Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 46: Cung chứa góc - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 46: Cung chứa góc - Nguyễn Văn Tân

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.

- Vận dụng quỹ tích cung chứa góc vào bài toán quỹ tích và dựng hình đơn giản.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

- Kiến thức: Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.

- Kỹ năng: Vận dụng quỹ tích cung chứa góc vào bài toán quỹ tích và dựng hình đơn giản.

III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa.

- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định lớp (1’)

a. Điểm danh lớp:

b. Nội dung cần phổ biến:

 2. Kiểm tra bài cũ

a. Phương pháp kiểm tra:

b. Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra:

c. Câu hỏi kiểm tra: (Trong quá trình dạy bài mới)

 

doc 4 trang Hoàng Giang 03/06/2022 5100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 46: Cung chứa góc - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học	 	 Lớp dạy: 9a2
Tên bài giảng:	§6. Cung chứa góc
Giáo án số: 1	 Tiết PPCT: 46
Số tiết giảng: 2
Ngày dạy: ./ ./ 
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.
- Vận dụng quỹ tích cung chứa góc vào bài toán quỹ tích và dựng hình đơn giản.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
- Kiến thức: Hiểu bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.
- Kỹ năng: Vận dụng quỹ tích cung chứa góc vào bài toán quỹ tích và dựng hình đơn giản.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Ổn định lớp (1’)
Điểm danh lớp:
Nội dung cần phổ biến:
	2. Kiểm tra bài cũ 
Phương pháp kiểm tra: 
Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: 
Câu hỏi kiểm tra: (Trong quá trình dạy bài mới)
3. Giảng bài mới: (35’)
	 a/. GTB: Hôm nay chúng ta học bài : “§8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tt)”
b/. Tiến trình giảng bài mới:
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: 1. Bài toán quỹ tích cung chứa góc
20’
1) Bài toán:
a)
b) ∆CN1D , ∆CN2D, ∆CN3D là các tam giác vuông có chung cạnh huyền CD .
=> N1O = N2O = N3O = 
=> N1, N2, N3 cùng nằm trên hay đường tròn đường kính CD 
M chuyển động trên hai cung tròn nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau đầu mút là A và B 
2) Cách vẽ cung chứa góc 
Ta cần tiến hành:
- Dựng đường trung trực d của đoạn AB 
- Vẽ tia Ax sao cho góc BAx = 
- Vẽ tia Ay vuông góc với Ax cắt d tại O 
- Vẽ cung AmB tâm O bán kính OA trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa Ax
1) Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc (00< < 1800 ). Tìm quĩ tích các điểm M thoả mãn góc AMB = .
Giới thiệu: Đây chính là bài toán quĩ tích các điểm M nhìn đoạn AB cho trước dưới góc 
Để tìm hiểu và nắm được bài toán này chúng ta đi xét các bài tập nhỏ sau:
Cho HS làm ?1 SGK 
Cho đoạn thẳng CD.
a) Vẽ các điểm N1, N2, N3 sao cho góc
 CN1D = CN2D = CN3D = 900 
b) CMR: Các điểm N1, N2, N3 nằm trên đường tròn đường kính CD.
Hướng dẫn HS thực hiện ?2 SGK
Sử dụng đồ dùng chuẩn bị sẵn cho ?2 
Yêu cầu HS thực hiện, dịch chuyển tấm bìa, đánh dấu vị trí của các đỉnh. 
Dự đoán quĩ đạo chuyển động của M?
Hãy chứng minh điều dự đoán này?
Giới thiệu và công nhận kết luận
(Không y/c chứng minh- Giảm tải)
Giới thiệu chú ý
Qua chứng minh hãy nêu cách vẽ cung chứa góc trên đoạn thẳng AB cho trước?
GV Nhận xét
1) Bài toán:
HS Đọc đề
HS Thực hiện
a)
b) ∆CN1D , ∆CN2D, ∆CN3D là các tam giác vuông có chung cạnh huyền CD .
=> N1O = N2O = N3O = 
=> N1, N2, N3 cùng nằm trên hay đường tròn đường kính CD 
HS Thực hiện
M chuyển động trên hai cung tròn nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau đầu mút là A và B 
HS Đọc kết luận: 
Quỹ tích các điểm M thoả mãn tính chất AMB = là hai cung chứa góc dựng trên đoạn AB.
* Chú ý: SGK
2) Cách vẽ cung chứa góc 
Ta cần tiến hành:
- Dựng đường trung trực d của đoạn AB 
- Vẽ tia Ax sao cho góc BAx = 
- Vẽ tia Ay vuông góc với Ax cắt d tại O 
- Vẽ cung AmB tâm O bán kính OA trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa Ax
HS Nhận xét
Hoạt động 2: 2. Cách giải bài toán quĩ tích
15
Ta cần chứng minh:
Phần thuận: mọi điểm có tính chất T thuộc hình H.
Phần đảo: mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T 
Kết luận: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T 
Tính chất: các điểm M nhìn đoạn AB dưói một góc không đổi 
Hình H ; là hai cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng AB
Qua trên các em hãy cho biết muốn chứng minh quĩ tích các điểm M thoả mãn tính chất T là một hình H nào đó ta cần tiến hành những phần nào?
Trong bài toán trên tính chất T là gì? hình H là gì?
Lưu ý: Có những bài trường hợp phải giới hạn, loại điểm nếu hình không tồn tại.
GV Nhận xét
HS Trả lời
Ta cần chứng minh:
Phần thuận: mọi điểm có tính chất T thuộc hình H.
Phần đảo: mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T 
Kết luận: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T 
Tính chất: các điểm M nhìn đoạn AB dưói một góc không đổi 
Hình H ; là hai cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng AB
HS Nhận xét
4/. Củng cố (8’)
Cho HS làm bài 44, 45, 46 trang 85 SGK
 Bài 44/86 Bài giải
∆ ABC có 
Điểm I nhìn đoạn BC cố định dưới một góc 1350 không đổi. Vậy quĩ tích điểm I là cung chứa góc 1350 dựng trên đoạn BC 
Bài 45/86 Bài giải
Biết rằng hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau, vậy điểm O nhìn AB cố định dưới góc 900. Quỹ tích của điểm O là nửa đường tròn đường kính AB.
Bài 46/86 Bài giải
Dựng đoạn thẳng AB = 3cm (dùng thước có chia khoảng).
Dựng xAB = 550 (dùng thước đo góc và thước thẳng)
Dựng tia Ay vuông góc với Ax(dùng êke)
Dựng đường trung trực d của đoạn thẳng AB (dùng thước có chia khoảng và êke). Gọi O là giao điểm của d và Ay
Dựng đường tròn tâm O, bán kính OA(dùng compa)
Ta có AmB là cung chứa góc 550 dựng trên đoạn thẳng AB
5/. Dặn dò (1’)
Học bài
Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập.
Hướng dẫn HS làm bài tập 47, 48, 49 trang 86/87 SGK
Ngày tháng năm	 Ngày ./ / .
	 	 Giáo viên
Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_46_cung_chua_goc_nguyen_van_tan.doc