Giáo án Hình học 9 - Tiết 34: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học 9 - Tiết 34: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Tân

I/. MỤC TIÊU

-Kiến thức:

-Học sinh hiểu được vị trí tương đối của hai đường tròn qua các hệ thức tương ứng (d R, d = r +R,.) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.

-Kĩ Năng:

-Biết vẽ hai đường tròn khi số điểm chung là 0, 1, 2; Biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.

-Rèn luyện kỹ năng trình bày.

II/. CHUẨN BỊ

 - GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.

 - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

III/. TIẾN HÀNH

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

HS1 : Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn? Tính chất của đoạn nối tâm?

 HS Trả lời

 GV Nhận xét cho điểm

3. Giới thiệu bài mới

GV : Ta đã biết ba vị trí tương đối của hai đường tròn, khái niệm đường nối tâm, vậy đoạn nối tâm có quan hệ như thế nào với các bán kính của hai đường tròn trong từng vị trí tương ứng. Chúng ta tìm hiểu bài 8!

 

doc 4 trang Hoàng Giang 03/06/2022 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Tiết 34: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../....../........	 Ngày dạy:....../......./........
TUẦN 20
TIẾT 34
I/. MỤC TIÊU
-Kiến thức:
-Học sinh hiểu được vị trí tương đối của hai đường tròn qua các hệ thức tương ứng (d R, d = r +R,...) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.
-Kĩ Năng:
-Biết vẽ hai đường tròn khi số điểm chung là 0, 1, 2; Biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.
-Rèn luyện kỹ năng trình bày.
II/. CHUẨN BỊ
 	- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.
	- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
III/. TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS1 : Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn? Tính chất của đoạn nối tâm?
	HS Trả lời
	GV Nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới 
GV : Ta đã biết ba vị trí tương đối của hai đường tròn, khái niệm đường nối tâm, vậy đoạn nối tâm có quan hệ như thế nào với các bán kính của hai đường tròn trong từng vị trí tương ứng. Chúng ta tìm hiểu bài 8!
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
Hoạt động 1
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
Giới thiệu nội dung bài học: “Trong mục này ta xét (O,R) và (O',r) trong đó R r”. Ta xét từng trường hợp cụ thể.
Quan sát hình 90 (bảng phụ), hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. 
Hãy điền vào chỗ trống: 
 R – r c OO' c R + r ?
Giới thiệu hệ thức trường hợp hai đường tròn cắt nhau:
Yêu cầu HS đọc và làm ?1
Hãy chứng minh khẳng định trên
-Có mấy trường hợp tiếp xúc của hai đường tròn? 
GV Treo bảng phụ hình 91 và hình 92 cho HS quan sát hai trường hợp tiếp xúc.
Hãy điền vào chỗ trống: 
 OO' c R + r; 
 OO' c R – r?
Yêu cầu HS đọc và làm ?22h
Hãy chứng minh các khẳng định trên
Gợi ý: Hai đường tròn tiếp xúc nhau tại 1 điểm thì tiếp điểm quan hệ như thế nào với đoạn nối tâm?
GV Đưa bảng phụ giới thiệu các trường hợp hai đường tròn không giao nhau. 
Hãy điền vào chỗ trống: 
 OO' c R + r; 
 OO' c R - r?
GV Chốt lại
 (O) và (O’) cắt nhau 
(O) và (O’) tiếp xúc ngoài 
(O) và (O’) tiếp xúc trong 
(O) và (O’) ở ngoài nhau 
(O) và (O’) đựng nhau OO’<R - r
Khẳng định rằng mệnh đề đảo của các mệnh đề trên cũng đúng và ghi mũi tên ngựơc() vào các mệnh đề trên
Cho HS nghiên cứu bảng tóm tắt trong SGK
Hoạt động 2
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
Giới thiệu: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Có mấy loại tiếp tuyến chung của hai đường tròn?
Yêu cầu HS vẽ hình các trường hợp
GV Lưu ý:
+ Tiếp tuyến chung ngoài không cắt đoạn nối tâm.
+ Tiếp tuyến chung trong cắt đoạn nối tâm.
Yêu cầu HS đọc và làm ?3
Quan sát các hình 97a, b, c, d trên hình nào có vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn ? Đọc tên các tiếp tuyến chung đó.
Nêu các ví dụ trong thực tế có liên quan đến vị trí tương đối của hai đường tròn?
GV Trong thực tế, ta thường gặp những đồ vật có hình dạng và kết cấu liên quan đến những vị trí tương đối của hai đường tròn
GV Nhận xét
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính 
HS Lắng nghe
a) Hai đường tròn cắt nhau
HS Quan sát
HS Trả lời:	 R – r < OO' < R + r
HS Thực hiện
Áp dụng BĐT tam giác cho DOAO’ ta có: 
OA -O’A < OO’< AO + AO’
Hay R – r < OO' < R + r
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau
HS Trả lời: 
Có hai trường hợp tiếp xúc của hai đường tròn
HS Quan sát và trả lời
Tiếp xúc ngoài Tiếp xúc trong
OO' = R + r	 OO' = R – r
HS Thực hiện
A nằm giữa O và O’ nên:
OO’ = OA + AO’ = R + r
O’ nằm giữa O và A nên:
OO’ + O’A = OA hay OO’ + r = R 
 OO’ = R - r
c) Hai đường tròn không giao nhau
HS Quan sát
Ở ngòai nhau (O) đựng (O') Đồng tâm
 OO' > R + r OO' < R – r
HS Xem bảng tóm tắt của GV
HS Đọc bảng tóm tắt trang 121 SGK 
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn 
HS Theo dõi
Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
HS Trả lời: 
+ Tiếp tuyến chung ngoài 
+ Tiếp tuyến chung trong.
HS Thực hiện
d1 và d2 là các tiếp tuyến chung ngoài
m1 và m2 là các tiếp tuyến chung trong
HS Thực hiện
Hình 97a: Tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2, tiếp tuyến chung trong m.
Hình 97b: Tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2,
Hình 97c: Tiếp tuyến chung ngoài d
Hình 97c: Không có tiếp tuyến chung.
HS Trả lời:
+ Bánh xe và dây cua-roa
+ Hai bánh răng khớp với nhau
+ Líp nhiều tầng của xe đạp
HS Tìm thêm vài ví dụ thực tế
HS Nhận xét
4. Củng cố (8’)
-Làm bài 35 trang 122 SGK 
Bài 35/122: Bài giải
Vị trí tương đối của hai đường tròn
Số điểm chung
Hệ thức giữa d, R, r
(O;R) đựng (O;r)
0
d < R - r
Ở ngoài nhau
0
d > R + r 
Tiếp xúc ngoài 
1
d = R + r
Tiếp xúc trong
1
d = R – r 
Cắt nhau
2
R - r < d < R + r
Bài 36/122: Bài giải
a) Gọi (O') là đường tròn đường kính OA. Vì OO' = OA – O'A nên hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc trong.
b) Ta có DACO có đường trung tuyến CO' bằng nên. ACO = 900
Ta lại có DAOD (AO = OD) cân tại O có OC là đường cao nên là đường trung tuyến, do đó AC = CD.
5. Dặn dò (1’)
Học bài
	Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài tập 37; 38; 39 trang 123 SGK
Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
Duyệt của BGH	Giáo viên soạn
Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_9_tiet_34_vi_tri_tuong_doi_cua_hai_duong_tr.doc