kiều 
GV chốt lại: Việt Nam có 54 dân tộc anh em tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết.
* Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân 
(18 phút)
? Dựa vào bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, SGK kết hợp vốn hiểu biết hãy trình bày sự phân bố các dân tộc ở Việt nam?
? Sự phân bố các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam ?
? So với trước cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi không? Tại sao? (đã có nhiều thay đổi,...)
* Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? CH: Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em ?.
- HS đọc kết luận chung SGK
I. Các dân tộc ở Việt Nam 
* Đặc điểm chung 
 Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán 
* Thành phần dân tộc
1. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm ≈ 86% " có nhiều kinh nghiêm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế, khoa học - kĩ thuật.
2. Các dân tộc ít người chiếm 13,8% " có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. Phân bố các dân tộc 
- Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
 + Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
 + Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê Gia rai, Mnông.
 + Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa, 
* Kết luận chung: (SGK)
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 1. Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong câu sau:
 a. Dân tộc Việt có số dân đông nhất, chiếm tỷ lệ phần trăm dân số nước ta là:
75.5 %	C- 85.2 %
80.5 %	D- 86.2 %
 b) Địa bàn cư trú của dân tộc ít người ở Việt Nam chủ yếu ở:
 A. Đồng bằng, ven biển và trung du.	C. Miền núi và cao nguyên.
 B. Miền trung và cao nguyên.	D. Tất cả các ý trên.
 c) Hoạt động sản xuất của các dân tộc ít người ở Việt Nam là:
Trồng cây hoa màu.	
Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Sản xuất một số hàng thủ công.
Tất cả các ý trên.
 2. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
 - GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
 - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 02 - Bài 02: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Ngày soạn: /9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
11/9/2020
4
9
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số ở nuớc ta, nguyên nhân và hậu quả.
 - Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi và theo giới) và xu hướng thay đổi dân số của nước ta, nguyên nhân sự thay đổi đó.
 b) Về kĩ năng:
- Có kĩ năng vẽ và phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số...
* Kỹ năng sống:
- Tư duy: Thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ, bản đồ... 
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng... 
 c) Về thái độ: 
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa... 
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Vấn đáp. Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.
 - Tranh ảmh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Tư liệu trong SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài học hôm nay:
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Mỗi dân tộc có đặc điểm gì? Sự phân bố các dân tộc như thế nào?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (6 phút)
- GV: yêu cầu HS dựa vào SGK kết hợp vốn hiểu biết hãy nêu rõ:
? Dân số nước ta vào năm 2003 tới nay có khoảng bao nhiêu triệu người?
? Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới ? điều đó nói lên điều gì về dân số nước ta ?
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
* Chuyển ý:
* Hoạt động 2: (12 phút)
- GV YC HS Dựa vào H2.1- Biểu đồ gia tăng dân số của nước ta, tranh ảnh và vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời theo các câu hỏi của mục II trong SGK
1) Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột?
2) Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua từng giai đoạn và xu hướng thay đổi từ 1976 -> 2003. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó ? 
3) Nhận xét mối quan hệ gia tăng dân số tự nhiên với sự thay đổi số dân và giải thích?
- HS dựa vào bảng 2.1 làm tiếp câu hỏi trong mục II SGK.
- HS trình bày kết quả.
- GV chuẩn kiến thức.
* Chuyển ý:
* Hoạt động 3: (15 phút)
- GV YC HS Dựa vào bảng số liệu H2.2 và vốn hiểu biết, cho biết:
? Cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào? (Dân số già hay dân số trẻ)
- Dựa vào bảng 2.2 sgk/9 => Trả lời câu hỏi ở cuối bảng 
- GV hướng dẫn phân tích bảng số liệu 
1) Nhận xét tỉ lệ Nam , Nữ qua các năm và xu hướng phát triển từ 1979 -> 1999?
2) Nhận xét tỉ lệ Nam, Nữ qua các năm ở từng độ tuổi? Giải thích?
3) So sánh tỉ lệ người dưới tuổi lao động từ 0 -> 14 tuổi và 15 -> 59 tuổi với số người > 60 tuổi? Hãy nhận xét về xu hướng thay đổi tỉ lệ trong các độ tuổi từ năm 1979 -> 1999?
4) Nguyên nhân nào cơ cấu theo giới, theo độ tuổi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Từ nguyên nhân dẫn tới hậu quả gì? 
- HS đọc kết luận chung SGK
I - Dân số:
- Dân số Việt Nam Năm 2003: 80.9 triệu người.
- Là nước đông dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á, thứ 14 trên thế giới
II- Gia tăng dân số:
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nhanh khác nhau giữa các vùng, miền, ở nông thôn cao hơn thành thị.
- Vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên, sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
.- Dân số nước ta tăng nhanh. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số 
III- Cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số nước ta theo độ tuổi trẻ và đang thay đổi:
+Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
+Tỉ lệ trong độ tuổi lao động và độ tuổi trên lao động tăng lên.
- Cơ cấu về giới: Nữ > Nam. Ngày nay có xu hướng tiến tới sự cân bằng
- Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm
- Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi và khác nhau giữa các địa phương.
* Nguyên nhân KT- XH:
- Kinh tế chậm phát triển, xung đột biên giới, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp,...
* Hậu quả: Khó nâng cao mức sống của người dân, dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng,...
* Kết luận chung: SGK
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 1. Chọn ý đúng trong câu sau:
	Dân số năm 2003 của nước ta là:
a. 75.9 triệu người.	c. 80.9 triệu người. (*)
b. 80.5 triệu người.	d. 81.9 triệu người.
 2. Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Tại sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ?
 GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
 - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Kí duyệt tổ chuyên môn
 Ngày tháng 9 năm 2020
 Nguyễn Thị Minh Thuận
Tiết 03 - Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Ngày soạn: 10/9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
15/9/2020
4
9
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức: Sau bài học HS có thể : 
 - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số, tình hình phân bố dân cư ở nước ta .
 - Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
 - Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
 b) Về kĩ năng:
* Kĩ năng bài học:
 - Biết sử dụng bản đồ phân bố dân cư, đô thịû Việt Nam hoặc át lát ĐLVN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta. 
 - Phân tích bảng số liệu về MDDS của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
* Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng,giao tiếp,tự tin,lắng nghe tích cực,giải quyết vấn đề, Tư duy,tìm kiếm thông tin,xử lí thông tin.
 c) Về thái độ:
 - Ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa....
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: 
 - Phương pháp:Trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp, so sánh, phân tích.
 + Phương pháp dạy học theo nhóm.
 b) Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não. Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam , át lát ĐLVN.
 - Bảng số liệu.
 - Tranh ảnh về một số loại hình làng 
 2. Chuẩn bị của HS: 
 Chuẩn bị kiến thức SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và đô thị, thưa thớt ở miền núi. Ở từng nơi người dân lựa chọn hình thức quần cư phù hợp với điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình. Tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
 ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta là gì?
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: ( 12 phút)
Cho số liệu: 
- Năm 2003 mật độ Lào 24 người/km2 mật độ Inđônêxia 115 người/km2 Thái Lan 123 người/km2; mật độ thế giới 47 người/km2
? Qua số liệu em có nhận xét về mật độ dân số nước ta ?
- GV cho HS so sánh các số liệu về mật độ dân số nước ta giữa các năm 1989,1999,2003 để thấy mật độ dân số ngày càng tăng ,(bảng 3.2)
 (năm 1989 là 195 người/km2; năm 1999 mật độ là 231 người/km2; 2003 là 246 người/km2)
CH: Nhắc lại cách tính mật độ dân số 
CH: Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam hình 3.1 cho nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta? (phân bố không đều,giữa nông thôn, thành thị, đồng bằng )
? Dân cư sống đông đúc ở những vùng nào? , (đồng bằng ven biển và các đô thị, do thuận lợi về điều kiện sinh sống)
CH: Dân cư thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
- Để giúp HS nhận biết dân cư phân bố không đều GV yêu cầu HS Quan sát lược đồ bản đồ phân bố dân cư Việt Nam trả lời câu hỏi SGK
? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều?
? Dân thành thị còn ít chứng tỏ điều gì? (nước ta là nước nông nghiệp)
? Khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác nguồn tài nguyên ở mỗi vùng ntn?
CH: Em có biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư không?
- Giảm tỉ lệ sinh,phân bố lại dân cư ,lao động giữa các vùng và các ngành kinh tế, cải tạo xây dựng nông thôn mới 
* Hoạt động 2: ( 12 phút)
HS Làm việc theo nhóm
 - GV yêu cầu HS dựa vào SGK Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư, tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn, sự khác nhau về quần cư nông thôn ở các vùng khác nhau và giải thích?
? Ở nông thôn dân cư thường làm những công việc gì? vì sao? (trồng trọt, chăn nuôi, thủ công)
- Nông thôn dân cư thường sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Các làng bản thường phân bố ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước .
- Chú ý hoạt động kinh tế để hiểu vì sao các làng bản ở nông thôn thường cách nhau xa. Mật độ cách bố trí các không gian nhà cũng có đặc điểm riêng của từng miền. Đó chính là sự thích nghi của con người với thiên nhiên và hoạt động kinh tế 
? Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?
? Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam (hình 3.1), hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?
? Ở thành thị dân cư thường làm những công việc gì? vì sao?
- Ở thành thị dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ
? Sự khác nhau về hoạt động kinh tế cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào?
? Địa phương em thuộc loại hình nào?
? Quan sát hình 3.1 hay nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta . Giải thích vì sao?
* Hoạt động 3: ( 9 phút)
Qua số liệu ở bảng 3.1:
? Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục giai đoạn 1995 - 2000 tăng nhanh nhất
- Tỉ lệ dân đô thị nước ta còn thấp. điều đó chứng tỏ trình độ đô thị hoá thấp, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp 
? So với thế giới đô thị hoá nước ta như thế nào?
 - Tô-ki-ô năm 2000 có 27 triệu người
 - Niu I-oóc năm 2000 có 21 triệu người
CH: Việc tập trung quá đông dân vào các thành phố lớn gây ra hiện tượng gì?
? HS Quan sát lược đồ phân bố dân cư để nhận xét về sự phân bố của các thành phố lớn - Mật độ dân số năm 2003 đồng bằng sông Hồng là 1192 ngưòi/km2, Hà Nội gần 2830 ngưòi/km2, TPHCM gần 2664 ngưòi/km2 ,
? Hãy lấy dẫn chứng về sự quá tải này.
? Kể tên một số TP’ lớn nước ta ? (một số thành phố lớn Hà Nội, TP’ HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng)
CH: Lấy VD minh hoạ về việc mở rộng quy mô các TP
- HS đọc kết luận chung SGK
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư.
- Năm 2003: mật độ dân số là
246 người/Km2; thuộc loại cao trên thế giới.
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. 
+ ĐBSH có mật độ dân số cao.
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp
- Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn.
II. Các loại hình quần cư.
1. Quần cư nông thôn.
- Quần cư nông thôn:
+ Mật độ dân số thấp, nhà của phân tán giữa các cánh đồng, dân cư thưa thớt
- Hoạt động kinh tế: chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp,...
Hiện nay Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Quần cư thành thị.
- Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến.
- Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển.
- Hoạt động kinh tế: chủ yếu là phát triển công nghiệp, dịch vụ...
III. Đô thị hoá.
- Các đô thị nước ta phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.
* Kết luận chung: sgk.
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 - Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?
 - Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta ?
 - Quan sát bảng số liệu 3.2 rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư không đều và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta 
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài sau: Bài 4 lao động và việc làm chất lượng cuộc sống
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 04 - Bài 04: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG 
Ngày soạn: 10/9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
18/9/2020
4
9
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
 - Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm
 - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
 b) Về kĩ năng:
 - Biết phân tích bảng biểu đồ về cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông, theo đào tạo. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành. cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần phần kinh tế ở nước ta.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở mức độ đơn giản.
 c) Về thái độ:
 - GD HS biết nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh Sử dụng bản đồ, lược đồ, học tập tại thực địa....
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Quan sát. Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Các biểu đồ: cơ cấu lực lượng lao động và sử dụng lao động.
 - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nước ta về: y tế, giáo dục, giao thông, bưu chính viễn thông.
 2. Chuẩn bị của HS: Nội dung SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đến việc làm.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Nêu những đặc điểm khác nhau giữa nông thôn và thành thị? Liên hệ ở địa phương?
Hoạt đông của Gv và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: ( 13 phút)
- GV: yêu cầu HS dựa vào H4.1, kênh chữ, kết 
hợp vốn hiểu biết hãy trả lời các câu hỏi sau:
 ? Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi nào ?
 ? Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
? Nhận xét và giải thích cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta? 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
? Nhận xét cơ cấu lao động thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?
- Các nhóm trả lời - Nhóm khác bổ xung
- Giáo viên cho học sinh quan sát H4.2 và trả lời câu hỏi
(?) Dựa vào hình 4.2 hãy nêu những nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
(?) Rút ra kết luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động? Giải thích tại sao?
- HS trả lời - HS khác bổ xung
- GV nhận xét kết luận
* Hoạt động 2: (10 phút)
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
(hai nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong thời gian 5 phút)
1. Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
2. Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhưng nước ta lại thiếu lao động có tay nghề?
3. Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì?
- Các nhóm trả lời - Nhóm khác bổ xung
- Giáo viên kết luận
* Hoạt động 3: (10 phút)
- Giáo viên cho HS đọc mục III sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
1. Đọc mục 3 và hiểu biết thực tế nêu những thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống?
2. Quan sát H4.3 giải thích ý nghĩa?
3. Nhà nước đã và đang có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở mọi miền đất nước?
-> Cho học sinh phát biểu, bổ sung cho nhau.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
- Giải thích chỉ số HDI.
-> Là chỉ số phát triển con người, được tích dựa trên 3 chỉ số chủ yếu:
+ GDP(hoặc GNP) tính theo đầu người.
+ Tỉ lệ người biết chữ và được đi học.
+ Tuổi thọ trung bình.
-> Chỉ số này do LHQ đưa ra để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia, không chỉ thuần túy về mặt KT, mà còn chú trọng đến mặt chất lượng cuộc sống của nhân dân trong quốc gia đó.
- HS đọc kết luận chung SGK
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động.
 1. Nguồn lao động.
- Ưu điểm: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng động sáng tạo, linh hoạt trong cơ chế thị trường.
- Hạn chế: Lao động có chuyên môn kĩ thuật còn , thể lực yếu, thiếu tác phong công nghiệp, phân bố chưa hợp lí (tập trung chủ yếu ở nông thôn 75%).
2. Sử dụng nguồn lao động.
- Phần lớn lao động của nước ta còn tập trung trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp
- Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi. Giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
II. Vấn đề việc làm.
- Hiện nay thiếu việc làm và thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao.
* Hướng giải quuyết:
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng cho hợp lí.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
III. Chất lượng cuộc sống.
* Thành tựu:
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
* Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng.
- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%.
- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. 
- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
* Hạn chế:
- Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng.
- Sự phân hóa giàu nghèo còn khá rõ rệt nhất là ở các thành phố lớn.
* Kết luận chung: sgk.
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 ? Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?
 ? Nêu một số thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống?
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Sưu tầm tranh ảnh cuộc sống của nhân dân ta.
 - Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3 SGK, bài tập bản đồ, vở bài tập địa lí lớp 9.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 Kí duyệt tổ chuyên môn
 Ngày 11 tháng 9 năm 2020
Tiết 5 - Bài 5: THỰC HÀNH
 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999
Ngày soạn: 17/ 9/2020
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Ghi chú
 23/ 9/2020
1
9
HS Vắng:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Biết được cách phân tích và so sánh tháp dân số.
 - Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng “Già” đi.
 - Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế.
 - Có trách nhiệm với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lý.
 b) Về kĩ năng: Đọc, phân tích, so sánh tháp tuổi để giải thíchcác xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi, các thuận lợi, khó khăn, giải pháp chính sách dân số.
 * Kỹ năng sống
 - Phân tích, so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.
 - Phân tích mqh giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế, xã hội.
 - Trách nhiệm của bản thân với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lí.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
 - Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin.
 c) Về thái độ: Tự giác, nghiêm túc.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 - Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, lược đồ so sánh, học tập tại thực địa....
 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp: - Quan sát, Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv: 
 - Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 (phóng to)
 - Tư liệu tranh ảnh về vấn đề kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. 
 2. Chuẩn bị của HS: Nội dung SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
- GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: hoàn thành 3 bài tập trong SGK.
 - Cách thức tiến hành: cá nhân tự nghiên cứu sau đó trao đổi trong nhóm và báo cáo kết quả thực hành.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Vì sao nói việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần có những biện pháp gì?
Hoạt đông của Gv và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (13 phút)
GV: yêu cầu HS nhắc lại về cấu trúc một tháp dân số: 
- Trục ngang: tỉ lệ %.
- Trục đứng: độ tuổi.
- Các thanh ngang thể hiện dân số từng nhóm tuổi.
- Phải, trái: giới tính.
- Gam màu.
+ HS dựa vào H 5.1 kết hợp kiến thức đã học, hãy hoàn thành bài tập số 1.
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: (10 phút)
- Cá nhân thông qua kết quả chính xác của bài tập1, kết hợp với kiến thức đã học
? Tự nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta từ năm 1989 đến năm 1999?
- HS trong nhóm cùng trao đổi kết quả của mình, kiểm tra lẫn nhau.
- HS trình bày kết quả.
- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 3: (10 phút)
 - HS dựa vào thực tế, kết hợp vốn hiểu biết, đánh giá thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi và tự đề ra 
- HS trong nhóm cùng trao đổi, bổ sung cho nhau tìm ra kết quả đúng nhất.
- HS trình bày kết quả.
- GV chuẩn kiến thức.
- Học sinh đọc kết luận chung SGK
I. Bài tập số 1:
- Hình dạng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc, nhưng đáy ở tháp nhóm 0-4 tuổi của năm 1999 thu hẹp hơn năm 1989.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao song độ tuổi dưới tuổi lao động của năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
- Tỉ lệ phụ thuộc, cao, song năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.
II. Bài tập số 2:
- Sau 10 năm (1989 - 1999):
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14T giảm từ 39% 
-> 33,5% (giảm 5.5%).
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15 - 59 tăng từ 53,8% -> 58,4% (tăng 4,6%)
+ Tỉ lệ nhóm tuổi trên 60T tăng từ 7,2 -> 8,1% (tăng 0,9%)
* Nguyên nhân: Do c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc