Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 23 - Nguyễn Tiến Cử

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 23 - Nguyễn Tiến Cử

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu được định nghĩa, các định lí, hệ quả về góc nội tiếp trong đường tròn.

- Nhận biết (bằng cách vẽ hình) và chứng minh các hệ quả của góc nội tiếp trong đường tròn.

- Biết cách phân chia các trường hợp.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.

- Năng lưc chuyên biệt: Chứng minh SẢN PHẨM SỰ KIẾN định lý về góc nội tiếp trong đường tròn và chứng minh các hệ quả của góc nội tiếp trong đường tròn. Biết cách phân chia các trường hợp.

3. Về phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, máy tính.

2. Học sinh:

 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu .

 a) Mục tiêu: Bước đầu Hs nắm được khái niệm góc nội tiếp

 b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

 c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

 d) Tổ chức thực hiện:

 Gv: Góc có đỉnh trùng với tâm gọi là góc ở tâm. Vậy góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh là hai cung được gọi là gì? Góc đó có những tính chất nào?

 Hs nêu dự đoán

 

doc 9 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 23 - Nguyễn Tiến Cử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Nguyễn Trung Trực
Tổ: Khoa học Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Tiến Cử
§3. GÓC NỘI TIẾP
Môn học: Hình học; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được định nghĩa, các định lí, hệ quả về góc nội tiếp trong đường tròn. 
- Nhận biết (bằng cách vẽ hình) và chứng minh các hệ quả của góc nội tiếp trong đường tròn. 
- Biết cách phân chia các trường hợp.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
- Năng lưc chuyên biệt: Chứng minh SẢN PHẨM SỰ KIẾN định lý về góc nội tiếp trong đường tròn và chứng minh các hệ quả của góc nội tiếp trong đường tròn. Biết cách phân chia các trường hợp.
3. Về phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, máy tính. 
2. Học sinh:
 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu .
	a) Mục tiêu: Bước đầu Hs nắm được khái niệm góc nội tiếp
	b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
	c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	d) Tổ chức thực hiện: 
	Gv: Góc có đỉnh trùng với tâm gọi là góc ở tâm. Vậy góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh là hai cung được gọi là gì? Góc đó có những tính chất nào?
	Hs nêu dự đoán
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
2.1. Kiến thức 1: Tìm hiểu định nghĩa góc nội tiếp.
a) Mục tiêu: Hs nêu được định nghĩa góc nội tiếp. Xác định được đâu là góc nội tiếp
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
1. Định nghĩa.
 là góc nội tiếp
 là cung bị chắn
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
 GV: Vẽ hình 13/sgk.tr73 
GV: Có nhận xét gì về đỉnh và cạnh của góc BAC?
GV: Giới thiệu là góc nội tiếp trong (O)
GV: Vậy thế nào là góc nội tiếp? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đọc định nghĩa trong SGK
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Gv chốt lại định nghĩa
2.2. Kiến thức 2: Tìm hiểu tính chất của góc nội tiếp.
a) Mục tiêu: Hs phát biểu được tính chất của góc nội tiếp và áp dụng làm bài tập
b) Nội dung: HS việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Tính chất của góc nội tiếp
2. Định lí. (sgk.tr73)
GT
 là góc nội tiếp (
)
KL
 = sđ 
Chứng minh (sgk.tr74)
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
 GV: Yêu cầu HS làm? 1 
 GV: Yêu cầu HS thực hành theo 3 nhóm (mỗi nhóm đo ở một hình trong thời gian ) đo góc nội tiếp và đo cung ( thông qua góc ở tâm) trong hình 16, 17, 18/sgk.tr74
 + So sánh số đo của góc nội tiếp với số đo của cung bị chắn? ® Rút ra nhận xét ?
 GV: Giới thiệu định lí và gọi HS đọc định lí trong SGK 
 GV: Yêu cầu HS nêu GT và KL của định lí ?
 GV: Giới thiệu từng trường hợp, vẽ hình minh hoạ và HD chứng minh định lí trong mỗi trường hợp 
 a) = sđ=?
 = +? =?
 GV: Nếu sđ = 400 thì =?
 Tương tự giáo viên HD HS chứng minh trường hợp b bằng cách vẽ đường kính AD đưa về trường hợp a. Trường hợp tâm O nằm bên ngoài của 
 yêu cầu HS: về nhà thực hiện 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS trình bày kết quả 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV chốt kiến thức.
 2.3. Kiến thức 3: Tìm hiểu Hệ quả .
 a) Mục tiêu: Hs chứng minh được các hệ quả
 b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
 c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
 3. Hệ quả. ( sgk.tr74 + 75 )
Trong (O) 
* Þ 
* ==Þ 
* = 900-
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
- Phát biểu định nghĩa về góc nội tiếp, định lý về số đo của góc nội tiếp ?
- Nêu các hệ qủa về góc nội tiếp của đường tròn ?
- Giải bài tập 15 ( sgk - 75) - HS thảo luận chọn khẳng định đúng sai . GV đưa đáp án đúng .
- Giải bài tập 16 ( sgk ) - hình vẽ 19.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS làm bài sau đó GV đưa ra kết quả, HS nêu cách tính
- Nếu bài giảng được thực hiện trên lớp có nhiều HS khá, giỏi thì GV có thể đưa ra bài tập chọn đúng, sai thay cho bài tập 15/SGK và cho HS làm việc theo nhóm
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả, GV đưa ra kết quả trên màn hình, nếu câu nào thiếu thì yêu cầu HS sửa lại cho đúng
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Cuối cùng GV cho HS tự nhận các phần thưởng do GV thiết kế trên máy chiếu nếu trả lời đúng.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải một số bài tập cụ thể 
b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập 15, 16 sgk
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân bài tập 19, 20, 21 sgk
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
*) Bài tập 15
a) Đúng ( Hệ quả 1 )	
b) Sai ( có thể chắn hai cung bằng nhau ) 
*) Bài tập 16
a)sđ= 2 = 2sđ
b) 
*) Bài tập: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ?
Trong một đường tròn
1) Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn
2) Các góc nội tiếp cùng chắn một dây thì bằng nhau
3) Các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn thì bằng 900
4) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
5) Các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
 Kết quả: 1) Sai;	2) Sai; 3) Đúng; 4) Đúng;	 5) Sai.
Bài tập 19/sgk.tr75:
Ta có (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )
Suy ra BM SA, AN SB
Vậy BM và AN là hai đường cao của SAB suy ra H là trực tâm
Do đó SH thuộc đường cao thứ 3 ( Ba đường cao của tam giác đồng quy )
Suy ra SH AB
Bài tập 20/sgk.tr76:
Nối BA, BC, BD 
ta có: = = 900 ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )
Þ + = 1800 Þ C, B, D thẳng hàng.
Bài tập 21/sgk.tr76:
 Vì đường tròn (O) và (O’) là hai đường tròn bằng nhau, mà cùng 
căng dây AB
Þ = 
Theo định lí góc nội tiếp 
ta có: = sđ và = sđ 
 Þ = 
Vậy MBN cân tại B
Bài tập 23/sgk.tr76 :
a) Trường hợp M nằm bên trong đường tròn 
xét MAC và MDB có 
( đối đỉnh ) 
 ( hai góc nội tiếp cùng chắn )
Þ MAC MDB ( g-g)
Þ Þ MA.MB = MC.MD
b) Trường hợp M nằm bên ngoài đường tròn:
Vì MAD MCB ( g-g)
 Þ MA.MB = MC.MD
d. Tổ chức thực hiện:
* Bài 15; 16.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
- Phát biểu định nghĩa về góc nội tiếp, định lý về số đo của góc nội tiếp ?
- Nêu các hệ qủa về góc nội tiếp của đường tròn ?
- Giải bài tập 15 ( sgk - 75) - HS thảo luận chọn khẳng định đúng sai . GV đưa đáp án đúng .
- Giải bài tập 16 ( sgk ) - hình vẽ 19.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS làm bài sau đó GV đưa ra kết quả, HS nêu cách tính
- Nếu bài giảng được thực hiện trên lớp có nhiều HS khá, giỏi thì GV có thể đưa ra bài tập chọn đúng, sai thay cho bài tập 15/SGK và cho HS làm việc theo nhóm
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gọi HS đại diện cho các nhóm nêu kết quả, GV đưa ra kết quả trên màn hình, nếu câu nào thiếu thì yêu cầu HS sửa lại cho đúng
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Cuối cùng GV cho HS tự nhận các phần thưởng do GV thiết kế trên máy chiếu nếu trả lời đúng.
* Bài 19, 20, 21, 23 sgk
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: Yêu cầu HS làm các bài tập 
1. Bài 19/sgk.tr75. 
2. Bài 20 SGK
3. Bài 21 SGK
4. Bài 23 SGK
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Lên trình bày bài giải
GV: Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm, gọi HS nhận xét, ghi điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
Nhận xét
 .
Trạch A,ngày tháng năm 2021
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_23_nguyen_tien_cu.doc