Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nội dung chính của lịch sử thế giới sau năm 1945 đến nay.
- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.
2. Kỹ năng
Giúp học sinh rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích và tổng hợp, thông qua mối quan hệ giữa chương, bài trong sách giáo khoa đã học.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 04/12/2020 Tiết 14 Ngày dạy: 09/12/2020 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nội dung chính của lịch sử thế giới sau năm 1945 đến nay. - Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. 2. Kỹ năng Giúp học sinh rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích và tổng hợp, thông qua mối quan hệ giữa chương, bài trong sách giáo khoa đã học. 3. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước. - Năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. + Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Hoạt động trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động - Giáo viên tổ chức và dẫn dắt học sinh nhớ lại, củng cố những nội dung đã học. - Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Qua các bài 1 đến bài 12 các em đã học về các nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, các nước Á, Phi, Mĩ La tinh cùng phong trào giải phóng dân tộc ở đây, tình hình trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng điểm lại những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. I. Những nội dung chính của lịch sử từ sau năm 1945 đến nay. - HS đọc SGK mục 1. - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau năm 1945? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu? + Nhóm 2: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ la-tinh? Ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ la-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? + Nhóm 3: Tình hình kinh tế các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Xu hướng phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa sau năm 1945? + Nhóm 4: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay diễn ra như thế nào? + Nhóm 5: Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai? Cuộc cách mạng này có ý nghĩa lich sử to lớn với nhân loại như thế nào? + Nhóm 6: Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.GV sử dụng bản đồ chính trị thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989 (để HS biết rõ sự thay đổi của thế giới sau năm 1945) GV nhấn mạnh: Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH không phù hợp, chứ không phải là sự sụp đổ của một lý tưởng. CNXH vẫn là vẫn là cái đích mà loài người phải vươn tới... (kể tên các nước XHCN hiện nay) Về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: Liên hệ về nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay (Cách mạng công nghiệp 4.0) GV chốt lại: Trong khoảng hơn nửa thế kỷ, giai đoạn lịch sử từ sau năm 1945 đến năm 2000 đã diễn ra nhiều sự kiện to lớn, quyết liệt và cả những đảo lộn đầy bất ngờ. a) Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển thế giới. Nhưng do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã vào những năm 1989-1991. b) Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ-la-tinh. Kết quả là hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ. Hơn 100 các quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời, ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nhiều nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội. c) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những nét nổi bật của hệ thống tư bản chủ nghĩa là: - Nhìn chung, nền kinh tế các nước tư bản phát triển tương đối nhanh, tuy không tránh khỏi có lúc suy thoái, khủng hoảng. - Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và đeo đuổi mưu đồ thống trị thế giới. - Xu hướng liên kết khu vực về kinh tế-chính trị ngày càng phổ biến, điển hình là Liên minh châu Âu (EU). d) Về quan hệ quốc tế, sự xác lập của Trật tự thế giới mới hai cực với đặc trưng lớn nhất là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng lớn này là nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX. e) Với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đã và sẽ đưa lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được đối với loài người cũng như mỗi quốc gia, dân tộc. II. Những xu thế phát triển chính của thế giới hiện nay - HS đọc SGK mục 4 bài 11, trả lời câu hỏi theo hình thức nhóm cặp đôi: - Trình bày các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - GV liên hệ tình hình thế giới hiện nay: Xung đột, khủng bố, tranh chấp (Giáo dục bảo vệ chủ quyền biển đảo, xu hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đường lối đấu tranh hòa bình kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, hợp tác phát triển với tát cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc tập, chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của nhau; giải quyết các tranh chấp biển đảo theo luật pháp quốc tế.) GV chốt lại: - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới hình thành theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. * Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu của GV, học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu của GV, học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. C. Luyện tập - GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ? a. An-giê-ri. b. Điện Biên Phủ. c. Phôm-pênh (Cam-pu-chia). d. Viên-Chăn (Lào). Câu 2: Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới? a. Trung Quốc (01/10/1949) b. Cu ba (10/01/1959) c. An-giê-ri (18/03/1962). d. Ấn Độ (26/11/1950). Câu 3: Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ la tinh? a. Mê-hi-cô. b. Vê-nê-duê-la. c. Cu ba. d. Ni-ca-ra-gua. Câu 4: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: a. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ. b. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước. c. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, d. Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật Câu 5: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là: a. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. b. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. c. Trách nhiệm của các nước đang phát triển. d. Trách nhiệm của các nước phát triển. HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. D. Vận dụng - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. Câu 1. Từ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của hai nước Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam có thể rút ra bài học gì trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước? Câu 2. Nêu những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay? * Dự kiến sản phẩm: Câu 1. Việt Nam có thể rút ra bài học về áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế đất nước. Câu 2. Những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay là: - Tích cực xây dựng nền hòa bình ổn định khu vực, trước hết là giữ vững sự ổn định chính trị trong nước. - Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và xã hội. - Tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. E. Mở rộng - Tại sao nói: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? - Dự kiến sản phẩm: Thời cơ Thách thức - Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. - Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu. - Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực. - Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhậpsẽ bị hòa tan. - Có điều kiện để áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất. - Nếu không biết cách để vận dụng KH-KT sẽ trở thành lạc hậu. - Xu thế sẽ hình thành thị trường chung thế giới - Kinh tếcó sự cạnh tranh và đào thải hết sức quyết liệt. - GV giao nhiệm vụ cho HS. - Học kĩ bài cũ, xem bài 14. Soạn câu hỏi: - Tại sao Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - Về kinh tế thực dân Pháp đã tập trung vào những nguồn lợi nào? - Mục đích những thủ đoạn về chính trị, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam trong cuộc khai thác. - Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác. Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_bai_13_tong_ket_lich_su_the_gioi_tu_sa.doc