Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo)

Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của ĐBSH.

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSH.

- Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.

 

docx 5 trang maihoap55 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Khối 9 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TIẾP THEO)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của ĐBSH.
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSH.
- Tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Một số tranh ảnh
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS nêu được 1 số sản phẩm nông nghiệp về vụ đông nổi bật của vùng.
c) Sản phẩm:
HS biết được các sản phẩm như: Cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Giáo viên trưng bày các hình ảnh nổi bật của vùng ĐBSH
+ Học sinh quan sát và đoán tên sản phẩm nông nghiệp qua hình ảnh.
Bước 2: HS ghi tên các sản phẩm để thể hiện sự hiểu biết về đối tượng.
Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức và đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế ( 17 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được thế mạnh và sự phân bố của các ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ vùng Đồng bằng sông Hồng để hoàn thành phiếu học tập.
Nội dung chính:
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Công nghiệp 
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh .
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng .
- Ngành công nghiệp trọng điểm : chế biến lương thực thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng :máy công cụ , động cơ điện , phương tiện giao thông , thiết bị điện tử , hàng tiêu dùng : vải , sứ dân dụng, quần áo 
2. Nông nghiệp:
+ Trồng trọt:
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực .
- Đứng đầu cả nước về năng suất lúa ( 56.4 tạ, ha)
- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao . 
+ Chăn nuôi:
- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước .
- Nuôi ḅò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển 
3. Dịch vụ 
- Giao thông vận tải , bưu chính viễn thông , du lịch phát triển 
- Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng : Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà .
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn ở phía bắc.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập
Ngành
Hiện trạng
Nông nghiệp
- Phát triển sớm nhất nước ta.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Tập trung ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và cơ khí.
Công nghiệp
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng lương thực. Năng suất lúa cao nhất cả nước.
- Vụ đông trở thành vụ chính ở một số địa phương.
- Ngành chăn nuôi được chú ý phát triển. Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
Dịch vụ
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông đều phát triển mạnh.
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng.
- Vùng có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như chùa Hương, Cúc Phương,Cát Bà ..
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập, học sinh đọc bài SGK và thực hiện theo yêu cầu
	* Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp.
	* Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về công nghiệp. 
	* Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về dịch vụ.
Ngành
Hiện trạng
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các nhóm sẽ đem kết quả dán lên bảng theo vị trí đã thống nhất và trình bày kết quả.
Bước 3: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bài làm của nhóm bạn.
Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức. HS ghi nhận kết quả vào tập học.
2.2. Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế ( 10 phút)
a) Mục đích:
- Xác định được các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế quan trọng của từng trung tâm.
- Lí giải sự phát triển kinh tế chung
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng .
- Tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long .
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa , sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên , nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ .
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
● Các trung tâm kinh tế của vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long 
● Các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm: HS xác định trên lược đồ.
● Nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sáp nhập Hà Nội )
● Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa , sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên,nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
● Xác định trên H21.2 các trung tâm kinh tế của vùng ?
● Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm ?
● Nêu tên và xác định vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
● Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bước 2: Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách giáo khoa, lược đồ H21.2, tập bản đồ/Atlat. Trao đổi với bạn bên cạnh.
Bước 3: Giáo viên mời học sinh lên bảng xác định vị trí các trung tâm trên lược đồ, kể tên một số ngành nổi bật và chốt kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án.
Câu 1: Hà Nội, Hải Phòng
Câu 2: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long 
Câu 3: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Kể tên 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Kể tên 3 tỉnh/thành phố được coi là tam giác kinh tế tạo động lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Câu 3: Nêu tên các tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bước 2: HS có 1 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Đồng bằng sông Hồng. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế hãy cho biết ý nghĩa của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_khoi_9_bai_21_vung_dong_bang_song_hong_tiep_t.docx