Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đăng Phú

Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đăng Phú

A. Phần lý thuyết

1. Các dân tộc ở Việt Nam

a. Thành phần

Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).

b. Đặc điểm

- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,

- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 + Người Việt:

 Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.

 Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.

 Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.

 + Các dân tộc ít người:

 Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.

 Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

 + Người Việt định cư nước ngoài:

 Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

2. Phân bố các dân tộc

2.1. Dân tộc kinh

Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

2.2. Các dân tộc ít người

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

 + Trung du và miền núi Bắc bộ:

 Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.

 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.

 Từ 700 đến 1000m: Người Dao.

 Trên núi cao: Người Mông.

 + Trường Sơn-Tây Nguyên:

 Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.

 Lâm Đồng: Cơ ho,

 + Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:

 Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.

 Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.

 Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

 

docx 52 trang maihoap55 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đăng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 - HỌC KÌ I
Phần I: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tuần 4
Ngày soạn : 02 / 10/2020
Ngày dạy: 03/10/2020
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
A. Phần lý thuyết
1. Các dân tộc ở Việt Nam
a. Thành phần
Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
b. Đặc điểm
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, 
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 + Người Việt:
 Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
 Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
 Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.
 + Các dân tộc ít người:
 Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
 Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
 + Người Việt định cư nước ngoài:
 Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
2. Phân bố các dân tộc
2.1. Dân tộc kinh
Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
 + Trung du và miền núi Bắc bộ:
 Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
 Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
 Trên núi cao: Người Mông.
 + Trường Sơn-Tây Nguyên:
 Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
 Lâm Đồng: Cơ ho, 
 + Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
 Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
 Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
 Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
B. Phần thực hành
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
 A. 52 dân tộc B. 53 dân tộc C. 54 dân tộc D. 55 dân tộc
Câu 2: Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số:
 A. 85% B. 86% C. 87% D. 88%
Câu 3: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:
 A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me. B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.
 C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông. D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Câu 4: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:
 A. Điều kiện tự nhiên. B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.
 C. Nguồn gốc phát sinh. D. Chính sách của nhà nước.
Câu 5: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở:
 A. Đồng bằng	B. Miền núi
 C. Trung du	D. Duyên Hải
Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:
 A. Đồng bằng, duyên hải	B. Miền Núi
 C. Hải đảo	D. Nước Ngoài
Câu 7: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
 A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.	B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.
 C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.	D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
Câu 8: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
 A. Chăm, Khơ-me.	B. Vân Kiều, Thái.
 C. Ê –đê, mường.	D. Ba-na, cơ –ho.
Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của:
 A. Dân tộc Tày; Nùng.	B. Dân tộc Thái, Mường.
 C. Dân tộc Mông.	D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.
Câu 10: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc:
 A. Mông	B. Dao	C. Thái	D. Mường
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
A. Phần lý thuyết
1. Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số
* Sự biến đổi dân số:
 + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
 + Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
 + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
 + Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
 + Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm, 
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
 + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
 + Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
 Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
 Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
- Nguyên nhân:
 + Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
 + Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
3. Cơ cấu dân số.
*Theo tuổi:
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
 + Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
 + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
 + Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
 + Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.
B. Phần thực hành
Câu 1: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
 A. Tương đối thấp	B. Trung bình	C. Cao	D. Rất cao
Câu 2: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:
 A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm
 B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
 C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
 D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Câu 3: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?
 A. Những năm cuối thế kỉ XIX.	B. Những năm cuối thế kỉ XX.
 C. Những năm đầu thế kỉ XIX.	D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:
 A. Gia tăng tự nhiên cao	B. Do di dân vào thành thị
 C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ.	D. Nhiều đô thị mới hình thành.
Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số:
 A. Cơ cấu dân số trẻ.	B. Cơ cấu dân số già.
 C. Cơ cấu dân số ổn định.	D. Cơ cấu dân số phát triển.
Câu 6: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?
 A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.
 B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.
 C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.
 D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
 A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
 B. Môi trường, chất lượng cuộc sống.
 C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
 D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Câu 8: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là:
 A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
 B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.
 C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
 D. Nâng cao chất lương cuộc sống.
Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
A. Phần lý thuyết
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
 + Không đồng đều theo vùng:
 Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
 Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
 + Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:
 Tập trung đông ở nông thôn (74%).
 Tập trung ít ở thành thị (26%).
2. Các loại hình quần cư
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư thành thị
Phân bố dân cư
Tập trung thành các điểm dân cư.
Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư
Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).
Phường, quận, khu đô thị, chung cư, 
Hình thái nhà cửa
Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.
Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động KT chủ yếu
Nông nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư
Thấp
Cao
3. Đô thị hoá
- Đặc điểm:
 + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
 + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
 + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
 + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
 + Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
 + Chính sách phát triển dân số.
B. Phần thực hành
Câu 1: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
 A. Thấp	B. Trung bình	C. Cao	D. Rất cao
Câu 2: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
 A. Ven biển	B. Miền núi	C. Đồng bằng	D. Đô thị
Câu 3: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
 A. Hải đảo	B. Miền núi	C. Trung du	D. Đồng bằng
Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:
 A. Rất thấp	B. Thấp	C. Trung bình	D. Cao
Câu 5: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
 A. Vừa và nhỏ	B. Vừa	C. Lớn	D. Rất Lớn
Câu 6: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:
 A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.
 B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.
 C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.
 D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.
Câu 7: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:
 A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
 B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
 C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
 D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
Câu 8: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:
 A. Công nghiệp, nông nghiệp.	B. Công nghiệp, dịch vụ.
 C. Nông nghiệp, dịch vụ.	D. Tất cả các ngành đều phát triển.
Câu 9: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:
 A. 13 người/km2	B. 138 người/km2
 C. 1380 người/km2	D. 13800 người/km2
Ngày tháng 10 năm 2020
 Duyệt của tổ CM
Tuần 5
Ngày soạn : 03 / 10/2020
Ngày dạy: /10/2020
Bài 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
A. Phần lý thuyết
(trang 15 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào hình 4.1 (SGK trang 15), hãy:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
- Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lương nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
Trả lời:
- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.
- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.
B. Phần thực hành
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:
 A. Dồi dào, tăng nhanh	B. Tăng chậm
 C. Hầu như không tăng	D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 2: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:
 A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
 B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
 C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
 D. Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:
 A. 0,5 triệu lao động	B. 0,7 triệu lao động
 C. Hơn 1 triệu lao động	D. gần hai triệu lao động	
Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:
 A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
 B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
 C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
 D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.
Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
 A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.
 B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.
 C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
 D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Câu 6: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
 A. Phân bố lại dân cư và lao động.
 B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
 C. Đa dạng các loại hình đào tạo.
 D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 7: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
Nhận định nào sau đây đúng:
 A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.
 B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.
 C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.
 D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị.
Câu 8: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO
Nhận định nào sau đây không đúng:
 A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm.
 B. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm qua các năm.
 C. Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo đồng đều.
 D. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nhỏ hơn không qua đào tạo.
Phần II - ĐỊA LÝ KINH TẾ
Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
A. Phần lý thuyết
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
 + Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
 + Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
 + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
 + Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
 + Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
2. Những thành tựu và thách thức
* Thành tựu:
 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
 + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
 + Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
* Thách thức:
- Trong nước:
 + Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo , đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.
 + Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
 + Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
- Trên thế giới:
 + Biến động thị trường thế giới và khu vực.
 + Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO, : cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.
⇒ Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
B. Phần thực hành
Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:
 A. 1975 	B. 1981	C. 1986 	D. 1996
Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:
 A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
 B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
 C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
 D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Câu 3: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:
 A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
 B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
 C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
 D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 4: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:
 A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
 B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
 C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
 D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
 A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
 B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
 C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
 D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
 A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
 B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
 C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
 D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
 A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
 B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
 C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.
 D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Câu 8: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ?
 A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
 B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
 C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
 D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
 A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.
 B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
 C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
 D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Ngày tháng 10 năm 2020
 Duyệt của tổ CM
Tuần 6
Ngày soạn : 10 / 10/2020
Ngày dạy: /10/2020
Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
A. Phần lý thuyết
1. Các nhân tố tự nhiên
Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.
a. Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit
 + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày.
 + Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
 + Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn hóa.
- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn cần cải tạo lớn.
b. Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.
- Thuận lợi:
 + Cây trồng phát riển quanh năm.
 + Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
 + Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
 + Khó khăn cho thu hoạch, ...
 + Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán 
c. Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.
d. Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
2. Các nhân tố kinh tế – xã hội
Các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, có vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.
a. Dân cư và lao động nông thôn
- Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, khoảng 60% (năm 2003).
- Lao động nông thôn giàu kinh nghiệm, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo trong lao động.
b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.
c. Chính sách phát triển nông nghiệp
Là cơ sở động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Ví dụ như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu 
d. Thị trường trong và ngoài nước
- Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.
- Khó khăn:
 + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.
 + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
B. Phần thực hành
Câu 1: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:
 A. Đất đai	B. Khí hậu	C. Nước	D. Sinh vật
Câu 2: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:
 A. Có nhiều diện tích đất phù sa.	
 B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
 C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
 D. Có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 3: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
 A. Các vùng trung du và miền núi.
 B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
 C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
 D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
Câu 4: Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
 A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
 B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
 C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
 D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Câu 5: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
 A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
 B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
 C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
 D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
Câu 6: Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì:
 A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
 B. Nước ta có thể trồng được các loại cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt và ôn đới.
 C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
 D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Câu 7: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:
 A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
 B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
 C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
 D. Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.
Câu 8: Thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta là:
 A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
 B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
 C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
 D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
Câu 9: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp:
 A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
 B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp
 C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
 D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Câu 10: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích:
 A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
 B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
 C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
 D. Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
A. Phần lý thuyết
1. Ngành trồng trọt
- Đặc điểm:
 + Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
 + Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi:
 + Tỉ trọng cây lương thực giảm.
 + Tỉ trọng cây công nghiệp tăng.
- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.
- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
a. Cây lương thực
- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
b. Cây công nghiệp
- Vai trò:
 + Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
 + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
 + Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
 + Bảo vệ môi trường.
- Cơ cấu:
 + Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.
 + Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
- Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.
c. Cây ăn quả
- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, 
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
2. Ngành chăn nuôi
Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.
a. Chăn nuôi trâu, bò
- Đàn trâu:
 + Khoảng 3 triệu con; chủ yếu lấy sức kéo.
 + Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Đàn bò:
 + Có trên 4 triệu con; chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.
 + Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.
b. Chăn nuôi lợn
- Đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 có 23 triệu con).
- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
c. Chăn nuôi gia cầm
- Đàn gia cầm tăng nhanh (năm 2002 có hơn 230 triệu con).
- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.
B. Phần thực hành
Câu 1: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:
 A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
 B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
 C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
 D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.
Câu 2: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:
 A. Cây lương thực	B. Cây hoa màu
 C. Cây công nghiệp	D. Cây ăn quả và rau đậu
Câu 3: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
 A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
 B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
 C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
 D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 4: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở:
 A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
 B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
 C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
 D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Câu 5: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:
 A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.
 B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.
 C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.
 D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.
Câu 6: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:
 A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
 B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
 C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
 D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
Câu 7: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
 A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
 B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
 C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
 D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 8: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:
 A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.
 B. Ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
 C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp.
 D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 9: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:
 A. Các đồng cỏ tươi tốt	B. Vùng trồng cây ăn quả
 C. Vùng trồng cây công nghiệp	D. Vùng trồng cây lương thực.
Câu 10: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy:
 A. Nông nghiệp đang được da dạng hóa.
 B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước.
 C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế.
 D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực.
Ngày tháng 10 năm 2020
 Duyệt của tổ CM
Tuần 7
Ngày soạn : 16 / 10/2020
Ngày dạy: /10/2020
Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
A. Phần lý thuyết
B. Phần thực hành
Câu 1: Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?
 A. Rừng sản xuất.	B. Rừng phòng hộ.
 C. Rừng đặc dụng.	D. Tất cả các loại rừng trên.
Câu 2: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:
 A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
 B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
 C. Bảo vệ con người và động vật.
 D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.
Câu 3: Nước ta gồm những loại rừng nào?
 A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
 B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
 C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
 D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Câu 4: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:
 A. Rừng sản xuất	B. Rừng đặc dụng
 C. Rừng nguyên sinh	D. Rừng phòng hộ
Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển, thuộc loại rừng nào?
 A. Rừng sản xuất.	B. Rừng đặc dụng.
 C. Rừng nguyên sinh.	D. Rừng phòng hộ.
Câu 6: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
A. Một 	 B. Hai	 C. Ba 	 D. Bốn
Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
 A. Nước ta 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_tap_dia_ly_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_20.docx