Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 28 - Nguyễn Tiến Cử

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 28 - Nguyễn Tiến Cử

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn, hiểu được có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào.

- Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp đường tròn (ĐK cần và đủ).

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về các dạng góc đã học: góc có đỉnh ở bên trong, ở bên ngoài đường tròn.

- Biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.

- Năng lưc chuyên biệt. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.

3. Về phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính.

2. Học sinh:

 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.

 

doc 8 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 28 - Nguyễn Tiến Cử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Nguyễn Trung Trực
Tổ: Khoa học Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Tiến Cử
§7. TỨ GIÁC NỘI TIẾP
Môn học: Hình học; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn, hiểu được có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào. 
- Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp đường tròn (ĐK cần và đủ).
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về các dạng góc đã học: góc có đỉnh ở bên trong, ở bên ngoài đường tròn... 
- Biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
- Năng lưc chuyên biệt. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính. 
2. Học sinh:
 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu .
	a) Mục đích: Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn, hiểu được có những tứ giác nội tiếp được và có.những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào. Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp đường tròn
	b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
	c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Các em đã được học về tam giác nội tiếp đt, ta luôn vẽ được đt đi qua 3 đỉnh của tam giác. Vậy với tứ giác thì sao? Có phải bất kì tứ giác nào cũng nội tiếp được đt không?
Hs nêu dự đoán
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Kiến thức 1. Tìm hiểu Khái niệm tứ giác nội tiếp 
a) Mục tiêu: Nêu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức khái niệm tứ giác nội tiếp
	1. Khái niệm tứ giác nội tiếp
* ĐN : (SGK) 
 *VD : Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp 
 Tứ giác MNPQ không là tứ giác nội tiếp
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV: cho HS thực hiện ?1a,b
GV: Giới thiệu đó là một tứ giác nội tiếp ở bảng phụ.
+ Hãy nêu ĐN thế nào là một tứ giác nội tiếp ? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS: Đứng tại chỗ nêu và 1 HS khắc nhắc lại
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV: Để hiểu hơn về tứ giác nội tiếp ta đi tìm hiểu các định lí sau.
2.2. Kiến thức 2: Tìm hiểu Định lí 
a) Mục tiêu: Nêu được điều kiện để một tứ giác nội tiếp đường tròn (ĐK cần và đủ).
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Định lý thuận và đảo.
	2. Định lý 
GT Cho tứ giác ABCD nội tiếp ( O ).
KL và . 
	Chứng minh:
 Góc A và góc C là hai góc nội tiếp, nên:
 sđ
Định lí : Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800.
3. Định lý đảo
Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối nhau bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn
GT Tứ giác ABCD có 
 KL Tứ giác ABCD nội tiếp
Chứng minh : (SGK)
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV yêu cầu HS giải ? 2
+ Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O, em hãy chứng minh ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: chứng minh 
GV: Tương tự ta cũng chứng minh được . em có nhận xét gì về số đo của hai góc đối diện của một tứ giác nội tiếp?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
 	GV Giới thiệu định lí và yêu cầu HS nêu định lí thuận, vài HS khác nhắc lại
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Hãy thành lập mệnh đề đảo của ĐL vừa chứng minh.
GV: Cho HS đọc phần chứng minh ĐL đảo và cho vài HS khác nhắc lại 
GV: yêu cầu HS viết GT-KL của định lí
 	+) ĐL cho gì ? Phải chứng minh điều gì ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS trình bày kết quả 	
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV: Cho HS tham khảo cách chứng minh ở SGK (không yêu cầu HS chứng minh)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
b) Nội dung: HS hoàn thành các bài tập 53, 55, 58 SGK
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Nhiệm vụ 1:
 TH
Góc
1)
2)
3)
4)
5)
6)
800
750
600
(00<<1800)
1060
950
700
1050
 (00<<1800)
400
650
820
1000
1050
1200
1800 - 
740
850
1100
750
1800 - 
1400
1150
980
Nhiệm vụ 2:
Bài 55/89
Ta có :
 = = 800 – 300 = 500 (1)
Tam giác MBC cân tại M (MB = MC) nên : 
 = (2)
Tam giác MAB cân tại M (MA = MB) với = 500 (theo 1) suy ra:
 = 1800 – 2.500 = 800 (3)
Tam giác MAD cân tại M (MA = MD) với = 300 (theo giả thiết) suy ra:
 = 1800 – 2.300 = 1200 (4)
Do đó: = 3600 – (1200 + 800 + 700). Suy ra: = 900
Tam giác MCD là tam giác vụông cân (MC = MD và = 900). 
Suy ra: = 450 (5)
 = 1800 – 800 = 1000 (góc bù với góc BAD do tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn (M))
Nhiệm vụ 3:
Bài 58/90: 
a)Theo giả thiết, =.600 = 300
 (tia CB nằm giữa hai tia CA và CD) 
Þ = 600 + 300 (1)
Do DB = DC nên tam giác BDC cân, suy ra = 300
Từ đó: = 600 + 300 = 900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: = 1800 do đó tứ giác ABDC nội tiếp được
b) Vì ABD = 900 nên AD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABDC 
Do đó: tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABDC là trung điểm của AD
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
GV yêu cầu HS làm bài tập 53 SGK. Học sinh làm bài theo nhóm ra phiếu học tập
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Hoàn thành phiếu học tập
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV cho một học sinh đại diện lên bảng điền kết quả. 
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập 55/89 SGK
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV vừa kiểm tra vở bài tập, vừa dẫn dắt HS cả lớp cùng hoàn thiện bài tập trên bảng, HS sửa vào vở
 	GV gợi ý :
?Nhận xét lần lượt về các tam giác MBC, MAB, MAD, MCD?Từ đó suy ra cách tính các góc BCM, AMB, AMD, MDC?
?Có nhận xét gì về tổng các góc DMC, AMD, AMB, BMC?Từ đó suy ra cách tính góc DMC?
?Tứ giác ABCD là tứ giác gì đối với đường tròn (M)? 
?Vậy góc BCD và góc BAD thế nào với nhau? Suy ra cách tính góc BCD?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS cả lớp cùng hoàn thiện bài tập trên bảng
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét rút kinh nghiệm nếu có chỗ sai sót
Nhiệm vụ 3:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 58/90SGK.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV gợi ý :
?Dựa theo giả thiết hãy tính góc DCB?
?Tia CA nằm ở giữa hai tia CA và CD? 
Từ đó suy ra số đo của góc ACD?
?Tam giác BDC là tam giác gì?Suy ra góc ABD? Và 
?Từ tổng ACD+ABD = 1800suy ra điều gì về tứ giác ABDC?
?Điểm B luôn nhìn đoạn thẳng AD dưới một góc vụông chứng tỏ điều gi?
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bài tập
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Các nhóm khác nhận xét 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét rút kinh nghiệm nếu có chỗ sai sót
Nhận xét
Tiết: 51, 52; Tuần: 28
Trạch A, ngày tháng năm 2021
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_28_nguyen_tien_cu.doc