Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Phạm Duy Dũng

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Phạm Duy Dũng

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường, trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Về phẩm chất:

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: SGK. Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa

2. Học sinh: SGK , tập ghi bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

 

doc 10 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 8 đến 10 - Phạm Duy Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hưng Thành
Tổ: Xã Hội
Họ và tên giáo viên:
Phạm Duy Dũng
BÀI 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (số tiết. )
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường, trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường. 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: SGK. Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa
2. Học sinh: SGK , tập ghi bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Nền nông nghiệp nước phát triển ra sao, phân bố như thế nào?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời theo hiểu biết.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Ngành trồng trọt
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của ngành trồng trọt.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Dựa vào bảng 8.1 hãy nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
Sự thay đổi này nói lên điều gì?
- Cây lương thực có vị trí như thế nào? Gồm những loại cây gì? Cây trồng nào là chính? Trồng ở đâu?
- Phân tích bảng số liệu diện tích tăng bao nhiêu nghìn ha?
- Dựa vào bảng 8.2, trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa trong thời kì 1980-2002? Vì sao đạt được những thành tựu trên?
- Việc trồng cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
- Nước ta có những thuận lợi gì để phát triển cây công nghiệp ?
 - Kể tên các cây công nghiệp hằng năm? Phân bố - Cây công nghiệp lâu năm? Phân bố 
 - Kể tên những sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu?
- Dựa vào bảng 8.3, trình bày đặc điểm phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta. 
 - Nước ta có điều kiện gì để phát triển cây ăn quả?
- Những cây ăn quả nào là đặc trưng của miền Nam? Tại sao miền Nam trồng được nhiều loại cây ăn quả? Kể vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta? Miền Bắc có những loại cây nào?
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp như thế nào?
Thảo luận nhóm: 
- Hs trình bày – nhận xét 
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
1.Cây lương thực
- Bao gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn
- Lúa là cây lương thực chính được trồng khắp nước ta.
- Nước ta có hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
2. Cây công nghiệp 
- Việc trồng cây công nghiệp có tầm quan trọng: Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường 
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi dể phát triển cây công nghiệp nhất là các cây công nghiệp lâu năm
3.Cây ăn quả
- Rất phong phú: Cam, bưởi, nhăn, vải, xoài, măng cụt.v.v.
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
2.2. Tìm hiểu Ngành chăn nuôi
Mục tiêu: Biết tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta, các sản phẩm chủ yếu 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu? Vì sao?
- Chăn nuôi lợn ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu?
- Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng?
- Chăn nuôi gia cầm ở nước ta như thế nào? Nuôi nhiều nhất ở đâu?
Hoạt động nhóm
- Hs đại diện báo cáo " Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv bổ sung và chuẩn kiến thức 
1. Chăn nuôi trâu, bò
- Năm 2002 đàn ḅ là 4 triệu con, trâu là 3 triệu con. Cung cấp sức kéo,thịt,sữa
- Trâu nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Đàn bò có quy mô lớn nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Chăn nuôi lợn
- Đàn lợn 23 triệu con tăng khá nhanh nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và trung du Bắc Bộ. Cung cấp thịt
3. Chăn nuôi gia cầm
- Cung cấp, thịt,trứng
- Phát triển nhanh ở đồng bằng 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hình thành kỹ năng luyện tập, tự học cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
- Vì sao trâu nuôi nhiều ở miền núi trung du Bắc Bộ?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời theo hiểu biết.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Tìm hiểu và chuẩn bị nội dung đã học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Về nhà chuẩn bị nội dung bài tiếp theo
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn
Nội dung bài mới
BÀI 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 0 
Thời gian thực hiện: (số tiết. 2)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò của từng loại rừng. Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản. 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. Không đồng tình hành vi phá hoại tài nguyên môi trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: SGK. Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa
2. Học sinh: SGK , tập ghi bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
	Vai trò của lâm nghiệp và nông nghiệp đối với nước ta như thế nào?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời theo hiểu biết
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Lâm Nghiệp
Mục tiêu: 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Thực trạng rừng nước ta hiện nay như thế nào?
(diện tích, chất lượng )
- Nguyên nhân làm cho rừng bị cạn kiệt?
(Chiến tranh, cháy rừng, đốt rừng, khai thác quá mức .)
- Dựa vào bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.
- Kể tên những rừng đặc dụng? Xác định.
- Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? (khai thác-chế biến gỗ, lâm sản và trồng, bảo vệ rừng)
- Tình hình phát triển lâm nghiệp như thế nào?
 (khai thác, trồng ?)
- Quan sát hình 9.1 và hình 9.2 hoạt động lâm nghiệp nước ta phân bố như thế nào? 
- Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
(Tích hợp giáo dục môi trường)
Hoạt dộng nhóm 4 phút 
+ Nhóm 1.2: Cây lương thực 
+ Nhóm 3.4: Cây công nghiệp 
- Hs trình bày – nhận xét 
- Xem tranh ảnh 
1. Tài nguyên rừng
- Diện tích: 11,6 triệu ha, độ che phủ cả nước là 35% chiếm tỉ lệ thấp (2000)
- Rừng bị cạn kiệt nhiều nơi, chất lượng không cao.
- Cơ cấu có ba loại: Rừng sản xuất. Rừng phòng hộ. Rừng đặc dụng. 
2 Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Khai thác hơn 2,5 triệu mét khối gỗ / năm, trong rừng sản xuất.
- Trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010 đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%.
+ Khai thác và chế biến gỗ, lâm sản ở miền núi, trung du.
+ Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng với mô hình nông lâm kết hợp
2.2. Tìm hiểu Ngành thủy sản
Mục tiêu: Vai trò của thủy sản đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta
 Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Quan sát hình 9.2 và sự hiểu biết của mình em hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta? 
- Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm ở nước ta? Hãy cho biết những khó khăn gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.
(Tích hợp giáo dục môi trường)
- Quan sát bảng 9.2. Hãy so sánh số liệu năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
- Hãy xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta ?
- Hs đại diện báo cáo " Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv bổ sung và chuẩn kiến thức.
- Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta.
1. Nguồn lợi thuỷ sản
* Thuận lợi: Có vùng biển rộng với 4 ngư trường trọng điểm, nguồn lợi thủy sản phong phú Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn...Có nhiều sông, suối, ao, hồ....
* Khó khăn: Thiếu vốn, kĩ thuật Thiên tai trên biển: bão... Môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm 
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
- Khai thác chiếm tỉ trọng lớn, nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tốc độ tăng nhanh
- Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thuỷ sản: gần đây phát triển nhanh: Cà Mau, An Giang và Bến Tre
- Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc đạt trên 2 tỉ USD.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hình thành kỹ năng luyện tập, tự học cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Nguồn lợi thủy sản nước ta phong phú như thế nào? Tình hình phát triển ra sao?
Học sinh trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Tìm hiểu và chuẩn bị nội dung đã học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Về nhà chuẩn bị nội dung bài tiếp theo
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn
Nội dung bài mới
BÀI 10: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (số tiết.1)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Biết xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn, đọc biểu đồ và vận dụng các kiến thức đã học về ngành nông nghiệp để phân tích qua biểu đồ.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
- Ý thức sự cần thiết phải thật cẩn thận khi tính toán và vẽ biểu đồ
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: SGK. Một số tranh ảnh và bản đồ minh họa
2. Học sinh: SGK , tập ghi bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Nêu vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Học sinh trả lời
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Ôn lại cách vẽ. 
Mục tiêu: ôn lại cách vẽ biểu đồ tròn.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
	- Khi nào ta vẽ biểu đồ tròn ?
- Để vẽ được biểu đồ được chính xác chúng ta phải làm gì ?
- Đề bài muốn biểu hiện một cơ cấu hoặc nhiều thành phần trong một tổng thể.
- Đầu bài cho số liệu là % và tổng số bằng 100 %.
2.2. Tìm hiểu Các bước tiến hành cụ thể vẽ biểu đồ
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ. 
 Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Hs Làm việc
- Bước1: Lập bảng số liệu đã xử lí
- Bước 2: Vẽ biểu đồ tròn 
- Bước 3: Nhận xét 
- Hs trìnhbày – nhận xét.
- Gv chuẩn kiến thức.
Học sinh hoạt động cá nhân.
Chia lớp thành 4 nhóm trao đổi theo câu hỏi của GV đại diện trả lời.
+ Lập bảng xử lí số liệu 
+ Vẽ 
 - Biểu đồ năm 1990 bán kính 20 mm
 - Biểu đồ năm 2002 bán kính 24 m.
+ Nhận xét: 
- Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Từ năm 1990 đến năm 2002.
- Cây lương thực tăng về diện tích gieo trồng nhưng giảm tỉ trọng diện tích gieo trồng.
- Cây công nghiệp tăng cả về diện tích và tỉ trọng gieo trồng.
- Cây thực phẩm tăng chậm.
- Sự thay đổi này cho thấy nước ta đã và đang từng bước phá thế độc canh, đa dạng hóa các loại cây trồng. Sự thay đổi này góp phần tăng giá trị sản phẩm của nền nông nghiệp nước ta, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu quí giá cho công nghiệp chế biến và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hình thành kỹ năng luyện tập, tự học cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Cơ cấu cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất
Học sinh trả lời
- Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Tìm hiểu và chuẩn bị nội dung đã học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Về nhà chuẩn bị nội dung bài tiếp theo
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn
Nội dung bài mới
Ngày tháng năm 2021
 Tổ kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_8_den_10_pham_duy_dung.doc