Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 41: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - Nguyễn Văn Tân
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Phát biểu định lí đảo và biết cách chứng minh định lí đảo.
- Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
- Kiến thức: Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Kỹ năng: Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
a. Điểm danh lớp:
b. Nội dung cần phổ biến:
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
a. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết)
b. Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (2 HS)
c. Câu hỏi kiểm tra: 1
1) Phát biểu định lí, hệ quả của góc nội tiếp ?
d. Đáp án:
Định lí : Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Hệ quả: Trong một đường tròn:
a) Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.
b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
c) Góc nội tiếp ( ) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm.
d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT Môn dạy : Hình học Lớp dạy: 9a2 Tên bài giảng: §4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Giáo án số: 1 Tiết PPCT: 41 Số tiết giảng: 2 Ngày dạy: ./ ./ A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Phát biểu định lí đảo và biết cách chứng minh định lí đảo. - Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập. II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG - Kiến thức: Nhận biết được góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. - Kỹ năng: Vận dụng được các định lí, hệ quả để giải bài tập. III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa. - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa. B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp (1’) Điểm danh lớp: Nội dung cần phổ biến: 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết) Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (2 HS) Câu hỏi kiểm tra: 1 1) Phát biểu định lí, hệ quả của góc nội tiếp ? d. Đáp án: Định lí : Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn. Hệ quả: Trong một đường tròn: Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau. b) Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau. c) Góc nội tiếp () có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm. d) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. 3. Giảng bài mới: (25’) a/. GTB: Hôm nay chúng ta học bài : “§4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung” b/. Tiến trình giảng bài mới: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: 1. Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung 10’ -Có đỉnh nằm trên đường tròn là tiếp điểm. Có một cạnh là dây cung, một cạnh là một tia tiếp tuyến. AmB= 300 AmB= 900 AmB=1200 Vẽ hình 22 SGK. Giới thiệu góc BAx và BAy là hai góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Sau đó yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK. Hãy cho biết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có những đặc điểm gì? Đó chính là khái niệm của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Cho HS làm ?1 (Trả lời trên bảng phụ) Cho HS làm ?2 làm theo nhóm trong 5 phút GV Nhận xét Qua bài tập ?2 rút ra kết luận gì về mối liên hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến với dây cung? Sang mục 2 HS Quan sát và đọc định nghĩa -Có đỉnh nằm trên đường tròn là tiếp điểm. Có một cạnh là dây cung, một cạnh là một tia tiếp tuyến. HS Ghi bài HS Trả lời ?1 Hình 23: Thiếu tiếp tuyến Hình 24: Thiếu dây cung Hình 25: Thiếu tiếp tuyến Hình 26: Thiếu đỉnh góc không phải là tiếp điểm. Thảo luận nhóm làm ?2 AmB= 300 AmB= 900 AmB= 1200 HS Nhận xét Hoạt động 2: 2. Định lí 10’ Định lí Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn. - Có ba trường hợp: + Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung AB. + Tâm O nằm bên ngòai + Tâm O nằm trong HS Trình bày bảng Ta có: BAx = 900 Sđ AB = 1800 Vậy BAx = sđ AB BAx = sđ AmB ACB = sđ AmB Yêu cầu HS đọc nội dung định lí trong SGK. Muốn chứng minh được định lí này ta có mấy trường hợp? Chứng minh : BAx = sđ AB Cho HS đọc phần b và c và trình bày miệng cách chứng minh trường hợp này Cho HS làm ?3. GV Nhận xét HS Đọc định lí Định lí Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn. HS trả lời - Có ba trường hợp: + Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung AB. + Tâm O nằm bên ngòai + Tâm O nằm trong HS Trình bày bảng Ta có: BAx = 900 Sđ AB = 1800 Vậy BAx = sđ AB HS Trả lời HS làm ?3 BAx = sđ AmB ACB = sđ AmB HS Nhận xét Hoạt động 3: 3. Hệ quả 5’ Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau. Từ ?3 rút ra được tính chất gì ? GV Nhận xét HS Trả lời như SGK Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau. HS Nhận xét 4./ Củng cố (13’) Cho HS làm bài tập 27 trang 79/SGK. Bài 27/79 Bài giải Trong rAOP có PO = OA nên tam giác rAOP cân tại O. (hai góc ở đáy). Mà và cùng chắn cung nhỏ PB nên Vậy . Bài 28/79 Bài giải Nối AB. Ta có AQB = PAB (cùng chắn cung AmB và bằng sđ AmB ) (1) PAB = BPx (cùng chắn cung nhỏ PB và bằng sđ PB ) (2) Từ (1) và (2), ta có : AQP = BPx AQ // Px (có hai góc so le trong bằng nhau). 5./ Dặn dò (1’) Học bài Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập 28, 29, 30, 34, 35 trang 79 SGK Ngày tháng năm Ngày .../ ./ . Giáo viên Nguyễn Văn Tân
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_41_goc_tao_boi_tia_tiep_tuyen_va.doc