Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 27 đến 34 - Hoàng Thị Loan

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 27 đến 34 - Hoàng Thị Loan

Bài 27

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953- 1954)

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava

- Nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp

2. Kĩ năng :

Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện ,đọc bản đồ chiến sự

 3. Thái độ :

 Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

 4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử

+ Phân tích, so sánh.

Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh các sự kiện lịch sử.

III. PHƯƠNG TIỆN:

Tranh ảnh, máy chiếu

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Bản đồ Đông Xuân 1953-1954, tranh ảnh liên quan .

 2. Học sinh

Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ

3. Bài mới:

3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)

a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh tướng Na va., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời

c. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: tướng Na va.

- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Năm 1953 Đảng đã quyết định mở cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 nhằm phân tán lực lượng của địch ở Bắc Bộ, với thắng lợi đạt được ta chủ động mở chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định số phận của Pháp ở Đông Dương.

 

docx 84 trang Hoàng Giang 30/05/2022 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 27 đến 34 - Hoàng Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 27
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953- 1954)
I- MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava
- Nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Kĩ năng : 
Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện ,đọc bản đồ chiến sự 
 3. Thái độ :
 Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. 
 4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử
+ Phân tích, so sánh.
Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, phát vấn, phân tích, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh các sự kiện lịch sử.....
III. PHƯƠNG TIỆN: 
Tranh ảnh, máy chiếu 
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Bản đồ Đông Xuân 1953-1954, tranh ảnh liên quan . 
 2. Học sinh
Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ
3. Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh tướng Na va..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời 
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: tướng Na va. 
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Năm 1953 Đảng đã quyết định mở cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 nhằm phân tán lực lượng của địch ở Bắc Bộ, với thắng lợi đạt được ta chủ động mở chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định số phận của Pháp ở Đông Dương.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Mục tiêu, phương thức
Gợi ý sản phẩm
Hoạt động 1:cả lớp - cá nhân
 Mục tiêu: HS Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của TD pháp và can thiệp Mĩ trong k/h Nava.
GV: Vì sao, Kế hoạch Nava ra đời?
HS: HS suy nghĩ để trả lời
- Pháp gặp nhiều khó khăn ...
- Dựa vào Mỹ để tìm thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
GV: Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava?
HS dựa vào SGK để trả lời
Sau đó GV khắc sâu một lần nữa qua phân tích và trình bày trên lược đồ.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
Như vậy kế hoạch Nava Pháp-Mĩ dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với mục đích “chuyển bại thành thắng” kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Âm mưu của Pháp Mĩ có thành công hay không chúng ta sang tiếp túc tìm hiểu phần II của bài...
I/KẾ HOẠCH NA VA CỦA PHÁP MỸ.
7/5/1953 Na Va được cử sang làm tổng chỉ huy quân đội pháp ở Đông Dương và kế hoạch Nava nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Nội dung: Chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu - Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Pháp xin tăng thêm viện trợ, tăng thêm quân, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn.
Hoạt động 2: cá nhân - cả lớp
 Mục tiêu : Hs nắm được diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đ-Xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ được cuộc tiến công bước đầu làm phá sản k/h Nava.
-GV: Để đối phó với kế hoạch Nava, ta có chủ trương gì?
HS dựa vào SGK để trả lời
Cuối tháng 9/1953, Bộ CTBCHTW Đảng họp tại Việt Bắc để bàn k/h quân sự trong đông-xuân 1953-1954. ta chủ trương :
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
-GV: Em có nhận xét gì phương hướng chiến lược của ta?
- HS:Điều khiển địch, buộc chúng phân tán theo kế hoạch của ta
HS dựa vào SGK để trả lời
-GV : Nhận xét, trình bày diễn biến trên bản đồ.
GV: Em có nhận xét gì về kết quả đạt được trong đông –xuân 1953-1954?
GV gợi ý : Điểm then chốt của kế hoạch Nava?
 HS suy nghĩ để trả lời
- Tập trung quân...ta phá thế tập trung
Như vậy với cuộc tiến công đông –xuân 1953-1954, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ
II/ CUỘC CHIẾN CÔNG CHIẾNLƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.
1. Cuộc chiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954
- Phương hướng chiến lược của ta: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng. 
- Phương châm chiến lược là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng.
- Tháng 12/1953, ta tiến công và giải phóng Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà - Khẹt, Pháp phải tăng cường cho Xê - nô, đây thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.
- Tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tấn công Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phong – xa - lỳ, Pháp phải tăng quân giữ Luông- pha- băng, đây là nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
- Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon - Tum, uy hiếp Plây - cu, Pháp phải tăng quân giữ Plây - cu, đây thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
* Ý nghĩa :Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ
 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức: 
	2. Phương thức: 
- GV tổ chức thi cho các tổ trả lời câu hỏi nhanh trắc nghiệp và cộng điểm để khuyến khích thi đua giữa các tổ.
Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay đổi gì ?
A. Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh.
B. Muốn trì hoãn việc đàm phán hoà bình.
C. Muốn rút ra cuộc chiến tranh trong danh dự.
D. Muốn kéo dài cuộc Chiến tranh.
 Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu ?
A. 12 tháng. B. 16 tháng.
C. 18 tháng. D. 20 tháng.
Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?
A. Bắc Bộ, Trung Bộ. B. Bắc Bộ.
C. Nam Bộ, Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 ?
A. Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.
B. Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.
C. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
D. Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
- Vì sao Pháp thực hiện Kế hoạch Nava, nội dung cơ bản. ?
- Nghệ thuật quân sự của Đảng ta khi chỉ đạo tiến công trong Đông xuân 1953-1954?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 27.
 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954).
(TT)
MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Hs hiểu biết về
	- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.
	- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho Hs kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc
 4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử
+ Phân tích, so sánh.
Biết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, phát vấn, phân tích, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh các sự kiện lịch sử.....
III. PHƯƠNG TIỆN: 
Tranh ảnh, máy chiếu 
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Bản đồ Chiến dịch Diên Biên Phủ, tranh ảnh liên quan . 
 2. Học sinh
Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Trình bày nội dung kế hoạch Na Va?
Trả lời:
+ Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu - Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
 3. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp..., Sau đó GV hỏi: Hình ảnh trên là ai? Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của ông? HS suy nghĩ trả lời 
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: Đại tướng Vó nguyên Giáp tên ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: ..
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Mục tiêu, phương thức
Gợi ý sản phẩm
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
Mục tiêu: nắm được âm mưu của địch và chủ trương của ta tại Điện Biên Phủ
-GV: Tại sao trong thế bị động, Nava quyết định chọn ĐBP làm nơi chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược?
-HS: Suy nghĩ trả lời?
-GV:Để phá tan âm mưu của địch, ta có chủ trương gì?
HS: nghiên cứu SGK trả lời: Đầu tháng 12-1953, Bộ CTTW Đảng thông qua k/h tác chiến của Bộ tổng tư lệnh quyết định mở CD ĐBP.
 GV: bổ sung thêm về công việc chuẩn bị của ta: huy động 1L. lượng lớn: 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y với tổng số 55.000 quân. Hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dượt, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải, 11.800 thuyền bè, 21.000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu bò..chuyển ra mặt trận.
Tích hợp môn văn:
Dốc Pha Đin anh gánh chị thồ
Đèo lũng Lô anh hò chị hát
-> Tinh thần chuẩn bị cho cuộc KC hăng say sôi nổi, ko quản khó khăn gian khổ 
*Chủ trương của ta:
Quyết tâm đập tan tập đoàn cứ điểm ĐBP
Phương châm cách đánh: Từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”
Cuộc chiến đấu giữa Hổ và Voi như thế nào chúng ta vào phần diễn biến.
II.Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954,
ĐBP Vị trí chiến lược quang trọng 
*Âm mưu của địch: 
ĐBP có vị trí chiến lược quan trọng
’Xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, 16.200 quân, trang bị hiện đại nhất Đông Nam Á...
*trương của ta: Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu
Trình bày diễn biến theo lược đồ, nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch ĐBP.
-GV: Tại sao ta quyết tâm đập tan tập đoàn cứ điểm ĐBP?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Sự chuẩn bị đã hoàn tất ngày mở màn cho chiến dịc đã đến
-GV trình bày diễn biến trên bản đồ
- HS: theo dõi tiếp thu và ghi bài
-GV: giới thiệu một số tranh ảnh Điện biên phủ.Sử dụng kiến thức liên môn: Môn văn: đọc đoạn thơ của Tố Hữu: Bài thơ: Hoan hô chiến sĩ điện biên: 56 ngày đêm
khoét núi ngủ hầm,
mưa dầm cơm vắt
máu trộn bùn non,
gan ko núng, chí ko mòn.
- GV: chiến dịch ĐBP có kết quả, Ý nghĩa gì?
-HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Nói về thắng lợi Điện Biên Phủ CTHCM khẳng định:
“Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi CNTD lăng xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào GPDT khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”
* Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954, chia làm 3 đợt.
+ Đợt 1: Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm, cuộc chiến diễn ra quyết liệt.
+ Đợt 3: Quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5, tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
* Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16 200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
* Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
*Hoạt đông 3:
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung cơ bản, ý nghĩa hiệp định
hướng dẫn HS đọc thêm: mục 1.Hội nghị Giơnevơ: HS nắm cho được 3 sự kiện
- 1-1954, HN ngoại trưởng 4 nước: LX, M, A, P họp tại Béc-lin thỏa thuận triêu tập HNHB ở ĐD
- Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về ĐD họp. Phái đoàn CP ta do PVĐ làm trưởng Đoàn tham dự.
- Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về ĐD được kí kết.
 GV giới thiệu về nét chính HN Giơnevơ sau đó cho các em nắm nội dung của Hiệp định.SGK hình 56 
GV phân tích và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi sau:
-GV: Nhận xét về nội dung của hiệp định Giơnevơ? Nội dung nào của HĐ là quan trọng nhất? Vì sao?
-HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét.
-GV: Tại sao nói thắng lợi của ta giành được ở Hội nghị chưa trọn vẹn, bị hạn chế so với thắng lợi của ta trên chiến trường?
-HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét.
-GV: tổ chức thảo luận, mời 1 số em trình bày. GV nhận xét, bổ sung , phân tích , kết luận, tiếp túc nêu câu hỏi
-GV: Hiệp định Giơnevơ có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, nhận xét và chốt.
* Hoạt động 4: Tập thể, cá nhân :
Mục tiêu : Rút ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thắng lợi của cuộc KC chống Pháp. trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc KCC Pháp xâm lược.
GV : phân tích giới thiệu sau đó hỏi :
-GV: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, nhận xét và chốt.
*Đối dân tộc ta:
*Đối với thế giới:
-GV gọi các em trả lời sau đó bổ sung và chốt ý. Kết thúc bài
-GV? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất, vì sao?
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, phân tích, nhận xét và chốt. chuyển ý
III. HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG 1945.
- Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ- ne- vơ (Thụy Sĩ) được ký kết.
- Nội dung:(SGK)
- Ý nghĩa:
+ Đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ ở Đông Dương.
+ Là văn bản mang tính pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
+ Buộc Pháp phải rút hết quân về nước. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 -1954) 
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. .
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào, sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, cùng các lực lượng tiến bộ khác.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức: 
	2. Phương thức: 
- GV tổ chức thi cho các tổ trả lời câu hỏi nhanh trắc nghiệp và cộng điểm để khuyến khích thi đua giữa các tổ.
Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954? 
A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp –Mĩ.
B. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. 
C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân. 
D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na –va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. 
Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì? 
A.Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX. 
C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc.
D.Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình. 
 Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào? 
A. Mĩ, Anh, Pháp, VN, Liên Xô. B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp. 
C. Liên Xô, Trung Quốc, VN, Mĩ, Anh, Pháp D. Liên Xô, VN, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp. 
Trong các nội dung sau, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ- ne-vơ? 
A. Hiệp định công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
B. Hiệp định quy định ngừng bắn, thời gian chuyển quân tập kết theo giới tuyển quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17, cấm 2 bên trả thù những người công tác với đối phương.
C. Ngày 20/7/1956 Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.
D. Để cho nhân dân Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. 
Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận: 
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương 
B.Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. 
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 
A.Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. 
B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D.Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
- Nghệ thuật quân sự của Đảng ta khi chỉ đạo tiến công trong Đông xuân 1953-1954?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK.
- Bài mới : ôn tập kiểm tra học kỳ
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết 38: ¤n TËp
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
 Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến nay (2000), .
2. Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng phân tích hệ thống hóa sự kiện lịch sử cho học sinh.
3. Thái độ, tình cảm:
 Củng cố niềm tự hào dân tộc, niÒm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Năng lực hướng tới:
 - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.....
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... 
II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,..
III. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên
 - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS
 - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập 
 - Bản đồ, tranh ảnh liên quan
 2. Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV
 IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra :
 Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử ?
 Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên ?
3. Bài mới :
I. Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1 : Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) được tổ chức tại: 
A. Cửu Long (TQ) 	B. Pác Bó (Cao Bằng) 	
C. Hồng Kông (Trung Quốc)	D. Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 2 : Chiến thắng có ý nghĩa mở đầu giai đoạn quân ta giành được quyền chủ động trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là:
	A.	Việt Bắc B.	Điện Biên Phủ C. Tây Bắc D.	Biên Giới
Câu 3 : Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa:
	A.	Yên Bái	B.	Bắc Sơn	C.	Nam Kì	D.	Thái Nguyên
Câu 4 : Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào thời gian:
	A.	24/12/1944	B.	20/12/1944	C.	21/12/1944	D.	22/12/1944
Câu 5 : Toàn dân Việt Nam đi bầu đại biểu quốc hội đầu tiên vào ngày:
	A.	6/1/1946	B.	5/1/1946	C.	3/1/1946	D.	4/1/1946
Câu 6: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cách mạng tháng Tám 1945 là:
 A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam 	
 B. Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang
 C. H à Giang, Tuy ên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng	
 D. Qu ảng Nam, Cao B ằng, H à Giang, Quảng Tr ị
Câu 7:	 Sự kiện có ý nghĩa dánh dáu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài là:
 A.	Tán thành gia nhập quốc tế III 	
 B.	Göi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai
 C.	Ra đi tìm đường cøu n­íc 	
 D.	Lập hội dân tộc thuộc địa
Câu 8:	 Cương lĩnh chính trị đầu tiên do ai soạn thảo:
A. Võ Nguyên Giáp	 B. Trường Chinh	C. Trần Phú	 D.	Nguyễn Ái Quèc
Câu 9: Tỉnh nào tổng khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất trong CM tháng Tám
	A.	Sài Gòn B.	Huế 	 C.	Quảng Nam 	D.	Hà Nội
Câu 10	 Chiến thắng có ý nghĩa mở đầu giai đoạn quân ta giành được quyền chủ động trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 là:
	A.	Biên Giới	B.	Việt Bắc	
 C.	Tây Bắc 	 D.	Điện Biên Phủ
Câu 11:Chiến thắng nào chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ:
	A.	Củ Chi	B.	Ấp Bắc C.	Mỏ Cày	D.	Vạn Tường
Câu 12: Sử dụng quân ®ội Mỹ, quân dội dồng minh và quân đội Sài Gòn để”tìm diệt” và “bình định” là nội dung của chiến lược:
 A.	Chiến tranh cục bộ	
 B.	Chiến tranh phá hoại	
 C. Việt nam hoá ct 	
 D. chiến tranh ĐB
Câu 13: Cao trào”Tìm Mỹ mà đánh,lùng Nguỵ mà diệt”đã được mở đầu bằng chiến thắng: 
	A.	Vạn Tường 	B.	Trà Bồng	C.	Mỏ Cày	D.	Ấp Bắc
Câu 14:Trong cuộc tổng tiÕn công và nổi dậy xuân 1975, Đại Lộc được giải phóng vào ngày:
	A. 26/3/1975	B. 27/3/1975	C.	28/3/1975	D.	29/3/1975
Câu 14: Thắng lợi đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
A.Phay khắt và Nà Ngần. B. Yên Bái	C. Lai Châu và Sơn La 	D.Tây Ngyên.
Câu 15: Mục đích của kế hoạch Na-va.
A. Pháp muốn giành chủ động trên chiến trường 	B. Bao vây căn cứ địa Việt Bắc.
C. Tấn công căn cứ địa Việt Bắc	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Bước chuyển biến quan trọng trên con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào tháng 7 năm 1920 là:
A.Tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp
B. Đọc được “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của LêNin
C. Tham dự đại hội Tua của đảng xã hội Pháp
D. Tham dự đại hội 7 của quốc tế cộng sản
Câu 17: Hội nghị hợp nhất Đảng 03/02/1930 được tổ chức tại:
A. Cửu Long (TQ) B. Cao Bằng C. Hồng Kông (TQ) D. Pác- pó (Việt Nam)
Câu 18 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập vào thời gian nào
	A.	6-1923	B. 6-1924	
 C.	6-1925	D. 6-1926
Câu 19 :	Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập ở đâu
	A.	Bắc Kì B.	Trung Kì	C.	Nam Kì	D.	Quảng Châu
Câu 20: Nhiệm vụ của Đảng đề ra cho cách mạng Việt Nam vào 1941tại hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng : 
 A.	 Thực hiện cuộc cách mạng Tư sản dân quyền 
 B.	 Thực hiện cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa
 C.	 Giải phóng dân tộc	
 D. Giải phóng dân tộc- Đánh đuổi Pháp – Nhật
Câu 21 : Chủ trương của Đảng trước Hiệp Định sơ bộ 6/3/1946 là
A.	Hòa Pháp đánh Tưởng	B.	Hòa Tưởng đánh Pháp
C.	Hòa cả Pháp và Tưởng	D.	Đánh Pháp đánh Tưởng
Câu 22: Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào thời gian nào
	A. 21/6/1954	B. 21/7 /1954	C. 21/8 /1954	D. 21/9 /1954
Câu 23: Thành phố Sài Gòn Gia định đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh vào năm
	A.	1974	B.	1975	C.	1976	D.	1977
Câu 24:	Tiền thân của tổ chức Đông Dương cộng sản đảng là :
 A. Tân Việt cách mạng đảng.	
 B. Việt Nam Quốc dân đảng
 C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên .	
 D. Hội Phục Việt
Câu 25: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta do ai khởi thảo?
A. Trần Phú	 B.Nguyễn Văn Cừ	C. Trường Chinh	D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 2 6	Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
	A.	17-3-1954 đến 7-5-1954	B.	13-3-1954 đến 7-5-1954
	C.	30-3-1954 đến 7-5-19546	D.	13-3-1954 đến 26-4-1954
Câu 27 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết thời gian nào?
	A.	21-7-1954	B.	27-1-1954	C.	21-7-1945	D.	27-1-1945
Câu 28	Cứ điểm quan trọng bặc nhất của địch mà quan ta phải chiếm để giải phóng Sài Gòn:
	A. Phan Rang	B. Phan Thiết	C. Xuân Lộc 	D. Khánh Hoà
Câu 29	Ngày 2-9-1945 là tiêu biểu cho sự kiện lịch sử gì của dân tộc
A.	“Ngày Toàn quốc kháng chiến”
B..	Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
C.	Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội	
D.	Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 30. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá một diễn ra khoảng thời gian nào?
	A.	1-6-1946	B.	6-3-1946	C.	6-1-1946	D.	14-9-1946
Câu 31	Tiền thân của tổ chức Đông Dương cộng sản đảng là :
	A.	Tân Việt cách mạng đảng	B.	Việt Nam Quốc dân đảng
	C.	Hội Việt Nam cách mạng thanh niên .	D.	Hội Phục Việt
Câu 32 :	Nội dung cơ bản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ "mà Mĩ sử dụng ở Việt Nam là :
A.	Sử dụng quân đội tay sai,do cố vấn Mĩ chỉ huy với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ .
B.	Sử dụng quân đội Mĩ ,quân đội tay sai với kế hoạch Tìm diệt và bình định .
C.	Sử dụng không quân và hải quân đánh phá ác liệt ở nhiều nơi của Việt Nam
D.	Sử dụng quân đội Sài Gòn chủ yếu , dưới sự yểm trợ của hỏa lực và không quân Mĩ 
Câu 33:	Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là bởi vì :
A.	Có lực lượng quần chúng tham gia đông đảo
B.	Nổ ra ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
C.	Ban hành nhiều chính sách tiến bộ 
D.	Lật đổ chính quyền Đế quốc và PK tay sai thành lập chính quyền xô-viết .
Câu 34 :	Người sáng lập ra Hội Việt nam Cách MạngThanh Niên là :
 A.	Nguyễn Đức Cảnh B. Hồ Tùng Mậu	
 C.	Nguyễn Ái Quốc	 D. Phan Đức Chính
 Câu 35:	Chiến thắng nào mở ra cao trào “Tìm Mỹ mà đánh;lùngnguỵ mà diệt”
	A Vạn Tường B	 Ấp Bắc	C	Ba Gia	D	Bình Giã
 Câu 36 : Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ :
 A.	Đại hội V ( 3-1982 )
 B. Đại hội VI ( 12-1986 
Câu 36: Sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài là:
 A- Ra đi tìm đường cứu nước 	
 B- Göi bản yêu sách đến hội nghị Véc xai
 C- Lập hội liên hiệp thuộc địa 	
 D- Tán thành gia nhập Quốc tế III và thành lập ĐCS Pháp
 Câu 37. Cương lĩnh chính trị đầu tiên do ai soạn thảo 
A- Trần Phú B- Võ Nguyên Giáp C- Phạm Văn Đồng D- Nguyễn Ái Quốc
 Câu 38. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa:
 A-Bắc Sơn 	B- Nam Kỳ 	C- Đô Lương 	D- Thái Nguyên 
 Câu 39. Cao trào tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt đã được mở đầu bằng chiến thắng:
 A- Mỏ Cày( Bến Tre) B- Ấp Bắc( Mỹ Tho)
 C- Vạn Tường( Quảng Ngãi) D- Trà Bồng( Quảng Ngãi)
 Câu 40. Sử dụng quân đội Mỹ,quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn để Tìm diệt và Bình định là nội dung của chiến lược:
 A- Chiến tranh đặc biệt B- Chiến tranh phá hoại
 C- Chiến tranh cục bộ D- Việt Nam hoá chiến tranh
 A- 27-3-1975 	B- 26-3-1975 	C- 28-3-1975 	D- 29-3-1975
 Câu 42 §¶ng céng sản Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào?
	A. 2-3-1930	 B.	3-2-1930	C. 24-2-1930	D. 7-2-1930
 Câu 43 Người sang lập ra hội Việt Nam Cách MạngThanh Niên là ai?
A.	Nguyễn Đức Cảnh 	B.	Hồ Tùng Mậu	
C.	Nguyễn Ái Quốc	 D.	Phan Đức Chính
 Câu 44 Đỉnh cao của phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh là thời gian nào?
	A.	10-1930	 B.	7-1931	
 C.	9-1930	D.	2-1931
 Câu 45	Thời gian ra đời của tổ chức Mặt Trận Việt Minh?
	A.	19-5-1941	 B.	2-9-1940	 	
 C.	3-9-1939	D.	9-2-1945
 Câu 46. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quẩn ra đời ngày tháng năm nào?
 	A. 21-12-1944	 B. 22-12-1944	
 C. 18-5-1944	D. 2-9-1944
Câu 47. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa:
Câu 48. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
Tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp.
Gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai
Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa
Ra báo Người cùng khổ
 Câu 49. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân hoá thành:
Đông Dương Cộng sản liên đoàn – An Nam Cộng sản đảng
Đông Dương Cộng sản đảng - Đông Dương Cộng sản liên đoàn 
Đông Dương Cộng sản đảng - An Nam Cộng sản đảng
Đông Dương Cộng sản đảng .
 Câu 50. Mặt trận Việt Minh thành lập:
 Ngày 18-5-1940 B. Ngày 18-5-1941
 C Ngày 19-5-1940 D. Ngày 19-5-1941
II. Phần II: Tự luận 
 Câu 51: Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tại sao lại khẳng định chiến tháng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
 Câu 52: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách tháng Tám 1945
 Câu 53: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
 Câu 54: Tại sao sau nói: nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi 
thành lập đã lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
 Câu 55: Nguyên nhân thắng lợi kháng chiến chống Pháp (1945_1954)? 
 Câu 56: Tại sao chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký với Pháp Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946)?
 Câu 57: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954- 1975)? 
 Câu 58: Hãy nêu những biện pháp để giải quyết giặc đói, giặc dốt và những khó khăn về tài chính ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945?
 Câu 59: Chiến lược “ chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “ chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh”(1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có những điểm gì giống và khác nhau?(2đ)
 Câu 60: Trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra thời gia

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_27_den_34_hoang_thi_loan.docx