Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 29 đến 31 - Nguyễn Tiến Cử

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 29 đến 31 - Nguyễn Tiến Cử

§8. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP – ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP

Môn học: Hình học; lớp: 9

Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. Mục tiêu

- Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. Bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp.

- Biết vẽ tâm của đa giác đều (đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp đồng thời cũng là tâm của đường tròn nội tiếp), từ đó vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề; NL hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, NL vận dung vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước.

3. Về phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính.

2. Học sinh:

 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.

 

doc 23 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 29 đến 31 - Nguyễn Tiến Cử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Nguyễn Trung Trực
Tổ: Khoa học Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Tiến Cử
§8. ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP – ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP
Môn học: Hình học; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu
- Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. Bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp.
- Biết vẽ tâm của đa giác đều (đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp đồng thời cũng là tâm của đường tròn nội tiếp), từ đó vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề; NL hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: NL tính toán, NL vận dung vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước.
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính. 
2. Học sinh:
 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu .
	a) Mục đích: Hs bước đầu dự đoán được đa giác đều là hình có đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp
	b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
	c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Đa giác đều có nội tiếp được đường tròn không? Có đường tròn nội tiếp hay không?
	Hs nêu dự đoán.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Kiến thức 1. Tìm hiểu Định nghĩa
a) Mục tiêu: Nêu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
1. Định nghĩa (sgk) 
?a)Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm
b) Vẽ lục giác đều 
ABCDEF 
c) Các tam giácAOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA đều cân tại O suy ra: OG, OH, OI, OK, OL, OM đều lần lượt là các đườngtrung trực của các tam giác trên nên ta có : AG = BH 
= CI = DK = EL = FM (cùng bằng một nữa cạnh đa giác đều ABCDEF)
Xét các tam giác vụông AOG, BOH, COI, DOK, EOL, FOM chúng bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền và một cạnh góc vụông
Suy ra: OG = OH = OI = OK = OL = OM = r
Hay tâm O cách đều các cạnh của lục giác đều ABCDEF
d) Vẽ đường tròn (O; r)
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc mục 1 trang 90 SGK
 ? Có nhận xét gì về đường tròn (O; R) đối với hình vụông ABCD? Nhận xét tương tự cho đường tròn(O;r)?. GV giới thiệu tên gọi cho hai đường tròn trên đối với hình vụông ABCD, GV tổng quát cho đa giác
? Vậy theo em đường tròn ngoại tiếp đa giác là gì ? Đường tròn nội tiếp đa giác là gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc định nghĩa trang 91 SGK
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hai đường tròn trên
- HS hoạt động nhóm thực hiện ? 
- GV cùng hs sửa bài làm của các các bạn đại diện nhóm
- Đưa ra lời giải đúng trên bảng
Gợi ý HS :
?Mỗi cạnh của lục giác đều sẽ căng một cung có số đo là bao nhiêu độ?suy ra góc ở tâm tương ứng?Vậy để vẽ một cạnh ta vẽ gì?
?Các cạnh còn lại vẽ thế nào?
- GV hướng dẫn HS dùng com pa và thước thẳng để vẽ các cạnh còn lại
?Nhận xét về các tam giác AOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA?Suy ra các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM là các đường gì?
?So sánh các đoạn thẳng AG, BH, CI, DK, EL, FM?
?Xét các tam giác vụông AOG, BOH, COI, DOK, EOL, FOM và từ đó so sánh các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Rút ra kết luận
?Chỉ ra đường tròn ngọai tiếp, đường tròn nội tiếp của lục giác đều ABCDEF?
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV yêu cầu Hs chốt lại kiến thức đã học.
2.2. Kiến thức 2: Tìm hiểu : Định lý (sgk)
a) Mục tiêu: Hiểu được bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
2. Định lý: (sgk)
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Dựa vào kết quả ở trên cho biết ta vẽ được bao nhiêu đường tròn ngoại tiếp, bao nhiêu đường tròn nội tiếp lục giác đều ABCDEF?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
- GV giới thiệu định lý, HS đọc SGK 
- GV giới thiệu tâm của đa giác đều như SGK
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV Chốt lại định lí đã học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
b) Nội dung: HS hoàn thanh các bài tập
c.)Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
Hướng dẫn: 
a) Ta có
=> AC = CE = AE => Tam giác ACE là tam giác đều
b) Cách vẽ:
- Trước hết vẽ các đỉnh của lục giác đều
- Nối các điểm chia cách nhau một điểm thì ta được tam giác đều.
- Cách khác: Vẽ các góc ở tâm bằng nhau.
c) Nối AD => sđ do đó AD là đường kính => Tam giác ACD vụông tại C. Có AD = 2R, CD = R
- áp dụng định lí Py-Ta-Go trong tam giác vụông ACD, ta có:
=> AC = R => a = R.
d)Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu định nghĩa đường tròn ngoại tiếp đa giác , nội tiếp đa giác ? 
- Phát biểu định lý và nêu cách xác định tâm của đa giác đều ? 
Làm Bài tập 3: Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp (O ; R), nối A với C, A với E, C với E
a) Tam giác ACE là tam giác gì ?
b) Hãy nêu cách vẽ tam giác đều nội tiếp đường tròn ?
c) Gọi cạnh tam giác ACE là a. Hãy tính a theo R ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV Chốt lại nội dung bài tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
Câu hỏi và bài tập củng cố 
Học định nghĩa và định lý trong bài vừa học (M1)
BT61 SGK
Bài 61/ 91(M3)
a) Vẽ đường tròn (O; 2cm)
b) Vẽ hai đường kính AC và BD vụông góc với nhau
Nối A với B, B với C, C với D, D với A, ta được tứ giác 
ABCD là hình vụông nội tiếp đường tròn (O; 2cm)
Vẽ bằng ê ke và thước thẳng 
c) Vẽ OH AB, OH là bán kính của đường tròn nội tiếp hình vụông ABCD, r = OH = HA
r2 + r2 = OB2 = 22 Þ2r2 = 4 Þr2 = 2 Þ r = (cm)
Vẽ đường tròn (O; cm). Đường tròn này nội tiếp hình vụông, tiếp xúc với bốn cạnh hình vụông tại các trung điểm của mỗi cạnh
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV Chốt lại nội dung bài tập.
Trường: THCS Nguyễn Trung Trực
Tổ: Khoa học Tự nhiên
 Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Tiến Cử
§9. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN, CUNG TRÒN
Môn học: Hình học; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu
- Ôn lại công thức tính độ dài đường tròn C = 2R ( hoặc C = d)
- Củng cố các kiến thức vừa học về độ dài đường tròn, cung tròn để giải các bài tập liên quan.
- Củng cố, khắc sâu các công thức tính độ dài đường tròn và độ dài cung tròn. 
2. Về năng lực:
-Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
-Năng lưc chuyên biệt. Biết tính độ dài cung tròn
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính. 
2. Học sinh:
 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu .
	a) Mục đích: Bước đầu Hs tìm hiểu về mối liên hệ giữa độ dài và đường kính
	b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
	c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	d) Tổ chức thực hiện: 
Gv: Nói: “Độ dài đường tròn bằng ba lần đường kính của nó” thì đúng hay sai?
Hs nêu dự đoán.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Kiến thức 1: Tìm hiểu công thức tính độ dài đường tròn 
a) Mục tiêu: Hs nêu được công thức tính độ dài đường tròn	
b) Nội dung: Tìm hiểu công thức tính độ dài của đường tròn thông qua các câu hỏi , bài tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
C = d
C = 2R
1. Công thức tính độ dài đường tròn
 hay
 là số vô tỉ, 3,14
Bài tập 66b/94:
Độ dài vành xe đạp là :
C =d = 3,14.650 = 2041(mm) 2m
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu công thức tính độ dài đường tròn C = 2R SGK, giảng giải bằng hình 50SGK
? Để tính độ dài đường tròn ta cần biết gì ?
? Nếu biết được độ dài đường tròn để tính bán kính hay tính đường kính ta làm thế nào?
HS đọc đề bài 66b/ 94 SGK và trả lời 
? Để tính độ dài vành xe đạp ta áp dụng công thức nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS trình bày kết quả 	
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV uốn nắn, sửa sai, dẫn dắt rút ra nhận xét chung
2.2. Kiến thức 2: 2: Tìm hiểu cách tính độ dài cung tròn
a) Mục tiêu: Hs nêu được công thức tính độ dài cung tròn	
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
2. Cách tính độ dài cung tròn
?2 Kết quả cần điền là :
C=2R; ; 
l = 
Bài 66a/95:
Áp dụng công thức: l = , ta có:
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân thực hiện ?2
GV hướng dẫn HS làm bài tập 66a/95
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV treo bảng phụ, HS lên bảng điền vào
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV uốn nắn, sửa sai, HS ghi vào vở
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại công thức tính độ dài cung n0 của hình tròn
? Cần biết gì để có thể tính được độ dài một cung của đường tròn?
Thực hiện tương tự như bài 66b).
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập.
b) Nội dung: Hoàn thanh các bài tập 65, 67, 68, 69 SGK
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
Bài tập 65/94:
Bán kính ( R)
10
5
3
1,5
3,18
4
Đường kính (d)
20
10
6
3
6
36
Độ dài đường tròn ©
62,8
31,4
18,84
9,42
20
25,12
Bài tập 67/95
Bán kính R
10cm
40,8cm
21cm
62cm
21cm
Số đo cung tròn (n0)
900
500
570
410
250
Độ dài cung tròn (l)
15,7cm
35,6cm
20,8cm
4,4cm
9,2cm
Bài 68/89
Gọi C1, C2, C3 lần lượt là độ dài của các đường tròn đường kính AC, AB, BC, ta có:
 C1 = .AC (1)
 C2 = .AB (2)
 C3 = .BC (3)
So sánh (1), (2), (3) ta thấy:
C2 + C3 =(AB +BC) = AC (vì B nằm giữa A, C)
Vậy : C1 = C2
Bài 69/95: 
Chu vi bánh xe sau: .1, 672 (m)
Chu vi bánh xe trước : .0, 88 (m)
Khi bánh xe sau khi lăn bánh được 10 vòng thì quãng đường đi được là: .16,72 (m)
Khi đó số vòng lăn của bánh xe trước là: (vòng)
-Bài tập 70/95:
a) Đường kính đường tròn là 4cm
Vậy : Hình tròn có chu vi là: 3,14. 4 = 12,56 (cm)
b) Chu vi của nữa đường tròn phía trên::
= 3,14.2 = 6,28 (cm)
Chu vi của 2 cung tròn phía dưới:
Chu vi của cả hình là :
6.28 + 6.28 = 12, 56 (cm)
c) Chu vi của cả 4 cung tròn là :
Bài 72/96: 
540 mm ứng với 3600
200 mm ứng với x0
x = 
Vậy: sđ = 1330, suy ra : = 1330
Bài 75/96: 
Đặt = 
thì là 2(Góc nội tiếp và góc ở tâm của đường tròn (O’)), ta có:
lMB = (1)
lMA = 
 	 (vì OM =2.OM’) (2)
So sánh (1) và (2), ta có: 
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV vẽ hình lên bảng, gọi 1HS lên bảng làm bài tập 65, 66/94, 95 SGK, kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh, 
+ Gọi HS làm bài tập 65, 66/94, 95 SGK 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + 2 HS lên bảng làm bài tập
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV vẽ hình lên bảng, gọi 1HS lên bảng làm bài tập 68/95 SGK, kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh, 
+ Gọi 1 HS khác lên bảng làm bài tập 69/95 SGK 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
 GV gợi ý :
Bài 68:
?Tính độ dài C1, C2, C3 của các đường tròn đường kính AC, AB, BC?
?Tính tổng C2+C3 rồi so sánh với C1?
?Từ đó rút ra kết luận?
Bài 69
? Tính chu vi của bánh trước? Chu vi của bánh sau?
? Khi bánh xe sau lăn 10 vòng thì quãng đường đi được là bao nhiêu ?
? Số vòng lăn của bánh trước khi đó là bao nhiêu?
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + 1 HS lên bảng làm bài tập
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ 3:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm làm bài tập 70/95SGK; Bài 72, 75/96: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập 
- GV gợi ý :
? Để tính chu vi ta hình tròn ta dựa vào công thức nào?
? Đường kính của đường tròn bằng bao nhiêu? 
? Để tính chu vi hình 53 ta cần tính gì?
? Chu vi của nữa đường tròn phía trên, của hai cung tròn phía dưới được tính như thế nào và bằng bao nhiêu?
? Suy ra chu vi của cả hình?
? Cách tính của từng cung tròn thế nào? Suy ra chu vi cả 4 cung tròn?
-GV nhắc lại HS quy tắc tam suất đã học ở đại số
? 540 mm ứng với 3600
 	 200 mm ứng với x0
 	Vậy x bằng bao nhiêu độ?
Lưu ý HS: 
+ Xác định được số đo của hai góc MOB và MO’B dựa vào quan hệ của chúng đối với đường tròn (O’)
+Tính độ dài của hai cung MA và MB dựa vào công thức đã học 
+So sánh hai độ dài vừa tính được
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Các nhóm khác nhận xét 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại vấn đề qua tiết luyện tập tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập GV giao.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập:
Bài 1 (4 điểm). 
	a) Tính độ dài đường tròn có bán kính 2,5 cm
	b) Tính độ dài cung 700 của một đường tròn có bán kính 5 cm 
Bài 2 (4,5 điểm). 
Cho tam giác ABC có các đường cao BD, CE và AH. Gọi I là trực tâm của tam giác, hãy chứng minh các tứ giác BEIH và CDIH nội tiếp được.
Bài 3 (1,5 điểm). Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 3 cm. (làm tròn kết quả các bài tập 1 và 3 đến chữ số thập phân thứ hai)
Trường: THCS Nguyễn Trung Trực
Tổ: Khoa học Tự nhiên
 Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Tiến Cử
§10. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN. HÌNH QUẠT TRÒN
Môn học: Hình học; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được công thức tính diện tích hình tròn S=và biết suy luận rút ra công thức tính diện tích hình quạt tròn.
- Học sinh biết thêm một số hình mới: Hình viên phân, hình vành khăn và cách tính diện tích các hình đó.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
- Năng lưc chuyên biệt. Biết tính độ dài cung tròn, tính diện tích hình tròn S=, diện tích hình quạt tròn.
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
SGK, Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu, máy tính. 
2. Học sinh:
 SGK, thước thẳng, ê ke, compa, thước đo góc.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu .
	a) Mục đích: Hs được xây dựng công thức tính hình tròn bằng những kiến thức đã học.
	b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
	c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	d) Tổ chức thực hiện: 
GV hỏi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn của lớp 5?
Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức đã học để viết công thức trên gọn hơn.
Đáp: S = RxRx3,14 S = p. R2
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Kiến thức 1: Tìm hiểu Công thức tính diện tích hình tròn
a) Mục tiêu: Hs nêu được công thức tính diện tích hình tròn.
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
	1. Công thức tính diện tích hình tròn
 S =R2 . Trong đó: S: diện tích hình tròn; R: bán kính đường tròn.
	Bài 77/98 SGK
	Giải: Ta có d = AB = 4cm 
	nên R = 2cm.
	Diện tích hình tròn là: S =R2 =22
	= 4(cm2) = 12,56(cm2)
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
	- Em hãy nêu công thức tính diện tích hình tròn mà em đã học ở lớp 5.
	GV: giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.
	- Em hãy tính diện tích hình tròn biết bán kính R = 3 cm.
	Cho học sinh đọc đề bài bài 77/ 98 SGK
	? hãy cho biết bán kính của đường tròn ngoại tiếp hình vụông?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	HS: diện tích hình tròn là: S=R2= 32 9.3,14 = 28,36 (cm2).
	Gọi một HS lên bảng tính S của hình tròn
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV chốt kiến thức.
2.2 Kiến thức 2: Cách tính diện tích hình quạt tròn
a) Mục tiêu: Hs nêu được công thức tính diện tích hình quạt tròn và áp dụng được vào bài tập
b) Nội dung: HS làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
	2. Cách tính diện tích hình quạt tròn
Công thức:
	 ?
 Sq = 
hay Sq = 
Trong đó:
	R: bán kính đường tròn.
	n: số đo độ của cung tròn.
	l: độ dài cung tròn.
	Bài 79/98SGK
	Ta có: 
Sq===
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
	GV: cho HS đọc đề bài ? SGK.Sau đó gọi HS đứng tại chỗ điền kết quả 
	Cho HS đọc đề bài 79/98SGK. Gọi 1HS lên bảng trình bày.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
	Kết quả lần lượt là: R2; .
	GV: ta đã biết vậy Squạt còn được tính theo công thức nào?
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	1HS lên bảng trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết để làm bài tập.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
*) Bài tập 79 ( sgk - 98 ) 
áp dụng công thức tính diện tích hình quạt tròn ta có : 
S = 
	Bài 82/sgk: (M3)
	Kết quả:
Bán kính
Đường tròn (R)
Độ dài
đường tròn (C)
Diện tích
hình tròn(S)
Số đo của
cung tròn (no)
Diện tích hình quạt tròn (Sq)
a)
2,1 cm
13,2 cm
13,8 cm2
47,5o
1,83 cm2
b)
2,5 cm
15,7 cm
19,6 cm2
229,6o
12,5 cm2
c)
3,5 cm
22 cm
37,8 cm2
101o
10,6 cm2
	Bài 83 SGK
	a) +Vẽ nửa đường tròn tâm M, đường kính HI bằng 10cm.
	+Trên đường kính HI lấy HO =BI = 10cm.
	+ Vẽ hai nửa đường tròn đường kính HO và HI nằm cùng phía với nửa đường tròn tâm M.
	+Vẽ nửa đường tròn đường kính HO nằm khác phía đối với nửa đường tròn tâm M.
	+Đường thẳng vụông góc với HI tại M cắt hai nửa đường tròn đường kính HI và OB lần lượt tại N và A.
	b) Diện tích cần tìm là S1: S1 =
	c)Ta có NA=NM +MA= 3+5 = 8(cm)
	Vậy bán kính nửa đường tròn đường kính NA là: 
	S2 = 
	Vậy S1 = S2
	Bài 85 trang 100 SGK.
	Diện tích hình quạt là:
	Diện tích tam giác AOB là:
	Diện tích của hình viên phân là:
 	 13,61 -11,23 = 2,38 (cm2)
	Bài 86 SGK.
	a) Ta có công thức tính diện tích hình vành khăn là:
 S = S1 – S2 =
	b) Thay R1 = 10,5 cm; R2 = 7,8 cm ta có S =155,1 cm
	d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
	GV: Gọi 1 HS đọc đề bài, đồng thời giáo viên treo hình ở bảng phụ lên bảng.
	GV: Gọi HS nêu cách tính.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	 HS lên bảng trình bày.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	HS: để tính diện tích phần mặt phẳng trên ta lấy tổng diện tích hai nửa đường tròn 
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
	GV: Gọi 1 HS đọc đề bài, đồng thời giáo viên treo hình ở bảng phụ lên bảng.
	GV: Gọi HS nêu cách vẽ hình ở câu a.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	Em hãy nêu cách tính diện tích của phần mặt phẳng giới hạn bởi 4 nửa đường tròn.
	GV: gọi lần lượt từng học sinh tính cụ thể
	+ Em hãy tính diện tích nửa đường tròn đường kính NA và rút ra kết luận?
	 HS lên bảng trình bày.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS: để tính diện tích phần mặt phẳng trên ta lấy tổng diện tích hai nửa đường tròn đường kính HI và OB trừ đi hai làn diện tích nửa đường tròn đường kính HO.
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
	Nhiệm vụ 3:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
	GV: vẽ hình 64 lên bảng và giới thiệu hình viên phân.
	+ Em hãy nêu cách tính diện tích hình viên phân?
	GV: vẽ hình bài 65 lên bảng và giới thiệu HS hình vàng khăn.
	+ Để tính diện tích hình vành khăn ta làm như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	HS: Svp = Sq - SAOB
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	Gọi 1 HS lên bảng tính cụ thể.
	Gọi 1HS lên bảng trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
	GV: Nhắc lại cho HS cách tính diện tích hình viên phân và hình vành khăn.
	4. Hoạt đông 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Vận dụng công thức tính diện tích hình tròn S=. Giải bài tập áp dụng Bài 86 SGK.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS trình bày kết quả 	
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV uốn nắn, sửa sai, dẫn dắt rút ra nhận xét chung.
Nhận xét
Tiết: 53, 54, 55, 56, 57; Tuần: 28, 29, 30, 31.
Trạch A, ngày tháng năm 2021
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_29_den_31_nguyen_tien_cu.doc