Giáo án Hình học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tràng Sơn

Giáo án Hình học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tràng Sơn

I-MỤC TIÊU:

Học sinh nhận biết được các cặp tam giác vuông đồng dạng trong hình 1sgk trang 64. Biết thiết lập các hệ thức b2= a.b’; c2= a.c’ , h2=b’.c’, củng cố định lí pitago a2= b2+c2

Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập.

II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV: Bảng phụ, thước thẳng, êke.

 HS: Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, định lí pitago.

III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG 1:GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH

Ở lớp 8 chúng ta đã học về các trường hợp đồng dạng của hai tam giác và hai tam giác vuông nói riêng. Trong chương này chúng ta có thể coi như một ứng dụng của tam giác đồng dạng.

Nội dung chương trình gồm:

-Một số kiến thức về cạnh và đường cao, hình chiếu của cạnh góc vuông lên cạnh huyền và góc trong tam giác vuông.

-Tỉ số lượng giác của góc nhọn, cách tìm tỉ số lượng giác và ngược lại , ứng dụng thực tế của tỉ số lượng giác.

Giới thiệu bài học hôm nay.

Học sinh xem phụ lục cuối sách.

 

doc 156 trang hapham91 3111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tràng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 08/9/2020	
Chương I: 	HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Tiết 1: 	 MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ ĐƯỜNG CAO
 TRONG TAM GIÁC VUÔNG
I-MỤC TIÊU:
Học sinh nhận biết được các cặp tam giác vuông đồng dạng trong hình 1sgk trang 64. Biết thiết lập các hệ thức b2= a.b’; c2= a.c’ , h2=b’.c’, củng cố định lí pitago a2= b2+c2
Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV: Bảng phụ, thước thẳng, êke.
	HS: Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, định lí pitago.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1:GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH
Ở lớp 8 chúng ta đã học về các trường hợp đồng dạng của hai tam giác và hai tam giác vuông nói riêng. Trong chương này chúng ta có thể coi như một ứng dụng của tam giác đồng dạng.
Nội dung chương trình gồm:
-Một số kiến thức về cạnh và đường cao, hình chiếu của cạnh góc vuông lên cạnh huyền và góc trong tam giác vuông.
-Tỉ số lượng giác của góc nhọn, cách tìm tỉ số lượng giác và ngược lại , ứng dụng thực tế của tỉ số lượng giác.
Giới thiệu bài học hôm nay.
Học sinh xem phụ lục cuối sách.
HOẠT ĐỘNG 2: HỆ THỨC GIỮA CẠNH GÓC VUÔNG VÀ HÌNH CHIẾU CỦA NÓ TRÊN CẠNH HUYỀN
GV: Vẽ hình và giải thích cách kí hiệu 
Yêu cầu một học sinh đọc định lí 1 sgk
Cụ thể trên hình ta cần c/m điều gì?
Từ đó suy ra những tỉ lệ thức nào? Và để chứng minh các tỉ lệ thức đó ta cần chứng minh những cặp tam giác đồng dạng nào?
Áp dụng: Tìm x và y trong hình sau
GV: Liên hệ giữa ba cạnh trong tam giác vuông ta có định lí pitago. Hãy phát biểu nội dung định lí.
Hãy dựa vào định lí 1 chứng minh định lí pitago
Học sinh vẽ hình và theo dõi
HS: Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó lên cạnh huyền.
Ta cần chứng minh 
b2 = a.b’ hay AC2=BC.CH
c2 = a.c’ hay AB2=BC.BH
hs trả lời
Tam giác ABC vuông tại A có AH vuông góc với BC
Suy ra AB2=BC.BH =5.1=5
AC2=BC.HC=4.5=20
HS: phát biểu
Theo định lí 1 ta có:
b2 = a.b’ 
c2 = a.c’
suy ra b2+c2=ab’+ac’=a(b’+c’)=a.a=a2
Định lí pitago được chứng minh
HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ HỆ THỨC LIÊN QUAN TỚI ĐƯỜNG CAO
Nêu định lí 2:
Yêu cầu học sinh đọc định lí 2
Với các qui ước ở hình 1 SGK ta cần chứng minh hệ thức nào?
Ta cần chứng minh hai tam giác nào đồng dạng?
Yêu cầu HS làm ?1
Áp dụng định lí 2 vào giải bài VD2 sgk
Một HS đọc to định lí 2sgk
Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
Ta cần chứng minh:
h2=b’.c’
hay AH2=BH.CH
Hai tam giác HCA và HAB
Xét hai tam giác vuông HCA và HAB có:
 (cùng phụ với )
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Hãy phát biểu đl 1, đl 2, đl pitago.
Cho hình vẽ hãy viết hệ thức các định lí ứng với hình trên.
Bài tập 1: Trang 6 sgk
HS lần lượt phát biểu lại các định lí
DE2=EF.EI
DF2=EF.FI
DI2=EI.FI
Định lí pitago
EF2=DE2+DF2
2 học sinh thực hiện
Cả lớp nhận xét
HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Học và nắm vững các định li1,2 pitago
-Làm các bài tập2,3,4,6 trang 69 sgk bài 1,2 trang 89 SBT.
 Ngày soạn: 08/9/2020 
Tiết 2: 	MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ ĐƯỜNG CAO
 TRONG TAM GIÁC VUÔNG ( TIẾP )
I-MỤC TIÊU:
	-Củng cố định lí 1&2 về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
	-HS biếtlập các hệ thức bc=ah; 
	-Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	GV: Bảng phụ các hình của bài tập 2,3 sgk trang 68,69, Thước êke, phấn màu.
	HS:Ôn tập cách tính diện tích của tam giác vuông và các hệ thức đã học.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA
Yêu cầu kiểm tra
HS1: Phát biểu định lí 1&2 hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
-Vẽ tam giác vuông và điền kí hiệu
HS2: Làm bài 4 trang 69 sgk
Gv đánh giá và cho điểm
HS phát biểu
b2 = a.b’ 
c2 = a.c’
h2=b’.c’ 
ID2=EI.FI 
EF=4+1=5
ED2=EF.EI=5
Theo định lí pitago tacó:
y2=EF2-ED2=25-5=20 
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỊNH LÍ 3
Gv vẽ hình:
Hãy phát biểu định lí 3 sgk
Hãy nêu hệ thức liên hệ:
Hãy chứng minh định lí trên bằng cách nêu hai cách tính diện tích tam giác ABC
Có thể chứng minh bằng cách xét hai tam giác đồng dạng. ABC và HBA
GV: Cho học sinh làm bài 3 tr 69 sgk
Trong một tam giác vuông tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.
a.h=b.c
hay BC.AH=AB.AC
C/m theo diện tích tam giác:
Hay bc=ah
y2= 52+72 = 25+49 =74 ( pitago)
Ta có :
ah=bc
HOẠT ĐỘNG 3: ĐỊNH LÍ 4
Từ hệ thức a.h=b.c
Ta có: a2h2=b2.c2 suy ra (b2+c2)h2= b2c2
Hệ thức trên phát biểu thành định lí 4.
GV giới thiệu vd 3 sgk
Nêu chú ý sgk
Định lí 4:
Trong tam giác vuông nghịch đảo bình phương tương ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
Bài tập:
Hãy điền vào chỗ trống để được các hệ thức về cạnh về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ABC vuông ở A, có AH là đường cao
a2= ....+.....
b2=....
....= a.c’ 
.....= a.h
Bài tập 5 trang 69 sgk
GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
Trong tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3 , 4 kẻ đường cao ứng với cạnh huyền và các hình chiếu b’,c’
HS thực hiện:
a2= b2+c2
b2=a.b’ c2=a.c’
h2=b’c’
a.h=b.c
Ta có : b=3 và c=4
Vậy a=5 ( pitago)
b’=
c’=
h2=1,8.3,2=5,76 h=2,4
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Nắm vững các cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài tập về nhà 7,9 trang 69, 70 sgk
Bài 3,4,5,6,7 sbt trang 90
-Tiết sau luyện tập
 Ngày soạn: 15/9/2020
 Tiết 3: 	 LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU:
	-Củng cố các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
	-Biết vận dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV&HS:
	GV: Thước thẳng, compa, eke
	HS: Ôn tập các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : KIỂM TRA
HS1: Bài tập 3 trang sbt
HS2: Bài tập 4 trang sbt
GV : đánh giá và cho điểm 
HS1
y2= 72+92 =49+81=130 ( Đl pitago)
x.y=7.9( hệ thức ah=bc)
HS2: 
Ta có : 32=2.x ( hệ thức h2=b’c’)
x=4,5
y2=x(x+2)=4,5.6,5=29,25
y=5,4
Hs lớp nhận xét.
HĐ 2 : LUYỆN TẬP
1. Bài 1: Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng. 
a\Độ dài đường cao AH là:
A: 6,5 B:6 C:5
b\Độ dài cạnh AC bằng :
A: 13 B:
2. Bài 8b, c trang 70 sgk:
3. Bài 7 (SGK Tr69 ) 
GV hướng dẫn, sau đó gọi HS lên bảng làm
4. Bài 9 (SGK Tr69 )
GV hướng dẫn HS vẽ hình Chứng minh rằng:
a. Tam giác DIL là một tam giác cân
GV: Để chứng minh tam giác DIL là tam giác cân ta cần chứng minh điều gì? (HS: DI=DL)
- Tại sao DI = DL? Hãy cm điều đó.
(HS: )
Gọi một em lên bảng trình bày chứng minh
b. Chứng minh tổng không đổi khi I thay đổi trên cạnh AB
Gợi ý: C/m tổng 
(do DC không đổi nên không đổi khi I thay đổi trên AB (Về nhà)
1. Bài 1:
Hs tính toán để xác định kết quả đúng:
Kết quả đúng
a\ B
b\ C
2. Bài 8 SGK
b) Ta có:22= x2 Suy ra x=2
y2+y2= 42 ( đl pitago)
2y2=16 
c) Ta có 122= x.16 ( ah=bc)
x= 
y2= x2+ 122=92+122=225
3. Bài 7 (SGK Tr69 ) 
Xét ABC có AO = BC nên vuông ở A mà AH BC nên ta có
AH2 = a.b hay x2 = ab 
Hình 9 (Tương tự)
4. Bài 9 (SGK Tr70 )
a) Xét và có :
 (cùng phụ với )
AD= CD (gt)
Nên suy ra 
DI =DL (cạnh tương ứng)
 cân tại D (đpcm)
b) Trong tam giác DLK vuông tại D ta có DC là đường cao nên : 
mà DL = DI ) và DC không đổi do đó
 không đổi (đpcm)
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Thường xuyên ôn lại các hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Bài tập về nhà:8,8,10,11,12 sbt trang 91
 Ngày soạn: 16/9/2020
Tiết 4: 2. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
I-MỤC TIÊU:
- HS nắm vững các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn. HS hiểu được các tỉ số này chỉ phụ thuộc vào độ lớn của góc nhọn a mà không phụ thuộc vào trong tam giác vuông có một góc bằng a.
- Tính được các tỉ số lượng giác của góc 450 và góc 600 thông qua Ví dụ 1 và Ví dụ 2.
-Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV&HS:
 - GV: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập, công thức định nghĩa.
 Thước thẳng, compa, ê ke, thước đo độ, phấn màu.
 -HS: Thước kẻ, compa, ê ke, thước đo độ.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA
GV nêu câu hỏi kiểm tra
Nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
-GV nhận xét, cho điểm
Một HS trả lời tại chỗ
H Đ 2: 1. KHÁI NIỆM TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC NHỌN (12’)
a. Mở đầu (8 phút)
G V: chỉ vào tam giác ABC có 
 = 900. Xét góc nhọn B, giới thiệu:
- AB được gọi là cạnh kề của góc B. 
- AC được gọi là cạnh đối của góc B.
- BC là cạnh huyền
(GV ghi chú vào hình)
GV y/c nhắc lại các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông và GV giới thiệu như SGK
GV yêu cầu HS làm ?1
GV gợi ý thêm để HS tính được các cạnh tam giác như hình 15, 16 SGK
HS: Trả lời
HS c/m miệng theo y/c
a. a= 450 => 
b. a = 600 
HOẠT ĐỘNG 3: B. ĐỊNH NGHĨA (15 PHÚT)
GV nói: Cho góc nhọn a. Vẽ một tam giác vuông có một góc nhọn a. Sau đó GV vẽ và yêu cầu HS cùng vẽ.
- Hãy xác định cạnh đối, cạnh kề, cạnh huyền của góc a trong tam giác vuông đó (GV ghi chú lên hình vẽ)
- Sau đó GV giới thiệu định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc a như SGK, GV yêu cầu HS tính sina, cosa, tana, cota ứng với hình trên.
GV yêu cầu HS nhắc lại (vài lần) định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc a
Hăy giải thích: Tại sao tỉ số lượng giác của góc nhọn luôn dương?
Tại sao sina < 1, cosa < 1?
GV yêu cầu HS làm ?2
Làm ví dụ 1 (h. 15) tr73 SGK
Làm ví dụ 2 (h.16) tr73 SGK
HS phát biểu
Vài HS nhắc lại các định nghĩa trên.
HS giải thích ?2
Ví dụ 1 (h. 15) tr73 SGK
Ví dụ 2 (h. 15) tr73 SGK
HS trả lời miệng
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 PHÚT)
- Ghi nhớ các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
- Đọc tiếp bài học
- Bài tập về nhà số: 10, 11 tr76 SGK , tr21 đến 24 SBT 
 Ngày soạn: 22 /9/2020
Tiết 5 2 TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN (TIẾP)
I-MỤC TIÊU:
- Củng cố các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Tính được các tỉ số lượng giác của ba góc đặc biệt 300, 450 và 600.
	- Nắm vững các hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
	- Biết dựng các góc khi cho một trong các tỉ số lượng giác của nó.
	- Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV&HS:
	GV: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
	HS: Thước kẻ, compa, ê ke, thước đo độ.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: KIỂM TRA(10 phút) 
GV nêu câu hỏi kiểm tra
- HS1: Cho tam giác vuông
xác định vị trí các cạnh kề,
 cạnh đối, cạnh huyền
 đối với góc a.
Viết định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn a.
HS2: Chữa bài tập 11 tr76 SGK
GV nhận xét, cho điểm
Hai HS lên kiểm tra
HS1: Xác định và viết
HS2: Chữa bài tập 11 SGK
HS lớp nhận xét bài làm của bạn
HĐ2 ĐỊNH NGHĨA (TIẾP THEO) (12 PHÚT)
Ví dụ 3: Dựng góc nhọn a, biết 
GV đưa hình 17 tr73 SGK lên bảng phụ nói: giả sử ta đã dựng được góc a sao cho 
Vậy ta phải tiến hành cách dựng như thế nào?
GV yêu cầu một HS lên bảng dựng, các HS dưới lớp làm vào vở
Ví dụ 4. Dựng góc nhọn b biết sinb = 0,5
GV yêu cầu HS làm ?3
GV dựng mẫu trên bảng
GV nêu chú ý như SGK
HS thực hành cách dựng vào vở
 Ví dụ 4
HĐ 3: 2. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA HAI GÓC PHỤ NHAU (13 PHÚT)
GV yêu cầu HS làm ?4
GV ghi bảng nháp các tỉ số lượng giác của góc a và b.
GV: Từ các tỉ số đó ta rút ra:
Sin a = cosb , cos a = sinb
tan a = cotb , cot a = tanb 
GV nêu VD3, VD4 ,yêu cầu HS dùng kết quả VD 1 để tính và nghiệm lại định lí
Từ đó ta có bảng tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt 300, 450, 600
GV yêu cầu HS đọc lại bảng tỉ số lượng giác
GV hướng dẫn HS cách ghi nhớ......
HS trả lời miệng
HS tìm các tỉ số bằng nhau
HS phát biểu định lí...
Một HS đọc to lại bảng tỉ số các góc đặc biệt.
HS làm VD7 và ghi nhớ chú ý
HĐ 4: CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP (5 PHÚT)
- Phát biểu định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
Điền vào chỗ trống cho đúng :
Sin 350 = cos..........; tan .....= cot 670
Cos x = thì sin x =..............
- Phát biểu định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
Điền vào chỗ trống cho đúng 
Sin 350 = cos..........; 
tan .....= cot 670
Cos x = thì sin x =..........
HĐ 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Nắm vững công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn, hệ thức liên hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ghi nhớ tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt 300, 450, 600.
- Bài tập về nhà số 12, 13, 14 tr 76, 77SGK; số 25, 26, 27 tr93 SBT.
- Lưu ý rằng 10 = 60'
 Ngày soạn: 25/9/2020
 Tiết 6: 	LUYỆN TẬP
I\ MỤC TIÊU:
 -Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dựng góc khi biết một trong các tỉ số lượng giác của nó.
 -Sử dụng định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn để chứng minh một số công thức lượng giác đơn giản.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập có liên quan.
II\ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: thước êke, bảng phụ
Hs: Các bài tập được giao.
III\ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA
Câu hỏi:
HS1:Hãy nêu định lí về tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
Chữa bài tập 12 trang 76 sgk
HS2: Chữa bài tập 13(c,d) tr77 sgk
Dựng góc nhọn biết 
c\ tan =
Hs nhận xét GV đánh giá và cho điểm
HS1 trả lời
Bài tập 12:
Đổi ra tỉ số lượng giác của góc nhỏ hơn:
Cos750=sịn150
Sin 52030’=cos 37030’
Cot 820=tan 80
HS2
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
Bài 14 tr 77 sgk
Gv: Cho tam giác ABC vuông tại A Hãy chứng minh các công thức sau:
Gv vẽ hình. Y/c HS viết các công thức tỉ số lượng giác rồi cho lớp hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 câu
Yêu cầu các nhóm trình bày chứng minh.
Gv : Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau
Áp dụng làm bài 15 tr 77 sgk
Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết 
cos B=0,8. Tính các tỉ số lượng giác của góc C.
-Hãy nhắc lại các tỉ số lượng giác của hai 
góc phụ nhau 
Biết cos B=0,8 ta suy ra được tỉ số nào của góc C?
Dựa vào công thức nào để tính được cos C.
Bài 17 SGK(Hình vẽ sẵn lên bảng phụ)
Gv: Tam giác ABC có là Tam giác vuông không?
Vậy tính x như thế nào? 
Vậy 
HS nhắc lại tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
Ta có Sin C=cos B=0,8.
Sin2C+cos2C=1
Cos2C =1-sin2C=1-0,64=0,36
Suy ra Cos C=0,6
tanC=; Cot C=
HS:Không
Tam giác ABH vuông cân tại H nên AH=HB=20
Áp dụng Đl Pitago cho tam giác vuông AHC tính được x=29
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
Bài tập về nhà 28,29,30,36 sbt
 - Chuẩn bị bảng số và máy tính bỏ túi.
 Ngày 16/9/2019
 Tiết 7: 4.	MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH VÀ GÓC
 TRONG TAM GIÁC VUÔNG
I/ MỤC TIÊU:
HS thiết lập được và nắm vững các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
Hs có kĩ năng vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập, thành thạo trong việc sử dung máy tính và cách làm tròn số.
Hs thấy được việc sử dụng các tỉ số lượng giác để giải một số bài toán thực tế.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Máy tính bỏ túi, thước kẻ; êke; thước đo độ.
Hs: ôn công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn, máy tính , dụng cụ học tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu kiểm tra:
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=c
BC=a; AC= b. Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc B và C
GV hỏi tiếp:
Hãy tính b và c qua các cạnh còn lại
Các hệ thức đó là nội dung của bài học hôm nay
Một HS lên bảng vẽ hình và viết các tỉ số lượng giác 
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC HỆ THỨC
Yêu cầu học sinh viết lại các hệ thức 
Gv: giải thích góc đối, góc kề 
Hãy diễn đạt các hệ thức trên bằng lời?
Gv: giới thiệu nội dung định lí về quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
Áp dụng: Cho hình vẽ: 
a\ n=m.sinN
b\n=p.cotN
c\n=m.cosP
d\ n=p.sinN
Trong các câu trên, câu nào sai hãy sửa cho đúng
Ví dụ 1&2 sgk: cho HS đọc
Hs: 
Trong tam giác vuông mỗi cạnh góc vuông bằng:
-Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc cos góc kề.
-Cạnh góc vuông kia nhân với tan góc đối hoặc cot góc kề.
Hai học sinh nhắc lại định lí.
KQ: 
a\ Đúng
b\ sai (n=p.tanN hay n=pcotP)
c\Đúng
d\ Sai (n=msinN)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
 Ngày soạn: 30/10/2020
 Tiết 8: 	LUYỆN TẬP
I\ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu được thuật ngữ : “giải tam giác vuông là gì”
Hs vận dụng được các hệ thức trên vào biệc giải tam giác vuông.
Hs thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải một số bài toán thực tế.
II\ CHUẨN BỊ:
Gv: Thước kẻ, bảng phụ
Hs: Ôn lại các định nghĩa, định lí, máy tính, dụng cụ học tập.
III\ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1: Phát biểu định lí và viết các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
HS2: Làm bài 26 sgk
Vẽ hình minh họa
GV đánh giá và cho điểm
HS1: Phát biểu và viết các hệ thức
HS2:
Tính AB và BC
AB= AC.tanC=86.tan34056 m
Hs nhận xét
HOẠT ĐỘNG 2: ÁP DỤNG GIẢI TAM GIÁC VUÔNG
Gv: Thế nào là giải tam giác vuông?
Gv chốt lại: vậy để giải tam giác vuông cần mấy yếu tố ? trong đó số cạnh như thế nào?
Lưu ý: góc làm tròn đến độ, độ dài làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba.
Giới thiệu ví dụ 3; sgk
Giải tam giác vuông ABC 
Giải tam giác vuông ABC là ta tính những cạnh góc nào?
Hãy nêu cách tính cạnh huyền BC?
Để tính góc B và C ta có thể tính tỉ số
lượng giác của góc nào?
Yêu cầu HS làm ?2 sgk
Trong ví dụ 3 Hãy tính BC mà không sử dụng định lí pitago
Hướng dẫn Hs tìm hiểu VD4
Y/c HS làm ?3
GV cho HS tìm hiểu VD 5
GV rút ra nhận xét
HS: xem sách và trả lời
Trong tam giác vuông nếu biết hai cạnh hoặc một cạnh một góc nhọn thì ta tìm được tất cả các cạnh và góc còn lại của nó. 
BT như thế gọi là giải tam giác vuông
Cần hai yếu tố trong đó ít nhất phải biết một cạnh.
Một HS đọc to đề bài.
HS; cần tính cạnh BC, góc B và C
Áp dụng định lí pitago trong tam giác vuông ABC ta có
BC2=AB2+AC2=52+82=25+64=89
Suy ra BC=
 ; 
Sau khi tìm được góc B
HS lên bảng làm ?3
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Gv yêu cầu Hs làm bài 27 sgk
Mỗi nhóm làm 1 câu
Giải tam giác vuông ABC tại A biết
a\ b=10 cm; góc C là 300
b\ c=10cm; góc C là 450
c\ a= 20 cm; góc B là 350
d\ c=21 cm; b=18 cm.
Kết quả mỗi nhóm:
Nhóm 1: 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải tam giác vuông
Làm bài 28,29,30,31,32 sgk
 Ngày soạn:01/10/2020
 Tiết 9	: LUYỆN TẬP
I\ MỤC TIÊU:
HS vận dụng được các hệ thức trong việc giải tam giác vuông.
HS được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức , sử dụng máy tính , làm tròn số.
Biết vận dụng các hệ thức và thấy được ứng dụng của tỉ số lượng giác để giải quyết các bài toán thực tế.
II\ CHUẨN BỊ:
GV: Thước kẻ, bảng phụ. 
HS: Xem bài và làm bài tập, dụng cụ học tập, máy tính..
III\ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Gv nêu yêu cầu kiểm tra
HS1: Phát biểu định lí về cạnh và góc trong tam giác vuông?
Chữa bài tập 26 sgk
Hs phát biểu
Chiều cao của tháp là:
86. tan340 =86.0,67 = 58
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
Bài 29 sgk
Gọi 1 hs đọc đề. GV vẽ hình 
Muốn tính góc a các em phải làm thế nào?
Bài 30 sgk
AN là cạnh của tam giác vuông nào ?
Để tính AN ta phải tính AB(hoặc AC). Muốn làm điều đó ta phải tạo một tam giác vuông khác có AB là cạnh huyền.
Theo em ta làm thế nào?
Tính số đo góc KBC ; KBA?
Độ dài cạnh KB; AB
Bài 29 sgk
Ta tính tỉ số cosa
Ta có:
Bài 30 sgk
Kẻ BK vuông góc với AC tại K
Áp dụng vào tam giác vuông ABN và ACN giải tương tự tìm được
AN=3,652cm
AC=7,304cm
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Làm bài 59,60,61 sbt
Làm thêm :
Bài 1: Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần: sin500, cos350, sin250, cos150, sin150?
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH biết HB = 9cm, HC = 16cm.
Tính AB, AC, AH, góc B
Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. 
Chứng minh: AB.AD = AC.AE = HB.HC
Tiết sau tiếp tục luyện tập 
 Ngày soan: 07/ 10/ 2020
Tiết 10: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
I\ MỤC TIÊU:
Hs biết xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của vật thể đó.
Biết xác định khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không tới được.
Rèn kỹ năng đo đạc thực tế, rèn ý thức làm việc tập thể
II\ CHUẨN BỊ:
GV: giác kế, ê ke đạc, thước cuộn, bảng phụ.
Hs: thước cuộn, máy tính , giấy bút.
III\ TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA 15 PH
Kiểm tra 15 ph trắc nghiệm khách quan hoàn toàn, đề đính kèm theo
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ( trong lớp)
1\ Xác định chiều cao của vật
Đưa hình vẽ ( bảng phụ)
Nhiệm vụ của các em là xác định chiều cao của tháp AD mà không leo lên đỉnh tháp.
OC là chiều cao của giác kế đứng.
CD=OB là khoảng cách từ chân tháp tới nơi đặt giác kế.
Theo các em trên hình vẽ những yếu tố nào ta xác định trực tiếp được.
Vậy tính AD như thế nào?
Vì sao ta áp dụng được hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giac vuông ?
Chú ý chiều cao của tháp cũng như chiều cao của các vật thể khác ta cũng tiến hành tương tự: cây, ngôi nhà....
2\ Xác định khoảng cách
Hình vẽ bảng phụ 
Nhiệm vụ các em xác định chiều rộng khúc sông mà việc đo đạc chỉ tiến hành tại một bờ sông.
Ta coi hai bờ sông song song với nhau
Chọn một điểm B bên kia sông làm mốc
Bên này sông lấy điểm A sao cho AB vuông góc với các bờ sông.
Dùng êke đạc vẽ Ax vuông góc với AB
Trên Ax lấy C đo AC=a, đo góc ACB
Chiều rộng khúc sông là đoạn nào?
Làm thế nào tính được chiều rộng khúc sông?
GV: theo hướng dẫn trên các em sẽ tiến hành ngoài trời.
HS: Đo trực tiếp được gồm: CD, OC, góc AOB
AD=AB+DB
AB=a.tanAOB
DB=OB=b
Vậy AD=b+atgAOB
Vì Tháp vuông góc với mặt đất.
HS: AB
AB=AC.tgACB=a.tgACB
HOẠT ĐỘNG 3: CHUẨN BỊ THỰC HÀNH
GV: - phân công tổ, nhóm thực hành
-Hướng dẫn địa điểm thực hành
-Hướng dẫn nội dung thực hành
-Hướng dẫn viết báo cáo thực hành
-Hướng dẫn cách cho điểm thực hành
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 9, 10 MÔN HÌNH HỌC CỦA TỔ.......LỚP.......
1\ Xác định chiều cao:
Hình vẽ:
a\ Kết quả đo :
CD=a=.... =..... OC=BD=b=........
b\ Tính AD=AB+BD=b+atg=
2\ Xác định khoảng cách.
Hình vẽ:
a\ Kết quả đo 
STT
Họ tên hS
Của tổ
Điểm chuẩn bị
Dụng cụ(2)
Ý thức kỉ luật (3đ)
Kĩ năng thực hành ( 5đ)
Tổng số điểm
Nhận xét chung: ( tổ tự đánh giá).........................................
HOẠT ĐỘNG 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đă học 
	-Làm các câu hỏi ôn tập chương tr91, 92 sgk.
	- Làm bài tập 33, 34, 35, 36, 37 tr94 sgk
 Ngày soạn: 09/ 10/ 2020
Tiết 11: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI ( tiếp)
I\ MỤC TIÊU:
Hs biết xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của vật thể đó.
- Biết xác định khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không tới được.
Rèn kỹ năng đo đạc thực tế, rèn ý thức làm việc tập thể
II\ CHUẨN BỊ:
GV: giác kế, ê ke đạc, thước cuộn, bảng phụ.
Hs: thước cuộn, máy tính , giấy bút.
III\ TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: HỌC SINH THỰC HÀNH (25 PHÚT)
(TIẾN HÀNH NGOÀI TRỜI NƠI CÓ BÃI ĐẤT RỘNG, CÓ CÂY CAO)
GV đưa HS đến vị trí thực hành phân công vị trí từng tổ ( 2 tổ 1 vị trí đối chiếu kết quả)
GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của hai tổ
GV bàn giao dụng cụ thực hành cho 2 tổ
Giáo viên kiểm tra kỹ năng thực hành và hướng dẫn thêm cho HS.
Có thể làm 2 lần để kiểm tra kết quả.
Mỗi tổ thực hành và ghi lại kết quả thực hành.
HĐ 2: HOÀN THÀNH BÁO CÁO- NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ
Yêu cầu các tổ hoàn thành mẫu báo cáo
Gv thu mẫu báo cáo của các tổ.
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát kiểm tra nêu nhân xét đánh giá và cho điểm từng tổ.
Căn cứ vào điểm thực hnàh của tổ và đề nghị của tổ HS, GV cho điểm thực hành cho từng HS.
Các tổ báo cáo thực hành theo nội dung
Các thành viên trong tổ kiểm tra 1 lần nữa kết quả tính toán.
Các tổ bình điểm cho từng cá nhân của tổ và đánh giá theo mẫu.
Nộp cho GV.
HĐ 3:HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các kiến thức đã học và làm các câu hỏi ôn tập chương 1
Làm các bài tập 33,34,35,36,37 sgk
 Ngày 10/ 10/ 2019
Tiết 13 : ÔN TẬP CHƯƠNG I (1)
 (Với sự trợ giúp của máy tính bỏ túi)
I\ MỤC TIÊU:
Hệ thống hóa các kiến thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
Hệ thống hóa các công thức, định nghĩa các tỉ số lượng giác của các góc nhọn 
Rèn luyện kĩ năng tra bảng, sử dụng máy tính, tính các tỉ số lượng giác hoặc tìm số đo góc.
II\ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ, các loại thước và compa.
Hs : Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ôn chương 1, dụng cụ học tập.
III\ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1: ÔN TẬP 
Bài cũ kết hợp ôn lý thuyết trong ôn tập
Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
? Vẽ hình và Nêu các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ?
1HS lên bảng thực hiện 
Cả lớp cùng làm và nhận xét
Gv: Cho HS nhắc lại thêm Định lý Pitago
Bài tập 1
z
y
x
4
3
H
C
B
A
Tính x, y ,z trong các hình vẽ sau:
GV. Đưa đề bài lên bảng
? Để tính x, y, z ta tính như thế nào ?
? Em nào tính được ?
HS trình bày 
Cả lớp cùng làm và nhận xét
GV: Qua bài gv chốt lại kiến thức: Hệ thức về cạnh và đường cao
Tỉ số lượng giác của góc nhọn
? Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc nhọn ?
 1HS trình bày 
 Cả lớp cùng làm và nhận xét
Bài tập 2 ( Bài 33 SGK)
Chọn đáp án đúng
Gv: Đưa bài tập lên bảng phụ ( màn chiếu ) – Phát phiếu học tập
HS hoạt động nhóm : mỗi nhóm 1 câu
Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét
Gv: Chốt lại kiến thức
Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
1. b2 = a.b’ ; c2=a.c’
2. h2=b’.c’ ; 
3. a.h=b.c
4. 
Bài tập 1
HS thực hiện 
Ta có: 
 + BC2 = AB2+ AC2 ( Định lí Pytago)
 BC= 5 
 +AB2 = BH.BC ( Hệ thức về cạnh và đường cao)
BH= x= 1,8 
 + CH = BC – BH = 5 – 1,8 = 3,2
 z= 3,2
 + AH2 = CH.BH ( Hệ thức về cạnh và đường cao)
AH= 
 y= 2,4
II.Tỉ số lượng giác của góc nhọn
 cạnh huyền 
sin =; cos =; tan= ; cot=
Bài tập 2 ( Bài 33 SGK)
Chọn đáp án đúng
 Nhóm 1 : a. C 
 Nhóm 2 : b. D 
 Nhóm 3 : a. C 
HĐ 2: BÀI TẬP MỞ RỘNG NÂNG CAO
Bài tập 3 ( Bài 37 SGK)
Cho tam giác ABC, có AB = 6 cm,
 AC = 4,5 cm, BC = 7, 5 cm
a\ Chứng minh tam giác ABC vuông tại A. Tính các góc B, C và AH
? Để chứng minh tam giác ABC vuông khi biết độ dài 3 cạnh ta làm thế nào ?
HS : Trình bày
?Em nào tính được góc B và góc C ?
HS : Trình bày
?Em nào tính được đường cao AH ?
HS : Trình bày
b\ Hỏi điểm M nằm ở vị trí nào thì diện tích tam giác MBC bằng diện tích tam giác ABC?
GV:Gợi ý:
Hai tam tam giác MBC và ABC có đặc điểm gì chung?
Vậy đường cao ứng với hai tam giác phải như thế nào?
Điểm M nằm trên đường nào?
HS : Trình bày
Bài tập 3 ( Bài 37 SGK)
Giải
a.Ta có :
 AB2+AC2= 62+4,52= 56,25
 BC2=7,52=56,25
 AB2+AC2=BC2
Tam giác ABC vuông ( Định lí Pytago đảo)
Theo hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông ABC ta có:
BC.AH=AB.AC
b. Hai tam tam giác MBC và ABC chung cạnh BC 
 Để chúng có diện tích bằng nhau thì
đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác phải bằng nhau.
M nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cách BC một đoạn bằng AH = 3,6 cm
HĐ 3:HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập theo bảng tóm kiến thức tắt cần nhớ ở SGK
Xem lại các bài tập đã chữa ôn tập
Bài tập về nhà: 38,39, 40 sgk 82;83;84;85 SBT
Ngày 13/10/2019
 Tiết 14: ÔN TẬP CHƯƠNG I (2)
 (Với sự trợ giúp của máy tính bỏ túi)
I\ MỤC TIÊU:
Hệ thống hóa các kiến thức về mối quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
Hệ thống hóa các kiến thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
Rèn luyện kĩ năng dựng góc khi biết tỉ số lượng giác của nó, kĩ năng giải tam giác vuông và vận dụng vào tính chiều cao, chiều rộng của vật thể trong thực tế , giải các bài tập có liên quan đến hệ thức lượng trong tam giác vuông.
II\ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng chuẩn bị các kiến thức cần nhớ, bảng phụ các bài tập.
HS: Làm các bài tập ôn chương 1, dụng cụ học tập.
III\ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT
III.Một số tính chất của tỉ số lượng giác.
Nêu tính chất tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau ?
Ta còn có những tính chất nào của các tỉ số lượng giác của góc nhọn ?
IV. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
GV: Cho HS nhắc lại
1. Hãy viết công thức tính cạnh góc vuông theo cạnh huyền và tỉ số của các góc nhọn.
2.công thức tính cạnh góc vuông theo cạnh góc vuông kia và tỉ số của các góc nhọn.
Câu hỏi: Thế nào là giải tam giác vuông?
Giải tam giác vuông cần những yếu tố nào?
III.Một số tính chất của tỉ số lượng giác.
2. Chú ý:
IV. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
HS phát biểu định lí
1. b= a.SinB=a.cosC
 c=a.sinC=a.cosB
2. b=c.tgB=c.cotC
 c=b.tgC=b.cotB
Giải tam giác vuông là tìm số đo các góc nhọn và độ dài các cạnh của tam giác vuông.
Giải tam giác vuông cần biết ít nhất hai cạnh hoặc một cạnh và một góc nhọn.
HĐ2: BÀI TẬP
Bài 39 sgk
Tính CD ?
Để tính CD ta phải tính những yếu tố nào ? Nêu cách tính các y/t đó ?
Làm bài tập 40 sgk: Tính chiều cao của cây trong hình vẽ
Chiều cao của cây được tính ntn?
Hãy tính chiều cao đó?
Y/c 1 HS lên bảng làm
Bài 87 SBT
GV cho hs đọc đề. GV vẽ hình. Cả lớp vẽ vào vở
GV cho hs đọc đề. GV vẽ hình. Cả lớp vẽ vào vở
Để tìm AP, BP ta giải tam giác vuông nào?
Mỗi tam giác này có giải được không? Vì sao?
Hai tam giác vông này có gì chung ?
Hãy tính cạnh chung CP qua AP, BP và các góc đã biết rồi lập pt để tìm AP, BP
Bài 39 sgk
Trong tam giác vuông ACE ta có
Trong tam giác vuông EFD ta có 
Ta có : CD=CE-ED=31,11-6,53=24,6 (m)
Chiều cao của cây CD=AD+CA
Ta có AD= 1,7 m; AB=ED= 30 m
AC= AB.tanB=30.tan350 21
Vậy CD=AD+AC=1,7 +21=22,7 m
Bài 87 SBT
 vuông ACP có CP =AP. Tan A 
 vuông BCP có CP =BP. Tan B
Suy ra AP. Tan A=BP. Tan B
Theo t/c của dãy tỉ số bằng nhau ta có
AP 37cm; BP 23cm
HĐ 3:HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập lí thuyết và các dạng bài tập đã làm 
Tiết sau ôn tập chương 1 tiếp.
 Ngày 15/10/2019
 TIẾT 15: ÔN TẬP CHƯƠNG I (3)
 (Với sự trợ giúp của máy tính bỏ túi)
 I.MỤC TIÊU
- Hệ thống hoá các hệ thức giữa cạnh và đường cao, các hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông.
- Hệ thống hoá các 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_trang_s.doc