Trọng tâm và bài tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Pong

Trọng tâm và bài tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Pong

I/Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

- Trước năm 1945, hầu hết các nước ĐNA là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8/1945 khi Nhật đầu hàng đồng minh, các nước ĐNA khởi nghĩa vũ trang và dành độc lập:

+Inđônêxia (17/8/1945)

+Việt Nam (2/9/1945)

+Lào (12/10/1945)

-Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam á, Bắc phi, Mĩ La – Tinh

-1/1/1959 cách mạng Cu Ba giành thắng lợi

- Năm 1960 là năm châu Phi khi 17 nước châu Phi dành được độc lập.

 Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ.

II/Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa năm 70.

Nhân dân 3 nước tiến hành đấu tranh vũ trang và giành độc lập:

Ghi nê -Bít –xao (9/1974).

Mô -Dăm –Bích (6/1975).

Ăng –Gô -La (11/1975).

III/Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa năm 90.

+ Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a, Tây Nam phi và Cộng hòa Nam phi.

+ Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do khác

+ Nhân dân châu Á, Phi, Mĩ La-tinh củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước để khắc phục đói nghèo.

 

doc 60 trang hapham91 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trọng tâm và bài tập môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Bùi Văn Pong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG THCS TRUNG AN
NAÊM 2019
 Giaùo vieân bieân soaïn: Buøi Vaên Phong
 LÖU HAØNH NOÄI BOÄ
Tuần 1- tiết 1
Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019
Phần Một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
I/LIÊN XÔ:
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
a/Những khó khăn:
-Bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 nghìn làng mạc bị phá hủy .
-Nền kinh tế phát triển chậm lại mười năm.
 - Phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới.
- Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
b/Biện pháp khôi phục:
Đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).
Kết quả:
Sản xuất công nghiệp tăng 73%( dự kiến 48%)
Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh( 1939)
Đời sống nhân dân được cải thiện
Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
 Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa:
	- Đánh dấu sự phát triển vượt bậc về KHKT.
	- Phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. 
 - Tạo sức mạnh cho lực lượng CNXH.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
 Thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật
Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Thành tựu:
Công nghiệp: tăng bình quân hằng năm 9,6% là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ.
Khoa học – kĩ thuật:
Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người.
Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo
Năm 1961 con tàu vũ trụ Phương Đông bay vào vũ trụ.
Về đối ngoại: Duy trì hòa bình , quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ và là chỗ dựa cho cách mạng thế giới .
*Ý nghĩa :	Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
	Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
*************************************
Tuần 2- tiết 2 Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019 
II/ĐÔNG ÂU
1/Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
+ Trong CTTG thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944, Tiệp Khắc 5 - 1945,...). 
	+ Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949), ở phía Tây và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10 - 1949), ở phía Đông lãnh thổ.
+ Từ năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CM dân tộc dân chủ: xây dựng bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,...
2/Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
Học sinh đọc thêm
III/SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .
Cơ sở hình thành ::
Đều có Đảng Cộng Sản và công nhân lãnh đạo.
Lấy chủ nghĩa Mác –Lê nin làm nền tảng .
Cùng có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội .
*SEV:Hội đồng tương trợ kinh tế : 8-1-1949 : đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh để cạnh tranh với Tây Âu .Chấm dứt hoạt động ngày 28-6-1991.
Hạn chế: “Khép kín” không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới ; nặng về trao đổi hàng hóa , mang tính bao cấp ; sự hợp tác gặp trở ngại bởi cơ chế quan liêu , bao cấp, sự phân công chuyên ngành chưa hợp lý .
 *Tổ chức Hiệp ước Vác xa va : 5-1955 để bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH , duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và thế giới .Chấm dứt hoạt động ngày 1-7-1991.
 *************************************
Tuần 3- tiết 3 Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
I/Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết
a. Bối cảnh lịch sử:
	- Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nền KT-XH của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không ổn định và lâm dần vào khủng hoảng. (SX đình đốn, đời sống ND khó khăn, lương thực, hàng tiêu dùng khan hiếm, tệ quan liêu, tham nhũng,...).
	b. Diễn biến
 	- 3/1985 Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ.
	- Do thiếu chuẩn bị đầy đủ và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn,à công cuộc cải tổ không thành công.	
 * Nội dung :
	+ Kinh tế có nhiều phương án , nhưng chưa thực hiện được.
	+ chính trị: Mọi quyền lực trong tay Tổng thống .
	+ Đa nguyên chính trị ( nhiều Đảng cùng hoạt động)
	+Xóa bỏ độc quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản .
	+ Tuyên bố dân chủ công khai về moi mặt
	c. Kết quả:
	- 19/8/1991 cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goóc-ba-chốp không thành, gây hậu quả nghiêm trọng. Đảng CS và Nhà nước LB hầu như tê liệt. 
	- 21/12/1991, 11 nước cộng hòa li khai, hình thành cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Tối 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
II/Khủng hoảng và tan rã XHCN Đông Âu.
Năm 1988 khủng hoảng nổ ra ở Ba Lan và lan nhanh các nước Đông Âu.
Năm 1989 chế độ XHCN Đông Âu sụp đổ.
Năm 1991 khối S.E.V ngừng hoạt động. Hiệp ước Vác – sa – va giải thể.
* Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
	+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
	+ Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
	+ Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
Tuần 4- tiết 4 Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019
Bài 3: Qúa trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự ran rã của hệ thống thuộc địa
I/Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
Trước năm 1945, hầu hết các nước ĐNA là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân phương Tây.
Tháng 8/1945 khi Nhật đầu hàng đồng minh, các nước ĐNA khởi nghĩa vũ trang và dành độc lập:
+Inđônêxia (17/8/1945)
+Việt Nam (2/9/1945)
+Lào (12/10/1945)
-Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam á, Bắc phi, Mĩ La – Tinh
-1/1/1959 cách mạng Cu Ba giành thắng lợi
- Năm 1960 là năm châu Phi khi 17 nước châu Phi dành được độc lập.
à Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ.
II/Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa năm 70.
Nhân dân 3 nước tiến hành đấu tranh vũ trang và giành độc lập:
Ghi nê -Bít –xao (9/1974).
Mô -Dăm –Bích (6/1975).
Ăng –Gô -La (11/1975).
III/Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa năm 90.
+ Cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a, Tây Nam phi và Cộng hòa Nam phi.
+ Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do khác
+ Nhân dân châu Á, Phi, Mĩ La-tinh củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước để khắc phục đói nghèo.
*************************************
Tuần 5- tiết 5 Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019 
Bài 4: Các nước châu Á
I/TÌNH HÌNH CHUNG
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước Đế quốc thực dân( Trừ Nhật Bản )
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, cao trào giải phóng dân tộc đã lan nhanh sang cả Châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập. 
Nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á lại không ổn định đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước Đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
Sau chiến tranh lạnh, một số nước Châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
Cũng từ nhiều thập niên qua một số nước Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế tiêu biểu nhất là Nhật Bản, Thái Lan, Singgapo, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Là nước lớn thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc) sau khi giành độc lập Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn: cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghệ phần mềm, công nghệ ô tô, viễn thông, thử thành công bom nguyên tử (1974) , phóng vệ tinh nhân tạo (1975)
Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á
II/TRUNG QUỐC
1/Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
+ Ngày 01/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Kết thúc ách thống trị hơn 100 năm của đế quốc nước ngoài và hơn 1.000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
+ Hệ thống các nước XHCN được nối liền từ Âu sang Á.
+ Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới nhất là Đông Nam Á.
2/Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
Học sinh đọc thêm
3/Đất nước trong thời kì biến động (1959 – 1978)
Học sinh đọc thêm.
4/Công cuộc cải cách – mở cửa 1978 đến nay.
*Hoàn cảnh : 12/1978, Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới
Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
*Thành tựu:
Tổng sản phẩm trong nước trung bình tăng 9,6%/năm.
Xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần.
Đời sống nhân dân được nâng cao.
*Đối ngoại:
Cải thiện quan hệ với nhiều nước .
Thu hồi chủ quyền Hồng Công (6/1997), Ma Cao (12/1999).
Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
*************************************
Tuần 6- tiết 6 Thứ ......ngày ....tháng....năm 2019 
Bài 5: Các nước Đông Nam Á
	Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.
I/Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
Trước chiến tranh thế giới thứ 2
Hầu hết các nước đều là thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX: hầu hết các nước dành được độc lập.
 Những năm 50 của thế kỉ XX ,tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) , Thái Lan, Philippin gia nhập; Inđônêxia, Mianma thi hành chính sách trung lập.
8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập với 5 nước : Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Phi1lipin.
Những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế các nước tăng trưởng nhanh chóng : Xingapo, Thái Lan, Malayxia 
1992, lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
1994, Diễn đàn khu vực (ARF)
1999, 10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN, chuyển trọng tâm sang hợp tác phát triển kinh tế.
Một chương mới mở ra trong khu vực Đông Nam Á.
II/Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
1/Nguyên nhân ra đời:
Do yêu cầu hợp tác và phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.
8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm thành viên : Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malayxia, Xingapo.
2/Mục tiêu:
Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
3/Nguyên tắc:
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết việc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, hợp tác phát triển có hiệu quả.
Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN:
Từ sau hiệp định Bali (2 /1976), quan hệ 3 nước Đông Dương được cải thiện.
Từ 1979 do vấn đề Cam – pu – chia quan hệ này trở nên đối đầu.
4/Kết quả: Các nước thành viên đạt tốc độ phát triển nhanh chóng.
III/Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”.
Năm 1967: có 5 nước
1984: Bru – nây gia nhập ->ASEAN 6
Tháng 7/1995: Việt Nam
Tháng 9/1997: Mi – an – ma, Lào
Tháng 4/1999: Cam – pu – chia ->ASEAN 10
11/ 2007, Hiến chương ASEAN ra đời.
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA,1992), lập diễn đàn khu vực(ARF,1994) với sự tham gia của nhiều nước ngoài khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 
à	Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
* Quan hệ Việt Nam – ASEAN:
	Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
	Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.
	Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.
	Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh.
Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như: 
-12/1998 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội. 
-Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN. 
-2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN 
-4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội .
Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi và khó khăn gì?
*Thuận lợi:
Vươn ra thế giới, hội nhập với nền kinh tế khu vực, có điều kiện phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách trong khu vực. 
Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực... 
Việt Nam tiếp thu được những tiến bộ khoa học kĩ thuật của các nước bạn và khai thác nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế
*Khó khăn
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường nếu Việt Nam không có cơ chế, chính sách tốt sẽ mất thị trường ngay trên sân nhà. 
Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài... 
Vấn đề gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý... 
*************************************
Tuần 7 –Tiết 7
Thứ......ngày......tháng......năm 2019
 Bài 6: Các nước Châu Phi
Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, 32 quốc gia nghèo nhất thế giới, ¼ dân số đói kinh niên.
I/Tình hình chung :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đòi độc lập, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi diễn ra sôi nổi được gọi là “Lục địa mới trổi dậy “ và sớm nhất ở Bắc Phi như: Ai Cập (1953), Libi, Angiê ri, Tuynidi, Ma rốc, Ghi nê 
1960, Năm Châu Phi có 17 nước độc lập.
1975, Ăng- gô -la, Mô dăm bích , Ghi nê Bít xao độc lập, làm tan rã hệ thống thuộc địa của đế quốc .
Thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc A –pac- thai ở Nam Phi 1993.
Sau khi giành độc lập xây dựng và phát triển đất nước , thu nhiều thành tựu nhưng vẫn đói nghèo , lạc hậu .
Từ những năm 80 của thế kỷ XX Châu Phi gặp khó khăn: sự đe dọa của chủ nghĩa thực dân mới , xung đột, nội chiến, đói nghèo, bệnh tật , nợ nước ngoài và bùng nổ dân số .
 Để hợp tác, giúp đỡ nhau khắc phục xung đột và nghèo đói, tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU). Khu vực tự do mậu dịch châu Phi( AFTA) được thành lập (30/5/2019)
II/Cộng hòa Nam Phi:
 a. Khái quát:
	- Nằm ở cực Nam châu Phi.
+ Diện tích 1,2 triệu km2. 
+Dân số 43,6 triệu người, trong đó 75,2% da đen.
- Đầu thế kì XX, Anh chiếm Nam Phi .
-Năm 1961, Cộng hoà Nam Phi ra đời.
	b. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi:
	- Trong hơn 3 thế kỷ, chính quyền thực dân da trắng thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo.
	- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa A-pac-thai. 
- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ.
	- Tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la được bầu và trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
	- Hiện nay Nam Phi đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô để cải thiện đời sống cho dân, giải quyết việc làm , 
* Giải pháp cải thiện tình hình châu Phi:
Thành lập khu vực mậu dịch tự do(AFTA)-30/5/2019) để giúp đỡ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội; giảm gia tăng dân số; thúc đẩy giáo dục phát triển nhằm nâng cao dân trí; giải quyết việc làm cho người lao động;... 
*************************************
Tuần 8 –Tiết 8
Thứ......ngày......tháng......năm 2019
Bài 7: Các nước Mĩ – La Tinh
Trên 20 triệu km2 (21.069.500 km²), 23 nước cộng hòa, dân số 590 triệu người ( 2010)
I/Những nét chung
Về chính trị:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nước giành độc lập : Bra-xin, Vênêxuêla, Pêru... nhưng trở thành sân sau của Mĩ( thuộc địa kiểu mới)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều biến động:
Năm 1959 cách mạng Cu Ba thắng lợi
Những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành “lục địa bùng cháy”.
Kết quả: Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ. Chính phủ dân tộc dân chủ nhân dân được thành lập, tiến hành nhiều cải cách tiến bộ (Chi Lê, Ni Ca ra goa)
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
Thu được nhiều thắng lợi
Những năm 90 kinh tế gặp khó khăn thậm chí có lúc căng thẳng.
II/Cu Ba – hòn đảo anh hùng ( 111000km2 , dân số 11,3 triệu người, hình dạng con cá sấu)
1/Phong trào cách mạng
Tháng 3/1952, Mĩ thiết lập chế độ độc tài Ba Ti xta
Ngày 26/7/1953, Phi Đen Cát x Tơ Rô lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn Ca Đa. Thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trên toàn đảo.
Tháng 11/1956, Phi Đen cùng 81 đồng chí về nước tiếp tục chiến đấu.
1958, lực lượng cách mạng lớn mạnh, tiến về giải phóng thủ đô Lahabana.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959, chế độ độc tài bị lật đổ, cách mạng dành thắng lợi.
à Chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập thực sự. Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu bá chủ của đế quốc Mĩ.
2/Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước:
Sau CM, Chính phủ do Phi-đen đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của TB nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế, Bộ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản và sâu sắc.
Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân Cu-ba đã kiên cường, bất khuất vượt qua những khó khăn to lớn do chính sách phá hoại, bao vây, cấm vận về kinh tế của Mĩ, cũng như sự tan rã của LX và hệ thống XHCN (không còn những đồng minh, nguồn viện trợ và bạn hàng buôn bán, ), Cu-ba vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích mới. 
Tháng 4 năm 1961, đánh bại cuộc xâm lược của Mĩ tại bờ biển Hi Rôn ( Diệt gọn 1.300 tên)
Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
*************************************
Tuần 9 –Tiết 9
Thứ......ngày......tháng......năm 2019 
Kiểm tra 1 tiết
Tuần 10 –Tiết 10
Thứ......ngày......tháng......năm 2019
Bài 8: Nước Mĩ
I/Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Những năm 1945 – 1950:
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới
Chiếm hơn một nửa sản lượng CN thế giới (56,47%)
Chiếm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
Có lực lượng quân sự mạnh nhất, độc quyền về bom nguyên tử.
Nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Tây Đức, Anh, Pháp, Nhật và Ý cộng lại.
10 ngân hàng lớn nhất thế giới đều là của Mĩ. 
50% tàu bè đi lại trên biển đều là của Mĩ.
Nguyên nhân:
	+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng động sáng tạo.
	+ Nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, buôn bán vũ khí, hàng hóa cho hai bên để kiếm lời( 114 tỉ USD)
	+ Áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất, điều chỉnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm 
	+ Trình độ quản lý trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
	+ Vai trò điều tiết của nhà nước, đây là nguyên nhân quân trọng tạo nên sự phát triển kinh tế Mĩ.
	+ Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: chính sách thu hút các nhà khoa học, người lao động có trình độ cao đến với Mĩ, điều kiện quốc tế thuận lợi. Mĩ không bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, được hai đại Dương đại Tây Dương và Thái Bình Dương bao bọc và che chở, nước Mĩ có điều kiện yên bình để sản xuất. Vì vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ luôn vấp phải những cuộc suy thoái khủng hoảng, chi phí quân sự lớn, chênh lệch giàu nghèo...	
II/Sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
Ghép với bài 12
III/Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
1/Đối nội:
Không dạy
2/Đối ngoại:
Đề ra”chiến lược toàn cầu” chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trao giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân, dân chủ.
Tiến hành “viện trợ”lôi kéo, khống chế các nước đồng minh ( Nhật Bản, Hàn Quốc).
Chạy đua vũ trang, lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược với 3 nước Đông Dương, can thiệp vào tình hình Trung Quốc, Triều Tiên, Iran, Nam Tư 
* Kết quả: Mĩ đã đạt được một số mưu đồ nhất định (chia cắt lâu dài 2 miền Triều Tiên, kéo dài sự lệ thuộc của Nhật Bản về chính trị...) nhưng cũng vấp phải những thất bại nặng nề, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
* Vụ khủng bố 11/9/2001, giáng một đòn nặng nề đối với an ninh của Mĩ, là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi quan trọng trong đường lối đối nội và đối ngoại cũa Mĩ ở thế kỉ XXI.
* Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi:
Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam.
Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song phương. Giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng...
Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ Mĩ....
Tuần 11 –Tiết 11
Thứ......ngày......tháng......năm 2019
Bài 9: Nhật Bản
Là một quần đảo bao gồm 4 đảo lớn: Hôc-cai-đô; Hôn-xiu; Xi-cô-cư; Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
Dân số:127 triệu nguười (đứng thứ 10 trên thế giới).
Diện tích : 377.000 Km2 ;
I/Tình hình Nhật bản sau chiến tranh
1/Hoàn cảnh
Nhật là nuớc bại trận, bị quân đội nuớc ngoài chiếm đóng
Mất hết thuộc địa;
Kinh tế bị tàn phá nặng nề ( = ¼ trước chiến tranh)
Khó khăn bao trùm đất nước.( thất nghiệp, thiếu lương thực thực phẩm,lạm phát)
2/Cải cách dân chủ:
Dưới chế độ quân quản của Mĩ, các cải cách dân chủ được tiến hành.
Ban hành hiến pháp mới (1946)
Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
Trừng trị tội phạm chiến tranh.
Giải giáp các lực lưuợng vũ trang.
Thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi chính phủ.
Ban hành các quyền tự do dân chủ.
Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít.
Cải cách ruộng đất.
Giải thể các công ty độc quyền lớn.
Mục đích:
Chuyển XH chuyên chế => XH dân chủ
Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít
Tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.
*Ý nghĩa:
Đem lại luồng sinh khí mới cho nhân dân
Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
II- Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:
1/Giai đoạn từ 1945 - 1950
Kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và lệ thuộc nặng nề vào Mĩ
2/Giai đoạn từ 1950 đến đầu những năm 90
Thành tựu:
Nhật Bản là siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới
Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Nhật Bản - phát triển thần kì
Nguyên nhân phát triển
Nguyên nhân khách quan:
Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển.
Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại.
Nhờ cải cách dân chủ; chi phí quân sự thấp.
Nguyên nhân chủ quan
Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời 
Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty
Vai trò của Nhà nước: chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ và sự điều tiết cần thiết 
Con người Nhật bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến năm 2000
Tình hình kinh tế
Suy thoái kéo dài
Nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt
Nguyên nhân:
Nghèo tài nguyên,
Bị Mỹ, Tây Âu cạnh tranh ráo riết.
Mất cân đối giữa các vùng miền, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Dân số già
III/Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh:
Hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh
Ngày 8/ 9/ 1951 " Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" được ký kết.
Nội dung:
Chấp nhận đặt dưới ô bảo trợ hạt nhân của Mĩ.
Cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật
Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng, tập trung vào phát triển kinh tế đối ngoại.
Nhật bản đang vuươn lên thành cuờng quốc chính trị tương xứng với siêu cường kinh tế.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Ngày 21 tháng 9 năm 1973 Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản
Năm 2002, xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài".
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
***************************
Tuần 12 –Tiết 12
Thứ......ngày......tháng......năm 2019 
Bài 10: Các nước Tây Âu
I/Tình hình chung
Kinh tế:
Sau chiến tranh, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác San”.
Kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
Chính trị:
Đối nội
Thu hẹp các quyền tự do dân chủ
Xóa bỏ những cải cách tiến bộ
Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
Đối ngoại:
Tiến hành chiến tranh xâm lược
Tham gia khối quân sự NATO
Chạy đua vũ trang
Nước Đức:
Sau chiến tranh bị chia cắt thành 2 nước đối đầu nhau: Cộng hòa Liên Bang Đức (9/1949) và cộng hòa dân chủ Đức (10/1949)
Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất trở lại.
II/Sự liên kết khu vực
Nguyên nhân:
Có chung nền văn minh, kinh tế không có sự cách biệt nhau lắm, có quan hệ mật thiết từ lâu đời.
Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
Qúa trình liên kết:
4/1951, cộng đồng than, thép Châu Âu thành lập gồm có 6 nước.
3/1957, 6 nước trên thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “cộng đồng kinh tế châu Âu”.
7/1967, Ba cộng đồng trên sát nhập lại với nhau thành cộng đồng châu Âu.
12/1991, Đổi tên là liên minh châu Âu(EU)
1/1/2002, đồng EURO được sử dụng chính thức.
Năm 2007, có 27 thành viên.
**********************************
Tuần 13 –Tiết 13
Thứ......ngày......tháng......năm 2019 
Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
I/Sự hình thành trật tự thế giới mới.
1/Bối cảnh triệu tập hội nghị Ianta:
Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối. Từ 4 đến 11/2/1945, hội nghị cấp cao 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở Ianta.
Thành phần: Tổng thống Mĩ (Rudoven), Thủ tướng Anh (Sơc-sin) và TBT Liên Xô (Xtalin).
2/Những quyết định của Hội nghị Ianta:
Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít.
Phân chia khu vực ảnh hưởng của các nước chiến thắng.
Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm giữ gìn hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
Hệ quả: Trật tự thế giới mới được thiết lập: Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II/Sự thành lập liên hợp quốc.
1/Thành lập LHQ :
Từ 25/4à26/6/1945 , đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc. 
24/10/1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2/Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc
Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.
3/Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
III.Chiến tranh lạnh.
1/Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đối đầu.
-Liên Xô: Chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mĩ : Chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
 2/Diễn biến: Mỹ: sau 1945, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất , độc quyền về vũ khí nguyên tửà cho rằng có quyền lãnh đạo thế giới. Tháng 3/1947 , tổng thống Mĩ TruMan phát động chiến tranh lạnh. Thực hiện “chiến lược toàn cầu”, âm mưu thống trị thế giới. Mĩ viện trợ gấp cho Hi Lạp và Thỗ Nhĩ Kì 400 triệu USD, biến 2 nước này thành căn cứ quân sự chống Liên Xô.Tháng 6/1647, đề ra kế hoạch Mác san nhằm phục hồi kinh tế Tây Âuà tạo sự đối lập Tây Âu và Đông Âu.Tháng 4/1949, NATO thành lập nhằm liên minh quân sự Tây Âu do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và Đông Âu.
	Liên Xô : 5/1955, thành lập Hiệp ước Vacsava- liên minh phòng thủ chính trị quân sự phòng thủ phe XHCN.
Sự ra đời NATO và Vacsava xác lập cục diện 2 cực, 2 pheà Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
 3/Biểu hiện của chiến tranh lạnh: Chạy đua vũ trang , thành lập các khối quân sự và căn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctrong_tam_va_bai_tap_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_2020_bui.doc