Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Năm học 2020-2021

II/ Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu.

2/ Về kĩ năng:

- Luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lập bảng so sánh trong HTLS;

- Kĩ năng thu thập và khai thác thông tin, tư liệu phục vụ học tập.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện.

3. Thái độ, tình cảm:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học thông qua hứng thú trong giờ học;

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học;

- Bồi dưỡng tinh thần học tập, sáng tạo và hội nhập quốc tế;

- Có ý chí vươn lên, tinh thần lao động hết mình và tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.

4/ Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, quan sát, phản biện, khái quát hóa; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về

 

doc 9 trang maihoap55 9352
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10+11+12: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 9-10-11
Tiết 10-11-12 CHỦ ĐỀ: Mĩ , Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay 
Tiết PPCT
Tiết 10
Tiết 11
Tiết 12
Ngày soạn:
30/10/2020
Ngày dạy:
02/11/2020
I/ Nội dung của chủ đề. 
- Căn cứ vào mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ để xây dựng nội dung của chủ đề: Sự chuyển biến của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945" nay)
- Thời lượng dạy học: 03 tiết với gồm 3 nội dung chính, cụ thể như sau:
Nội dung 1: Những chuyển biến kinh tế của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 " nay).
Nội dung 2: Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 à nay). 
Nội dung 3: Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu. 
II/ Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu.
2/ Về kĩ năng:
- Luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lập bảng so sánh trong HTLS;
- Kĩ năng thu thập và khai thác thông tin, tư liệu phục vụ học tập.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện.
3. Thái độ, tình cảm:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học thông qua hứng thú trong giờ học;
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học; 
- Bồi dưỡng tinh thần học tập, sáng tạo và hội nhập quốc tế;
- Có ý chí vươn lên, tinh thần lao động hết mình và tôn trọng kỉ luật của người Nhật Bản.
4/ Về năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, thực hành bộ môn lịch sử; so sánh, quan sát, phản biện, khái quát hóa; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
5/ Lồng ghép, tích hợp: 
- Môn Địa lí:
 + Sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí các Mĩ, Nhật Bản và các nước thuộc Tây Âu. 
 + Giới thiệu chung về đất nước và con người của các nước: ĐKTN, vị trí địa lí ...
- Liên hệ thực tế: Vấn đề thời sự liên quan đến chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay.
6/ Chuẩn bị: 
6.1/ GV chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
6.2/ Học sinh chuẩn bị: Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước thông tin kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )
7/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học. 
7.1/ Phương pháp dạy học: Trực quan, thực hành bộ môn, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết giảng.
7.2/ Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, công đoạn, mảnh ghép, khăn trải bàn.
III. Bảng mô tả các mức độ kiến thức của chủ đề. 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản, nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của sự phát triển đó. 
- Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Rút ra những kinh nghiệm cho dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. 
Biết liên hệ một số sự kiện, hiện tượng lịch sử của thế giới với lịch sử dân tộc cùng thời kì. 
IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập:
* Nhận biết:
Câu 1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: 
A. phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi. 	
B. bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề. 
C. thu được nhiều lợi nhuận, trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới. 
D. là nước bại trận, lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Câu 2. Những cải cách nào không phải của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ban hành Hiến pháp mới. 	B. Cải cách ruộng đất.
C. Hợp tác hóa nông nghiệp. 	D. Giải thể các công ty độc quyền lớn. 
Câu 3. Tình hình kinh tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Sản xuất giảm sút, nạn đói xảy ra khắp nơi. 
B. Sản xuất công, nông nghiệp giảm, nợ nước ngoài tăng.
C. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm. 
D. Thu được nhiều lợi nhuận, trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 4. Chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 
A. hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. 
B. trao đổi buôn bán, đầu tư và viện trợ cho các nước.
C. đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
D. nhiều nước tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
* Thông hiểu:
Câu 5. Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 6. Trình bày sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 7. Trình bày các chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh?
Câu 8. Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
* Vận dụng:
Câu 9. Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?
* Vận dụng cao: 
Câu 10. “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ biểu hiện như thế nào đối với Việt Nam trước năm 1975? 
V. Xây dựng kế hoạch dạy học. 
1/ Hoạt động khởi động. 
a/ Mục tiêu: Tạo tâm thế thỏa mái cho HS học tập. Từ đó giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài. 
b/ Phương thức tiến hành:
- GV: Sử dụng PP trực quan và kĩ thuật tia chớp. HS quan sát tranh và trả lời nội dung bức tranh. 
 Tòa nhà Quốc hội Mĩ 
Tổng thống nước Mĩ: Donald trump
Quốc kì Nhật Bản
Thủ tướng Nhật: Shinzo Abe
Quốc kì Liên Minh Châu Âu (EU) 
Đồng EURO
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL: Những hình ảnh trên có liên quan đế nội dung của chủ đề bài học hôm nay. 
c/ Gợi ý sản phẩm. 
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình. GV dẫn dắt HS vào bài mới.
2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới. 
2.1 Hoạt động 1: I/ Những chuyển biến kinh tế của các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 " nay).
a/ Mục tiêu: Trình bày được nét nổi bật về tình hình kinh tế của các nước tư bản: Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
b/ Phương thức tiến hành: 
- GV chiếu lược đồ HS xác định vị trí địa lí của Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. 
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có). GVKL và giới thiệu khái quát chung về đất nước và con người của nước Mĩ, Nhật Bàn, các nước Tây Âu. 
- GV thuyết trình: Vậy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu có sự chuyển biến như thế nào về kinh tế, các em thảo luận vấn đề sau. 
- GV lớp thành 3 nhóm dựa vào tư liệu SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
+ Nhóm 1: Nước Mĩ 
+ Nhóm 2: Nhật Bản 
+ Nhóm 3: Các nước Tây Âu. 
- Đại diện HS của nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm việc các nhóm và chốt các nội dung chính (qua bảng dưới đây). 
Nội dung
Mĩ
Nhật Bản
Các nước Tây Âu
Kinh tế
- Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới: (1945"1950, chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp toàn thế giới ....). 
- Những thập niên sau đó kinh tế có sự suy giảm do: sự cạnh tranh, khủng hoảng, chi phí cho quân sự, sự chênh lệch giàu nghèo. 
- Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, bị nước ngoài chiếm đóng " tiến hành các cải cách dân chủ. 
- Từ đầu những năm 50 " đầu những năm 70 của TK XX, kinh tế có sự phát triển "thần kì". Đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. 
- Thập niên 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản có sự suy thoái. 
- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề " nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. 
- Từ đầu những năm 50 " đầu những năm 70 của TK XX nền kinh tế có sự phát triển nhanh, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. 
 + So sánh sự giống nhau và khác nhau về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau năm 1945 đến nay? 
- HS trình bày, nhận xét. GVKL và nhấn mạnh: 
 + Giống nhau: Kinh tế các nước đều phát triển, đều trở thành những trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. 
 + Khác nhau: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kinh tế nước Mĩ có sự phát triển nhanh chóng, còn kinh tế Nhật Bản và các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề ... 
- GV giảng: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó HS tiến hành thảo luận. 
- HS thực hiện phiếu học tập số 2. HS thảo luận (kĩ thuật công đoạn) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Câu hỏi: Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế. 
 + Nhóm 1, 3: Nước Mĩ. 
 + Nhóm 2, 4: Nhật Bản 
- HS thảo luận xong các nhóm đổi bài chấm chéo cho nhau, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết quả làm việc các nhóm và chốt các nội dung chính (qua bảng dưới đây). 
Nội dung
Mĩ
Nhật Bản
Nguyên nhân phát triển kinh tế
- Đất nước hòa bình, không bị chiến tranh tàn phá. 
- Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật v
ào sản xuất. 
- Buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. 
- Tiếp thu giá trị tiến bộ của thế giới. 
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của công ti, xí nghiệp. 
- Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển. 
- Người Nhật được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao kỉ luật. 
- GV cho HS tìm hiểu về sự phát triển của các nước Tây Âu. 
 + Nguyên nhân làm cho nền kinh tế của các nước Tây Âu có sự phát triển? 
- HS trình bày, nhận xét. GVKL. 
Các nước Tây Âu
- Được nhận viện trợ kinh tế từ nước ngoài (Mĩ). 
- Ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 
- HS quan sát một số thành tựu nổi bật của Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. 
Trung tâm thương mại Một thế giới (nước Mĩ) 
Đất nước Nhật Bản ngày nay
Trụ sở của Liên minh Châu Âu (EU)
 + Từ những hình ảnh trên là HS em học tập được điều gì cho bản thân mình để thành công trong cuộc sống và góp phần xây dựng đất nước? 
- HS trả lời, nhận xét. GV và nhấn mạnh: Các em phải cố gắng ra sức thi đua học tập, rèn luyện hạnh kiểm, tiếp thu những tri thức của nhân loại .... trở thành người công dân có ích cho gđ, xã hội. 
c/ Gợi ý sản phẩm. 
2.2/ Hoạt động 2: II/ Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 à nay). 
a/ Mục tiêu: Biết được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ và các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
b/ Phương thức tiến hành: 
- HS nghiên cứu tài liệu (SGK) tiến hành thảo luận (kĩ thuật mảnh ghép) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
 + Nhóm 1,3: Trình bày chính sách đối nội của Mĩ và các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 đến nay)? 
 + Nhóm 2,4: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ và các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 đến nay)? 
- Sau khi thảo luận xong (vòng 1) HS các nhóm sẽ di chuyển tạo thành nhóm mới và hoàn thành câu hỏi: 
 + Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ và các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 đến nay)? 
- HS thảo luận, trình bày nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt ý. 
Nội dung
Mĩ
Các nước Tây Âu
Chính sách đối nội, đối ngoại
Đối nội
Ban hành các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ " Bùng nổ phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ. 
- Thu hẹp quyền tự do dân chủ. 
- Xóa bỏ cải cách dân chủ. 
- Ngăn cản phong trào công nhân, dân chủ 
Đội ngoại
- Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc 
- Lập khối quân sự và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
- Tiến hành chiến tranh xâm lược các thuộc địa trước đây. 
- Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. 
- GV treo lược đồ, HS lên bảng xác định sự xâm lược trở lại của các nước Tây Âu và Mĩ đối với khu vực Đông Nam Á. 
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ và các nước Tây Âu. 
Cuộc biểu tình của người da màu
ở Mĩ (1963)
Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người tham gia cuộc biểu tình lên án hành động quân sự của Mĩ tại Việt Nam.
Giai cấp tư sản các nước Tây Âu họp bàn về việc thu hẹp các quyền tự do dân chủ
Các tàu trong hạm đội Hải quân Mĩ
Quân đội Mĩ trong chiến dịch 
Gian-xơn City ở Việt Nam
Quân đội Pháp ở Việt Nam (1950)
- HS làm việc cá nhân: 
 + Em có nhận xét gì về chính sách đội nội, đối ngoại của Mĩ và các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? 
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL: Đó là chính sách phản động, phi nghĩa vì quyền lợi của giai cấp tư sản. 
- GV mở rộng HS về chính sách đối ngoại: 
 + Đối với nước Mĩ: 
 _ Để thực hiện được chiến lược toàn cầu từ 1945 đến năm 2000 đã có 23 lượt quốc gia bị Mĩ tấn công. Tuy thực hiện được một số mưu đồ song Mĩ cũng bị thất bại nặng trong cuộc chiến tranh xâm lượt Việt Nam. Tham vọng của Mĩ rất lớn nhưng khả năng của Mĩ bị hạn chế.
 _ Liên hệ VN & Mĩ : 7/1995 qh bình thường hoá Việt –Mĩ, 6 / 2005 Ttg Phan Văn Khải sang thăm Mĩ theo lời mời của tổng thống Mĩ. Năm 2016 Tổng thống O- ba- ma sang thăm Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mĩ,...
 + Đối với các nước Tây Âu: Hiện nay các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh 
- GV thuyết trình: Khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Hiện nay Mĩ và các nước Tây Âu đã nối lại quan hệ tốt đẹp với nhân dân Việt Nam. 
 + Hãy nêu mối quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ và các nước Tây Âu mà em biết? 
- HS liên hệ trình bày, nhận xét. GVKL: Giữa Việt Nam và Mĩ cùng các nước Tây Âu đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao thân thiết. 
 + Năm 1995, Mĩ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
 + Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990 và đến năm 1995, Việt Nam - EU với việc ký kết Hiệp định khung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ và các nước Tây Âu. 
Tổng thống Bill Clinton đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam vào năm 2010
TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phủ Chủ tịch sáng 27/2/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chủ tịch UB Thương mại Quốc tế EU Bernd Lange và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
* Hoạt động 3: III/ Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu. 
a/ Mục tiêu: Trình bày được quá trình lien kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
b/ Phương thức tiến hành: 
- HS làm việc cá nhân: Xu hướng nổi bật ở các nước Tây Âu sau khi khôi phục kinh tế là gì? 
- GV giao nhiệm vụ HS thảo luận (kĩ thuật khăn trải bàn): 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 + Hãy liệt kê những sự kiện chính của quá trình liên kết khu vực ở các nước Tây Âu? 
- HS thực hiện và trình bày kết quả thảo luận, nhận xét. GVKL. 
- GV treo lược đồ yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí 6 nước đầu tiên thành lập cộng đồng than thép Châu Âu gồm: Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua. GV nhấn mạnh: Đánh dấu cho sự ra đời của Liên minh Châu Âu. 
 + Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết trên? 
- HS trình bày, nhận xét. GVKL: 
 _ Chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm ... để mở rộng thị trường. 
 _ Từ năm 1950 kinh tế có sự phát triển nhanh các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoài khu vực .... 
 + Đến năm (1999, 2004 và hiện nay) số nước thành viên của EU là bao nhiêu nước? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL: Năm 1999 số nước thành viên là 15 nước; năm 2004 là 25 nước; hiện nay là 28 nước. Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới. 
Danh sách 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) 
Áo 
Đức
Hà Lan
Bỉ 
Hi Lạp
Ba Lan
Bulgaria
Hungary
Bồ Đào Nha
Croatia
Ai Len
Romania
Cyprus
Ý
Slovakia
Cộng Hòa Séc
Latvia
Slovenia
Đan Mạch
Lithuania
Tây Ban Nha
Estonia
Luxembourg
Thụy Điển
Phần Lan
Malta
LH Vương Quốc Anh
Pháp
Tuy nhiên khó khăn hiện nay của Liên minh châu Âu: Sự rời khỏi Liên minh của nước Anh (với khoảng 53% dân số nước Anh đồng ý Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), 27 nước thành viên của Liên minh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung ... 
- GV liên hệ về tình hình khu vực Đông Nam Á hiện nay. Ngày 31/12/2015 các nước ASEAN cũng tiến hành thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và trở thành đối tác quan trọng của tổ chức này. 
- Tháng 4-1951, thành lập "Cộng đồng than, thép Châu Âu" gồm 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua. 
- Tháng 3-1957, thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu " rồi " Cộng đồng kinh tế Châu Âu". 
- Tháng 7-1967, "Cộng đồng Châu Âu" (EC) ra đời. 
- Tháng 12 -1991, tại Hội nghị Ma-xtrich (Hà Lan) thông qua 2 quyết định: 
 + Xây dựng nhà nước chung châu Âu. 
 + Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) 
- Tới nay Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới. Năm 2004 gồm 25 nước thành viên, nay là 28 nước thành viên. 
+ Trình bày mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh Châu Âu (EU) mà em biết? 
- HS trình bày, nhận xét. GVKL. 
+ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990 và đến năm 1995, Việt Nam - EU với việc ký kết Hiệp định khung nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.
- HS quan sát hình ảnh về sự hợp tác trong quan hệ Việt Nam và các nước EU. 
Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU
(02-12-2015)
Việt Nam và EU ký “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện” (10-2015) 
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (bên trái) ký Hiệp định PCA Việt Nam – EU (2015)
Da giày- mặt hàng chủ lực
Việt Nam vào EU
Chế biến cá da trơn để xuất khẩu
 vào thị trường EU 
Chế biến tôm để xuất khẩu vào
thị trường EU
+ Để phát huy tốt mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh Châu Âu, theo em doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét. 
c/ Gợi ý sản phẩm. 
3/ Hoạt động luyện tập. 
a/ Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b/ Phương thức tiến hành: 
- HS thực hiện các nhiệm vụ (làm việc cá nhân). Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy giáo. 
* Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. 
Câu 1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: 
A. phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi. 	
B. bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề. 
C. thu được nhiều lợi nhuận, trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới. 
D. là nước bại trận, lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Câu 2. Những cải cách nào không phải của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ban hành Hiến pháp mới. 	B. Cải cách ruộng đất.
C. Hợp tác hóa nông nghiệp. 	D. Giải thể các công ty độc quyền lớn. 
Câu 3. Tình hình kinh tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Sản xuất giảm sút, nạn đói xảy ra khắp nơi. 
B. Sản xuất công, nông nghiệp giảm, nợ nước ngoài tăng.
C. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm. 
D. Thu được nhiều lợi nhuận, trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 4. Chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 
A. hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh. 
B. trao đổi buôn bán, đầu tư và viện trợ cho các nước.
C. đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
D. nhiều nước tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
c/ Gợi ý sản phẩm: 
Câu
1
2
3
4
Phương án đúng
D
C
B
D
4/ Hoạt động vận dụng, mở rộng. 
a/ Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội trong chủ đề để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. 
b/ Phương thức tiến hành. 
GV giao bài tập về nhà cho HS. 
 + Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? 
 + Hãy nêu những cảm nhận của em về đất nước và con người Nhật Bản.
c/ Gợi ý sản phẩm. 
- Dặn dò: Học bài, chuẩn bị Chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay 
Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 
Chuẩn bị nội dung sau: 
 + Nội dung và hệ quả của hội nghị I-an-ta? 
 + Sự thành lập Liên hợp quốc? Tên các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam hiện nay? 
 + Biểu hiện và hậu quả của “chiến tranh lạnh”? Tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh”? 
- Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_101112_mi_nhat_ban_tay_au_tu_nam.doc