Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Học sinh nhận biết được góc ở tâm có thể chỉ ra hai cung tương ứng trong đó có một cung bị chắn.

 - Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung của nửa đường tròn. Học sinh biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và nhỏ hơn 3600)

2. Kỹ năng:

 - Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của nó.

 - Hiểu và vận dụng được định lý về cộng hai cung

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

4. Năng lực:

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực tính toán, suy luận.

II. Chuẩn bị:

- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập

- HS: Học theo hướng dẫn

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc 7 trang maihoap55 2920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 2/01/20
Ngày dạy: .............
CHƯƠNG III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN
Tiết 37 : GÓC Ở TÂM. SỐ ĐO CUNG 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh nhận biết được góc ở tâm có thể chỉ ra hai cung tương ứng trong đó có một cung bị chắn.
 - Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc cung của nửa đường tròn. Học sinh biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và nhỏ hơn 3600)
2. Kỹ năng: 
 - Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của nó.
 - Hiểu và vận dụng được định lý về cộng hai cung
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận.
II. Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập
- HS: Học theo hướng dẫn
III. Tiến trình lên lớp:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận các khái niệm “Góc với đường tròn” và một số bài toán minh họa và ứng dụng của kiến thức trên.
+ Chuyển giao: 
	GV: Hôm trước cô đã yêu cầu các nhóm làm việc ở nhà. Sau đây yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về vấn đề mà nhóm mình đã được giao chuẩn bị.
 Thực hành cắt gấp hình: Cắt 1 tẩm bìa hình tròn? Làm thế nào để chia thành 4 phần, 8 phần bằng nhau? Làm thế nào biết số đo của mỗi góc?
+ Thực hiện: Các nhóm hoàn thành trước ở nhà, làm thành file trình chiếu, cử đại diện lên thuyết trình.
+ Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày file trình chiếu trước lớp, các nhóm khác qua việc tìm hiểu trước phản biện và góp ý kiến. Giáo viên đánh giá chung và giải
 thích các vấn đề học sinh chưa giải quyết được.
* Nhận xét, đánh giá: Nhận xét biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. hình thành khái niệm góc ở tâm
Mục tiêu: Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
* Chuyển giao:
G: Vẽ hình
? Nhận xét về cạnh, đỉnh của góc AOB đối với đường tròn (O)
? Thế nào là góc ở tâm?
? Số đo của góc ở tâm có thể là những giá trị nào?
* Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm ra giấy nháp.
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
- Giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu khái niệm góc ở tâm
? Mỗi góc ở tâm ứng với mấy cung?
G- đưa bảng phụ có hình vẽ 1a và 1b tr 66 sgk:
? Hãy chỉ ra cung bị chắn?
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 1 tr 68 sgk:
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
G- lưu ý học sinh góc ở tâm luôn chắn cung nhỏ
G- ta đã biết cách xác định số đo góc còn số đo cung xác định như thế nàomục 2 
* HĐ2. hình thành khái niệm số đo cung
Mục tiêu: Thành thạo về cách đo góc ở tâm.
* Chuyển giao:
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 
Đo góc ở tâm hình 1a rồi điền vào chỗ trống: AOB = .;sđ AmB = ..
? Hãy so sánh số đo AOB và sđ AmB?
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm :
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm làm bài
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
? Nêu cách tính số đo cung lớn AnB?
? Nhận xét gì về sđ cung lớn, cung nhỏ, nửa đường tròn?
* Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
- Giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu khái niệm số đo cung
Học sinh đọc nội dung chú ý
* HĐ3. So sánh hai cung
Mục tiêu: Biết so sánh hai cung trên một đường tròn thông qua việc so sánh góc ở tâm. 
* Chuyển giao:HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi
? Muốn so sánh hai góc ta làm thế nào?
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm làm bài
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày
? Nhận xét
* Nhận xét, đánh giá:
- GV Nhận xét chung và biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
G hướng dẫn HS cách so sánh hai cung.
* HĐ4. tìm hiểu về cách cộng số đo cung
Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được định lí về “cộng hai cung”.
* Chuyển giao:	
? Khi nào AOB = AOC + COB?
G- giới thiệu vào phần 4
? C thuộc cung AB chia cung AB thành mấy cung?
? Mối quan hệ giữa các cung?
G- cho học sinh làm nội dung ?1 sgk 
G- đưa hình vẽ 
O
A
B
D
C
*Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm ra giấy nháp.
* Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trình bày lời giải, các học sinh khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
* Nhận xét, đánh giá:Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định lí
G- đưa bảng phụ có ghi nội dung định lý sgk tr 68 sgk:
Học sinh đọc nội dung định lý.
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập ?2 
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
G- nhận xét
1- Góc ở tâm
A
B
O
Định nghĩa: (sgk.67)
Ký hiệu cung AB là AB
D
O
C
 m
 n
AmB là cung nhỏ; AnB là cung lớn
AmB là cung bị chắn bởi góc AOB 
Góc bẹt COD chắn nửa đường tròn
2- Số đo cung
A
B
O
1000
m
n
* Định nghĩa: (sgk)
* sđ AmB = AOB
 = 1000
sđ AnB = 3600 - 1000
 = 2600
* Chú ý : sgk. Tr 67
3- So sánh hai cung
Cho AB , CD là hai cung của (O), 
*AB = CD sđAB = sđ CD
*AB < CD sđAB < sđ CD
4- Khi nào thì sđAB = sđ AC + sđCB 
A
B
O
C
C
B
O
A
C thuộc cung nhỏ AB C thuộc cung lớn AB
* Định lý: (sgk .tr 68)
?2 Chứng minh 
 C thuộc cung nhỏ AB cung AC, cung CB là cung nhỏ 
 sđ AB = AOB;
sđ CB = COB; sđ AC = AOC
mà AOB = AOC + COB 
 ( tia OC nằm giữa hai tia OA và OB)
 sđAB = sđ AC + sđCB
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG 
- GV nêu nội dung bài tập 1 (Sgk - 68) và hình vẽ minh hoạ và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời miệng để của củng cố định nghĩa số đo của góc ở tâm và cách tính góc.
 a) 900 	 b) 1800 	 c) 1500 	 d) 00 	 e) 2700 	
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
Tìm những hình ảnh thực tế minh họa cho góc ở tâm?
Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 2, 3, 6 trong sgk tr 69
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 02/01/20 Ngày dạy: ..
Tiết 38 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Học sinh được ôn tập và củng cố thêm định nghĩa về góc ở tâm và số đo cung thông qua một số bài tập 
2. Kỹ năng: 
 Có kỹ năng tính toán và chứng minh.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận.
II. Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập
- HS: Học theo hướng dẫn
III. Tiến trình lên lớp:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận các khái niệm “Góc với đường tròn” và một số bài toán minh họa và ứng dụng của kiến thức trên.
+ Chuyển giao: 
? Phát biểu định nghĩa góc ở tâm và số đo cung
* Thực hiện: cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận: giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: Nhận xét biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
 G- nhận xét và cho điểm 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. Làm bài 2- sgk/69
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính số đo góc.
* Chuyển giao: 
G: Đưa ra bài tập 2- sgk/69
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân giải bài tập 
* Thực hiện:
- HS nghiên cứu đề bài trong sgk và giải bài tập
- Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để có biện pháp giúp đỡ đặc biệt là những học sinh yếu kém
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
* HĐ2. Làm bài 4- sgk/69
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính số đo cung.
* Chuyển giao: 
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 4 tr 69 sgk:
? Để tính số đo góc ở tâm ta sử dụng kiến thức nào?
? Nhắc lại t/c của tiếp tuyến?
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm để làm bài tập
* Thực hiện:
 HS hoạt động nhóm làm bài
 G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh khác nhận xét kết quả của nhóm bạn
G- nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
* HĐ3. Làm bài 5- sgk/69
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính số đo góc, số đo cung.
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 5 sgk .tr 69
Gọi học sinh đọc nội dung bài tập
* Chuyển giao: 
 Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
- Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
- GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
- GV lưu ý kết quả vừa c/m 
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm
Bài 2: (sgk/69)
O
y
s
t
x
Giải
Ta có sOy = 400
xOt = 400
tOy = sOx
= 1800- 400= 1400
O
A
T
B
Bài 4: (sgk/69)
Ta có AT là tiếp tuyến của (O)
 AT AO (T/C tiếp tuyến)
Mà AO = AT 
 OAT Vuông cân tại A
AOT = 450
 Sđ AB = 450
Số đo cung lớn AB là 
sđAnB = 1800 – 450 = 1350
Bài 5:(sgk / 69)
O
A
M
B
n
m
a/ Ta có MA, MB là hai tiếp tuyến của (O) 
 MA OA; MB OB 
Hay OAM = OBM = 900 
Mà OAM + AMB + OBM
 + BOA = 3600
Do đó BOA = 1450 (vì AMB = 350)
b/ sđ AnB = 1450 ;
 sđ AmB = 3600 - 1450 = 2150
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 
A
O
B
D
C
D’
G- vẽ hình lên bảng và hướng dẫn học sinh cùng vẽ hình
* Chuyển giao: 
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm : nửa lớp làm trường hợp a; nửa lớp làm trường hợp b
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm giải bài tập 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
* Bài tập: Cho (O;R) đường kính AB. Gọi C là điểm chính giữa cung AB.Vẽ dây 
CD = R. Tính số đo góc ở tâm DOB? Bài toán có mấy đáp số?
Bài làm
a/ Nếu D nằm trên cung nhỏ BC
ta có sđ AB = 1800 (nửa đường tròn)
C là điểm chính giữa cung AB 
sđ CB = 900
Ta lại có CD = R = OC = OD 
COD đều COD = 600
Mà sđ CD = COD = 600
Vì D nằm trên cung BC nhỏ 
 sđ BC = sđ CD + sđ DB
 sđ BD = sđ CB - sđ CD
 = 900 - 60 0 = 300
 BOD = 300
b/ Nếu D nằm trên cung nhỏ AC ( D D’)
BOD’= sđ BD’ = sđ BC + sđ CD’ 
 = 900 + 600 = 150 0
 Vậy bài toán có hai đáp số 
Hướng dẫn về nhà: Học bài và làm bài tập: 7; 9 trong sgk / 69,70
Rút kinh nghiệm: 
 Khánh Cư, ngày 04 tháng 1 năm 2019
 Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tuan_20_nam_hoc_2019_2020.doc