Giáo án Địa lý Khối 9 - Tiết 45+46+47: Biển đảo Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giáo án Địa lý Khối 9 - Tiết 45+46+47: Biển đảo Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Đọc được tên, vị trí của các đảo và một số quần đảo quan trọng trên bản đồ.

- Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo.

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

- Trình bày được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển.

- Đánh giá được thực trạng tài nguyên và môi trường biển, đảo.

- Đề xuất một số biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên biển, đảo tích cực và bền vững.

- Kể tên được một số đảo ven bờ của nước ta.

- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.

- Giải thích được nơi phân bố ngành dầu khí ở nước ta.

- Đánh giá được tình hình phát triển ngành công nghiệp dầu khí.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta; Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo vệ môi trường biển đảo

- Chăm chỉ: Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo.

- Nhân ái: Thông cảm sẽ chia với những khu vực thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai từ biển.

 

docx 13 trang maihoap55 6040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Khối 9 - Tiết 45+46+47: Biển đảo Việt Nam - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Ba Trại
Tổ: Khoa học xã hội
Ngày dạy: ........................
Họ và tên giáo viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc
 TÊN CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 
( Tiết 45,46,47 – Bài 38,39,40 )
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Đọc được tên, vị trí của các đảo và một số quần đảo quan trọng trên bản đồ.
- Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo.
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Trình bày được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển.
- Đánh giá được thực trạng tài nguyên và môi trường biển, đảo.
- Đề xuất một số biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên biển, đảo tích cực và bền vững.
- Kể tên được một số đảo ven bờ của nước ta.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
- Giải thích được nơi phân bố ngành dầu khí ở nước ta.
- Đánh giá được tình hình phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta; Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo vệ môi trường biển đảo
- Chăm chỉ: Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo.
- Nhân ái: Thông cảm sẽ chia với những khu vực thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai từ biển.
II. NỘI DUNG DẠY HỌC
– Biển và đảo Việt Nam
– Phát triển tổng hợp kinh tế biển
– Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Sơ đồ cắt ngang của vùng biển Việt Nam.
- Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam
- Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển 
- Các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển - đảo
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
- Sưu tầm tư liệu và các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển - đảo
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
- Xác định được các vùng kinh tế giáp biển.
b) Nội dung:
HS quan sát lược đồ để xác định vị trí các vùng kinh tế giáp biển
c) Sản phẩm:
- HS nêu được các vùng KT giáp biển: TDVMNBB; ĐBSH, BTB, DHNTB; ĐNB, ĐBSCL. ( Trừ Tây Nguyên)
- Các ngành kinh tế từ biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, dầu mỏ, muối, du lịch, giao thông, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Quan sát lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam kết hợp với những kiến thức đã học, hãy:
- Kể tên các vùng kinh tế giáp biển ở nước ta?
- Nêu những hoạt động kinh tế biển nổi bật ở nước ta?
Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
 * Tiết 1: Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
2.1. Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam ( 10 phút)
a) Mục đích:
- Biết được tên và vị trí của các đảo và quần đảo lớn.
- Phân tích ý nghĩa của biển, đảo đối với an ninh quốc phòng.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
- Bờ biển dài 3260km ,vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông. Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển.
2. Các đảo và quần đảo
- Trong biển nước ta cĩ hơn 3000 đảo lớn nhỏ, gồm đảo ven bờ và đảo xa bờ
- Hệ ven bờ 2800 đảo, phân bố theo các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang
- Ven bờ có các đảo lớn: Đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quí, Lí Sơn .
- Xa bờ có đảo Bạch Long Vĩ, Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa 
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi
- HS quan sát hình 38.1 và nêu các bộ phận, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
- Đặc điểm vùng biển nước ta: 
+ Có đường bờ biển dài 3260 km
+ Vùng biển rộng 1 triệu km2
 + Là 1 bộ phận của biển Đông 
- Tên các đảo và quần đảo nước ta: HS dựa vào lược đồ hoặc Atlat để thực hiện nhiệm vụ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ vùng biển nước ta, đọc phần phụ lục nói rõ: đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và trả lời các câu hỏi.
- Quan sát hình 38.1 nêu các bộ phận vùng biển nước ta? Giới hạn từng bộ phận? 
- Đặc điểm vùng biển nước ta là gì?
- Quan sát lựơc đồ đọc tên các đảo và quần đảo nước ta?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( 25 phút)
a) Mục đích:
-	Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo.
-	Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
a. Khai thác
- Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
- Hải sản với hàng nghìn loại cá, hàng trăm loại tôm – cua - mực và nhiều đặc sản, trong đó có nhiều loại ngon, chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn.
b. Nuôi trồng
- Tiềm năng rất lớn, hiệu quả còn hạn chế.
- Các khu vực có ngành nuôi trồng thuỷ sản mạnh: Hạ Long, Bái Tử Long, Trung Bộ, Cà Mau,Rạch Giá - Hà Tiên.
c. Chế biến
- Phương pháp hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp.
- Phương pháp truyền thống với các loại mắm, sơ chế hải sản.
- Các khu vực phát triển về chế biến hải sản:Hạ Long, Hải Phòng, Các tỉnh Nam Trung Bộ, Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc.
2. Du lịch biển - đảo
- Tiềm năng thiên nhiên của du lịch biển- đảo vô cùng lớn,xây dựng các khu du lịch và nghĩ dưỡng, song chủ yếu là hoạt động tắm biển 
- Phương hướng :
+ Phát triển nhiều loại hình du lịch 
+ Tăng cường cơ sở hạ tầng, chống ô nhiễm môi trường biển.
+ Quảng bá du lịch 
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.
Ngành
Tiềm năng
Tình hình phát triển
Phương hướng
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
- Vùng biển rộng, biển ấm
- Trữ lượng hải sản lớn
- Nhiều loài hải sản quý
- Sản lượng khai thác lớn và tăng liên tục
- Hoạt động nuôi trồng phát triển mạnh
- Chế biến hiện đại với các sản phẩm sấy khô, đông lạnh, đóng hộp
- Đẩy mạnh khai thác xa bờ
- Tăng diện tích nuôi trồng
- Mở rộng thị trường
Du lịch biển – đảo
Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh đẹp
- Có nhiều trung tâm du lịch biển
- Lượng khách du lịch ngày càng tăng
- Đa dạng các hình thức du lịch
- Nâng cao chất lượng lịch vụ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
	* Nhóm 1, 3: Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản.
	* Nhóm 2, 4: Ngành du lịch biển đảo.
Ngành
Tiềm năng
Tình hình phát triển
Phương hướng
Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Du lịch biển – đảo
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
-------------------------------------------------------
* Tiết 2: Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ( Tiếp theo )
2.3. Hoạt động 3: Khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển.
- Đọc được bản đồ (Atlat) để chỉ ra được sự phân bố của các khoáng sản biển, cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
- Nghề làm muối: phát triển lâu đời, nổi tiếng ở ven biển Nam Trung Bộ ( Sa Huỳnh, Cà Ná).
- Khai thác titan xuất khẩu từ các bãi cát dọc bờ biển, khai thác cát chế biến thủy tinh ( Vân Hải, Cam Ranh).
- Khai thác và chế biến dầu khí.
+ Dầu khí: ngành kinh tế mũi nhọn. Sản lượng dầu liên tục tăng.
+ Công nghiệp hóa dầu đang dần hình thành ( xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu, )
+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
- Thuận lợi
+ Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, dễ dàng giao lưu hội nhập vào nền KT thế giới.
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, các cửa sông lớn.
+ Hiện nay nước ta có hơn 120 cảng biển lớn nhỏ
- Khó khăn: thường bị bão to, sóng lớn; phát triển chưa đồng bộ các loại hình giao thông vận tải biển.
- Phương hướng
+ Nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển tổng hợp ( Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, ) và xây dựng các cảng nước sâu ( Cái Lân, Dung Quốc, )
+ Tăng cường đội tàu biển quốc gia.
+ Phát triển các cụm cơ khí đóng tàu.
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
c) Sản phẩm:
Nhóm 1, 2: Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2:
- HS kể tên và nêu sự phân bố một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta dựa vào lược đồ hoặc Atlat.
- Nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ vì:
+ Biển mặn
+ Nhiệt độ trung bình cao
+ Thời gian khô hạn dài
+ Ít cửa sông đổ ra biển.
- Tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta:
+ Dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục điạ.Là ngành kinh tế mũi nhọn được khai thác từ 1986
+ Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh. Đã xuất khẩu dầu, sản xuất điện, phân đạm.
Nhóm 3, 4: Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2:
- HS kể tên một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta dựa vào lược đồ hoặc Alat: Cảng Cửa Ông, Cái Lân, Nhật Lệ, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Phan Thiết, Vũng Tàu .
- Tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta:
+ Có nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển, gần nhiều tuyến giao thông quốc tế
+ Có 120 cảng biển lớn nhỏ, lớn nhất là cảng Sài Gòn với công suất 12 triệu tấn/ năm.
+ DV hàng hải cũng được phát triển toàn diện nhằm đáp ứng phát triển kinh tế và quốc phòng
- Phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương: Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ nước ta đến các nước khác trong khu vực và thế giới. Vận chuyển hàng hoá nhập khẩu từ nước khác về Việt Nam
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
Nhóm 1, 2: Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2:
- Kể tên và nêu sự phân bố một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta.
- Tại sao nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ ?
- Trình bày tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ?
Nhóm 3, 4: Dựa vào thông tin trong SGK và hình 39.2:
- Kể tên một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ?
- Cho biết tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta như thế nào? (Hệ thống cảng biển? Đội tàu biển? Dịch vụ hàng hải? )
- Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta?
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.4. Hoạt động 4: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo (15 phút).
a) Mục đích:
- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. 
- Nêu được hậu quả của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người và môi trường.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo
- Thực trạng:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh
+ Nguồn lợi hải sản suy giảm đáng kể
+ Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng
- Nguyên nhân:
+ Do khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển.
+ Rác thải của khách du lịch, các đô thị đổ ra biển.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
- Hậu quả: làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.
* Nhóm 1, 4: 
- Nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta: Nguyên nhân là do các chất độc theo nước sông đổ ra biển, giao thông phát triển mạnh, khai thác và vận chuyển dầu 
* Nhóm 2, 5: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, nguồn lợi và sản lượng hải sản khai thác được hằng năm giảm xuống, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng
+ Môi trường tự nhiên-sinh thái biển-đảo bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật biển và rất nhiều hoạt động kinh tế- xã hội khác
* Nhóm 3, 6: 
- Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo:
+ Khai thác gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo
+ Phát triển và nuôi trồng rừng ngập mặn, thuỷ hải sản các loại
+ Phòng chống các tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
* Nhóm 1, 4: 
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta. 
* Nhóm 2, 5: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta.
* Nhóm 3, 6: 
- Nêu những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
---------------------------------------------------
*Tiết 3 – Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ
2.5. Hoạt động 5: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ (15 phút)
a) Mục đích:
- Tìm được vị trí của một số đảo ven bờ trên bản đồ.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 1
Các đảo có điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ( Ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển): Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
c) Sản phẩm:
HS xác định trên lược đồ vị trí các đảo và quần đảo.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
Các hoạt động
Các đảo có điều kiện thích hợp
Nông, lâm nghiệp
Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý
Ngư nghiệp
Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Hòn Rái, Phú Quốc.
Du lịch
Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
Dịch vụ biển
Cái Bầu, Cát Bà, Trà Bản, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc
Nhóm 1: Xác định đảo có ngành nông lâm phát triển.
Nhóm 2: Xác định đảo có ngành du lịch phát triển.
Nhóm 3: Xác định đảo có ngành ngư nghiệp phát triển.
Nhóm 4: Xác định đảo có ngành dịch vụ biển phát triển.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên trình bày và xác định trên lược đồ các đảo, vịnh biển
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.6. Hoạt động 6: Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được điều kiện để phát triển ngành dầu khí ở nước ta. 
- Xác định được nơi phân bố ngành dầu khí.
- Đánh giá, nhận xét về ngành chế biến dầu khí của nước ta
- Đề xuất được giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí của nước ta.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 2
Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng.
c) Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi.
- Các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu đều tăng qua các năm.
+ Dầu thô khai thác: 15,2 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 16,9 triệu tấn ( năm 2002).
+ Dầu thô xuất khẩu: 14,9 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 16,9 triệu tấn ( năm 2002).
+ Xăng dầu nhập khẩu: 7,4 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 10,0 triệu tấn ( năm 2002).
- Năm 2003, khai thác dầu thô đạt 17,5 triệu tấn, xuất khẩu dầu thô đạt 17,7 triệu tấn.
- Dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu tăng qua các năm chứng tỏ ngành chế biến dầu khí ở nước ta chưa phát triển. Hiện nay, nước ta còn xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quốc ( Quãng Ngãi) ra đời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 40.1 và vốn hiểu biết, hãy:
Phân tích tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta qua các năm?
Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Dầu khí là tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh - Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu - Mã Lai. Trong đó, hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào lược đồ và Atlat, và kiến thức đã học.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cho HS hoạt động theo 2 nhóm thi đua nội dung sau.
 + Kể tên các tỉnh/ thành phố ven biển; các đảo và quần đảo, các vùng kinh tế giáp biển; các huyện đảo; các bãi biển, 
 + Theo em, để bảo vệ môi trường biển đảo hiện nay, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
 + Dầu mỏ - nguồn năng lượng truyền thống của nhân loại đang có xu hướng ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Qua tìm hiểu thực tế em hãy kể tên 3 nguồn năng lượng mới có thể thay thê dầu mỏ trong tương lai?
Bước 2: HS có 3 phút để thảo luận 
Bước 3: HS các nhóm trình bày và nhận xét nhau..
Bước 4: GV tổng kết và chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng biển Việt Nam
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm các tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét; chuẩn bị nội dung về địa lí địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_khoi_9_tiet_454647_bien_dao_viet_nam_nguyen_t.docx