Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 20: Đường kính và dây của đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 20: Đường kính và dây của đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- HS nắm đường kính là dây lợi nhất trong các dây của đường tròn, nắm được 2 định lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm.

-HS biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của 1 dây, đường kính vuông góc với dây.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

a/Kiến thức:

- Khái niệm cung và dây cung, dây cung lớn nhất của đường tròn

- Hiểu được quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây

b/Kĩ năng: Biết cách tìm mối liên hệ giữa đường kính và dây cung

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Thước, compa.

- HS: dụng cụ học tập

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Khởi động: 5’

GV: Thế nào là đường tròn (O) ? Hãy vẽ đường tròn tâm (O) đường kính AB = 8cm ?

 HS: Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R

 GV: Trong các dây của đường tròn tâm O bán kính R, dây lớn nhất có độ dài bằng bao nhiêu?

 2. Hình thành kiến thức

 

doc 3 trang Hoàng Giang 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 20: Đường kính và dây của đường tròn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2; 9a3
Tên bài giảng:	§2. Đường kính và dây của đường tròn
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 20
Số tiết giảng: 1
Ngày dạy: ./ ./ 
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- HS nắm đường kính là dây lợi nhất trong các dây của đường tròn, nắm được 2 định lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không đi qua tâm.
-HS biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của 1 dây, đường kính vuông góc với dây.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
a/Kiến thức: 
- Khái niệm cung và dây cung, dây cung lớn nhất của đường tròn
- Hiểu được quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây 
b/Kĩ năng: Biết cách tìm mối liên hệ giữa đường kính và dây cung
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Thước, compa.
- HS: dụng cụ học tập 
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Khởi động: 5’
GV: Thế nào là đường tròn (O) ? Hãy vẽ đường tròn tâm (O) đường kính AB = 8cm ?
 	 HS: Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R
	GV: Trong các dây của đường tròn tâm O bán kính R, dây lớn nhất có độ dài bằng bao nhiêu?
 2. Hình thành kiến thức
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu So sánh độ dài của đường kính và dây
15’
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
Định lý 1: Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính
Cho HS đọc đề bài toán SGK.
GV Vẽ hình, quan sát và dự đoán đường kính của đường tròn là dây có độ dài lớn nhất phải không ?
-Còn AB không là đường kính thì sao ?
Dựa vào bất đẳng thức về cạnh trong một tam giác ta có gì ?
Qua hai trường hợp trên ta rút ra kết luận gì về độ dài các dây của đường tròn
HS Đọc đề và Trả lời
-Trường hợp AB là đường kính:
AB là đường kính, ta có: AB=2R
-Trường hợp AB không là đường kính:
Xét AOB ta có:
AB < OA + OB = R + R = 2R
Vậy AB < 2R. 
HS Phát biểu định lí
Hoạt động 2: Tìm hiểu Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
15’
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
Định lí 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy . 
Định lí 3:
Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy . 
Gv:Đưa ra định lí 2
Vẽ đường tròn (O; R) đường kính AB vuông góc với dây CD tại I. So sánh độ dài IC với ID ?
-Để so sánh IC và ID ta làm gì?
-Xét trường hợp CD là đường kính ta có gì?
-Xét trường hợp CD không là đường kính ta có gì ?
GV Nhận xét
GV Nhấn mạnh lại định lí 2
-Cho HS làm ?1
Hãy đưa ra một ví dụ để chứng tỏ rằng đường kính đi qua trung điểm của một dây có thể không vuông góc với dây ấy
-Vậy cần bổ sung điều kiện nào thì đường kính AB đi qua trung điểm của dây CD sẽ vuông góc với CD ? 
 - Giới thiệu định lí 3
-Cho HS Thực hiện ?2
Cho hình 67. Hãy tính độ dài AB, biết OA = 13 cm , AM = MB và 
OM = 5 cm.
GV Nhận xét
HS Phát biểu định lí
HS Thực hiện 
*CD là đường kính 
Ta có : OC = OC
AB đi qua trung điểm O của CD
*CD không là đường kính
Gọi I là giao điểm của AB và CD
Xét OCD 
có OC=OD (=R)
OCD cân tại O, mà OI là đường cao nên cũng là trung tuyến. 
IC=ID. 
HS Nhận xét
HS Trả lời
Đường kính AB đi qua trung điểm của dây CD (dây CD là đường kính) nhưng AB không vuông góc với CD
HS: dây CD không qua tâm
HS Phát biểu lại định lí
HS Thực hiện
Giải : Vì AM = MB ( gt )
Nên : OM ^ AB (t/c đk và dây )
DOAM vuông ở M .
Áp dụng định lý Pytago ta được:
OA2 = OM2 + AM2
Þ AB = 2AM = 2.12 = 24 (cm)
HS Nhận xét.
3. Luyện tập : (7’)
Bài 10 trang 104 
 a) Gọi O là trung điểm của BC
 	Ta có : OE = BC ; OD = BC
 	 OE = OD = OB = OC
Do đó B, E, C, D cùng thuộc đường tròn đường kính BC
 b) DE là dây cung không là đường kính, BC là đường kính 
Nên DE < BC.
4. Vận dụng/ Tìm tòi (3’)
 Tìm hiểu : Từ cách vẽ đường tròn ta thấy khoảng cách từ tâm đường tròn đến các điểm trên đường tròn không thay đổi. Vậy tại sao người ta chế tạo bánh xe hình tròn chứ không là hình vuông ?
Chuẩn bị bài 3: “Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây”.
Hướng dẫn HS làm bài tập 11 trang 104 SGK
Ngày . tháng 11 năm 2018	 Ngày 10 tháng 11 năm 2018
	 	PHT	 Giáo viên
 Nguyễn văn Hải Nguyễn Thị Du

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_20_duong_kinh_va_day_cua_duong_t.doc