Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29+30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29+30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc ký hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.

2. Năng lực

- Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự hiện nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.

- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.do của dân tộc.

- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.

2. Đối với học sinh

Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Tạo tình huống tình hình nước ta sau khi giành được chính quyền tháng Tám 1945.

b. Nội dung hoạt động

Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về tình hình sau khi giành được chính quyền tháng Tám 1945.

c. Sản phẩm học tập

- Học sinh trả lời được câu hỏi gợi ý của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

Giáo viên chiếu các hình ảnh và đặt câu hỏi:

 

doc 8 trang maihoap55 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 29+30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 24 	 Ngaøy soaïn: 28/02/2021 
Tieát 29 	 Ngaøy daïy: 02/3/2021 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc ký hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.
2. Năng lực
- Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự hiện nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.do của dân tộc.
- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh 
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo tình huống tình hình nước ta sau khi giành được chính quyền tháng Tám 1945.
b. Nội dung hoạt động
Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về tình hình sau khi giành được chính quyền tháng Tám 1945.
c. Sản phẩm học tập
- Học sinh trả lời được câu hỏi gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
Giáo viên chiếu các hình ảnh và đặt câu hỏi: 
- Những hình ảnh trên nói lên sự kiện nào của nước ta sau cách mạng tháng Tám?
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu
- Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc ký hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.
b. Nội dung hoạt động
- Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
- Đêm 22 rạng 23/9/1945 thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Nhân dân ta đã anh dũng đánh quân xâm lược ở Sài Gòn – Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân Miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân “Nam tiến” nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một ghế bộ trưởng trong chính phủ Liên hiệp.
- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền “quan kim”, 
- Mặt khác. Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)
 GV chốt lại:
- Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta.
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Nội dung hiệp định Sơ bộ: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải pháp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.
- Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá Việt Nam.
- Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt Nam – Pháp đã giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
d. Tổ chức hoạt động
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
? Vì sao thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta? (Đó là dã tâm của bọn thực dân, chúng đã chuẩn bị từ sớm ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng)
? Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp như thế nào?
? Quân Pháp đã gặp phải những khó khăn nào?
- Giáo viên kể cho học sinh nghe tấm gương anh dũng của Lê Văn Tám.
? Trước sự xâm lăng của thực dân Pháp nhân dân miền Bắc đã làm những gì giúp nhân dân miền Nam?
- Giáo viên sử dụng Hình 44 sách giáo khoa giới thiệu cho học sinh “Đoàn quân Nam Tiến”.
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
? Quân tưởng kéo vào nước ta với âm mưu gì? (Chống phá cách mạng )
? Để hạn chế sự phá hoại của Tưởng ta đã có chủ trương, sách lược gì?
- Giáo viên kể cho học sinh về vụ án “Ôn Như Hầu”, đó là nhân dân và chính phủ ta trấn áp quân phản cách mạng. (Đã dựng thành phim). Ta phải nhượng cho tay sai của Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách) là rất lớn, nhưng chỉ tạm thời, trong giới hạn cho phép.
VI. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)
? Pháp và Tưởng câu kết với nhau nhằm mục đích gì? (nhằm chống phá cách mạng nước ta qua Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) )
? Trước tình đó Đảng ta có chủ trương, sách lược gì để đối phó? (Ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 nhằm đẩy quân Tưởng về nước.)
? Nội dung của hiệp định sơ bộ 6/3/1946?
? Hãy cho biết tình hình nước ta sau hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? (Gây xung đột vũ trang )
? Trước tình hình căng thẳng đó ta phải làm gì? (Chính phủ ta phải ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946.)
? Hãy cho biết ý nghĩa của các hiệp ước ta ký với Pháp? (Nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng )
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học.
- Làm được các bài tập trắc nghiệm, tự luận GV giao. 
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, cặp đôi, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- Học sinh làm các bài tập sau theo cá nhân, cặp đôi.
- Trình chiếu bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?
a. 2/9/1945
b. 6/9/1945
c. Đêm 22 rạng 23/9/1945
d. 5/10/1945
Câu 2. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?
a. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.
b. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.
c. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.
d. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.
Câu 3. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?
a. Sài Gòn - Chợ Lớn.
b. Nam Bộ.
c. Trung Bộ.
d. Bến Tre.
Câu 4. Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng Giới Thạch để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
a. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
b. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.
c. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.
d. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
Câu 5. Bốn ghế Bộ trường trong Chính phủ Liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Tường đó những bộ nào?
a. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội.
b. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội.
c. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội.
d. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội.
Câu 6. Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
a. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.
b. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.
c. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
d. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường.
Câu 7. Lý do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?
a. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng.
b. Tưởng cỏ bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong.
c. Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khi ta còn có nhiều khó khăn.
d. Hạn chế việc Pháp và Tưởng cấu kết với nhau.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng
a. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. Chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu nội dung giáo viên giao.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân
c. Sản phẩm học tập
- Học sinh trả lời được nội dung đã học.
d. Tổ chức hoạt động
* Làm bài tập (ghép thời gian cho đúng sự kiện)
Thời gian
Sự kiện lịch sử
8/9/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá mù chữ.
23/9/1945
Nhân dân Nam Bộ đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
 tháng 3 năm 1946
6/3/1946
Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Hiệp định sơ bộ được kí kết nhằm tạm thời hoà hoãn với Pháp
14/9/1946
Tạm Ước Việt –Pháp được kí kết nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn.
- Tìm hiểu về vụ án Ôn Như Hầu năm 1946
Tuaàn 24	 Ngaøy soaïn: 28/2/2021
Tieát 30 	 Ngaøy daïy: 04/3/2021
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950): 
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đường lối kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc; đôi nét về diễn biến và ý nghĩa.
2. Năng lực
- Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện của Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.do của dân tộc.
- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh 
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học; vở ghi, )
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nội dung hoạt động
Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
c. Sản phẩm học tập
- Học sinh trả lời được câu hỏi gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
Giáo viên chiếu các hình ảnh và đặt câu hỏi: 
- Vì sao nhân dân ta phải nổi dậy đấu tranh? 
- GV dẫn dắt vào bài học.
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950): 
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đường lối kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc; đôi nét về diễn biến và ý nghĩa.
b. Nội dung hoạt động
- Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
- Sau khi ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12/1946).
- Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
- Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19/12/1946) , quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối ngày 19/12/1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta
- Đường lối kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, 
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Quân ta chủ động tiến công quân Pháp ở các đô thị ngay từ ngày đầu.
- Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Bông Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân địch ở trong thành phố Đến đêm 17/12/1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân ra khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố khác: Nam Định, Huế, Đà Nẵng, quân ta tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch ở đây.
*. Ý nghĩa: 
- Giam chân địch trong các đô thị.
- Làm giảm bước tiến công của chúng.
- Tạo điều kiện cho Đảng, chính Phủ rút về căn cứ an toàn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
d. Tổ chức hoạt động
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946)
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
? Hãy cho biết những bằng chứng, chứng tỏ thực dân Pháp bội ước sau khi ký hiệp định Sơ bộ và Tạm ước với ta? (20/11/1946 đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Tại Hà Nội gây các cuộc xung đột vũ trang ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm Bộ tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, phố hàng Bún )
? Những hành động đó chứng tỏ điều gì? (Chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa).
- Giáo viên tổ chức cho Học sinh thảo luận nhóm.
? Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng ta đã có quyết sách gì để đối phó? (Thực dân Pháp gửi tối hậu thư đã buộc chúng ta chọn con đường chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập, dân tộc và chính quyền mới vừa giành được)
? Nội dung của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta
? Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong những văn kiện và tác phẩm nào? Của ai?
+ Chiến tranh nhân dân: Là chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, tiến bộ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
+ Kháng chiến toàn diện: Địch đánh ta trên tất cả mặt trận. Vì vậy ta cũng phải đánh trả lại địch trên các mặt trận đó.
+ Kháng chiến trường kỳ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch lúc đầu có sự chênh lệch vì vậy ta có thời gian để chuyển hoá lực lượng từ yếu thành mạnh.
+ Tự lực cánh sinh: Vì lúc đầu ta bị bao vây cô lập chưa có sự giúp đỡ bên ngoài, mặt khác cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Giáo viên giới thiệu cho Học sinh thấy được cuộc chiến đấu toàn quốc trong những ngày đầu kháng chiến.
? Tại Hà Nội cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào? Ở đâu? Kết quả ra sao?
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị.
? Ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị?
- Giáo viên có thể đọc cho Học sinh diễn biến một số trận đánh trong tài liệu tham khảo (Nếu thời gian cho phép). 
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học.
- Làm được các bài tập trắc nghiệm, tự luận GV giao. 
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, cặp đôi, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- Học sinh làm các bài tập sau theo cá nhân, cặp đôi.
- Trình chiếu bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
a. ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta.
b. ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
c. ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.
d. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng
Câu 2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
a. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).
b. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946).
c. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946).
d. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào?
a. Cuối tháng 11/1946.
b. 18/12/1946.
c. 19/12/1946.
d. 12/12/1946.
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
a. Sáng 19/12/1946.
b. Trưa 19/12/1946.
c. Chiều 19/12/1946.
d. Tối 19/12/1946.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng
a. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. Chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu nội dung giáo viên giao.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân
c. Sản phẩm học tập
- Học sinh trả lời được nội dung đã học.
d. Tổ chức hoạt động
D. Vận dụng - mở rộng
1. Học sinh làm bài tập sau: Câu 1 trang 109 SGK Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19-12-1946?
- Sau Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích:
 + Tháng 11/1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
 + Từ đầu tháng 12/1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta.
 + Ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Tìm hiểu các trận đánh ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_2930_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.doc