40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 9 - Hoàng Hà Phi

40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 9 - Hoàng Hà Phi

Câu 1. Hai điện trở R¬1, R2 mắc song song. Ý nào sau đây là đúng?

 A. Rtđ > R1 B. Rtđ > R2 C. Rtđ = R1 + R2 D. Rtđ < r1="" ;="">

Câu 2. R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, R3 = 30Ω mắc song song với nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?

 A. I1 : I2 : I3 = 1: 3 : 2 B. I1 : I2 : I3 = 2: 3 : 1

 C. I1 : I2 : I3 = 3: 2 : 1 D. I1 : I2 : I3 = 1: 2: 3

Câu 3. Có hai điện trở R1 = 15Ω, R2 = 30Ω biết R1 chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, còn R2 chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?

 A. 22,5V B. 60V C. 67,5V D. 82,5V

Câu 4. Một dây dẫn có điện trở R = 27Ω. Phải cắt là bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn đó song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là 3Ω

 A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 5: Cần kết hợp tiết diện S và chiều dài L của vật dẫn như thế nào để có điện trở nhỏ nhất?

 A. L và S. C. và 2S. B. 2L và . D. 2L và S.

Câu 6: Mắc song song hai điện trở R1=30 ,R2=25 vào mạch điện có hiệu điện thế 30 V. Cường độ dòng điện trong mạch chính là:

 A. 1A. C. 1,2 A. B. 2,2 A D. 0,545 A.

Câu 7:Cho hai điện trở R1=20, R2=30 được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch đó là:

 A. 10 . C. 60 . B. 50 . D.12 .

 

docx 5 trang hapham91 8530
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Vật lý Lớp 9 - Hoàng Hà Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 bài trắc nghiệm của HOÀNG HÀ PHI
( gửi Linh, lười quá chả xếp nữa )
Câu 1. Hai điện trở R1, R2 mắc song song. Ý nào sau đây là đúng?
	A. Rtđ > R1	B. Rtđ > R2	C. Rtđ = R1 + R2 	D. Rtđ < R1 ; R2
Câu 2. R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, R3 = 30Ω mắc song song với nhau. Nhận định nào sau đây là đúng?
	A. I1 : I2 : I3 = 1: 3 : 2 	B. I1 : I2 : I3 = 2: 3 : 1
	C. I1 : I2 : I3 = 3: 2 : 1	D. I1 : I2 : I3 = 1: 2: 3
Câu 3. Có hai điện trở R1 = 15Ω, R2 = 30Ω biết R1 chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, còn R2 chịu được cường độ dòng điện lớn nhất là 2A. Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu? 
	A. 22,5V	B. 60V 	C. 67,5V	D. 82,5V
Câu 4. Một dây dẫn có điện trở R = 27Ω. Phải cắt là bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn đó song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là 3Ω
	A. 5	B. 4 	C. 3	D. 2
Câu 5: Cần kết hợp tiết diện S và chiều dài L của vật dẫn như thế nào để có điện trở nhỏ nhất?
	A. L và S. 	C. và 2S.	B. 2L và . 	D. 2L và S.
Câu 6: Mắc song song hai điện trở R1=30 ,R2=25 vào mạch điện có hiệu điện thế 30 V. Cường độ dòng điện trong mạch chính là:
	A. 1A. 	C. 1,2 A.	B. 2,2 A	D. 0,545 A.
Câu 7:Cho hai điện trở R1=20, R2=30 được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch đó là:
	A. 10 . 	C. 60 .	B. 50 . 	D.12.
Câu 8: Cho hai điện trở R1= 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 =40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5 A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp là:
	A. 210V. 	B. 120 V.	C. 90V. 	D. 100V.
Câu 9: R1=12,R2 =18 được mắc nối tiếp vào nhau vào giữa hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế là 15 V. Kết luận nào sau đây là sai?
	A. Điện trở tương đương của đoạn mạch là 30 .
	B. Cường độ dòng điện chạy trong các điện trở đều bằng 0,5 A.
	C. Hiệu điện thế giữa hai dầu R1 là 6V.
	D. Hiệu điện thế giữa hai dầu R2 là 6V.
Câu 10: Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1= 12 , R2= 6 vào hai đầu đoạn mạch AB.Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,5A. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là:
	A. 6 V. 	C. 9 V.	B. 7,5 V. D. Một giá trị khác.
Câu 11: Hiệu điện thế U= 10 V được đặt vào giữa hai đầu một điện trở có giá trị R= 25 .Cường độ dòng điện chạy qua điện trở nhận giá trị nào sau đây là đúng?
	A. I= 2,5 A. 	C. I= 15 A.	B. I= 0,4 A. 	D. I= 35 A.
Câu 12: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 10 V, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 2A, thì điện trở là:
	A. 20 . 	C. 5 	B. 0,2 . 	D. 6 .
Câu 13: Dặt một hiệu điện thế U= 12 V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là:
	A. 3A. 	C. 0,5 A.	B. 0,2 . 	D. 0,25 A.
Câu 14: Một bóng đèn có ghi 12V- 3W. Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường?
	A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là 12 V.
	B. Cường dộ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,25 A.
	C. Cường dộ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,5 A.
	D. Trường hợp A và B.
Câu 15: Sở dĩ ta nói dòng điện có năng lượng vì:
	A. Dòng điện có thể thực hiện công cơ học, làm quay các động cơ.
	B. Dòng điện có tác dụng nhiệt, có thể đun sôi nước.
	C. Dòng điện có tác dụng phát sáng.
	D. Tất cả các nội dung A,B,C.
Câu 16: Trong các loại thiết bị sau, thiết bị (linh kiện) nào có công suất nhỏ nhất?
	A. đèn LED. 	C. Đèn pin.	B. Đèn pha ô tô. 	D.Ti vi.
Câu 17: Dòng điện đi từ dây dẫn đến bóng đèn. Bóng đèn sáng lên , toả nhiều nhiệt hơn trên dây dẫn vì:
	A. Cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn lớn hơn qua dây dẫn.
	B. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn điện trở của dây dẫn.
	C. Chiều dài dây tóc bóng đèn lớn hoan chiều dài dây dẫn.
	D. Điện trở suất của vật liệu làm dây tóc bóng đèn nhỏ hơn điện trở suất của dây dẫn.
Câu 18: Trong các đơn vị sau đây , đơn vị nào không phải là đơn vị của Công?
	A. Jun (J). 	C. KW.h	B. Ws. 	D. V.A
Câu 19: Một biến trở gồm một dây dẫn có giá trị từ 0 đến 100. Để thay đổi giá trị của biến trở , người ta thường thay đổi :
	A. Chiều dài dây.	B. Tiết diện dây.	
	C. Vật liệu dây.	D. Nhiệt độ dây dẫn.
Câu 20: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu. Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn :
	A. Tăng gấp 6 lần.	B. Giảm đi 6 lần.	C. Tăng gấp 1,5 lần.	D. Giảm đi 1,5 lần.
Câu 21: Khi nào ta cần mắc điện trở mới song song với điện trở cũ?
	A. Muốn giảm điện trở của mạch điện.
	B. Muốn tăng điện trở của mạch điện.
	C. Muốn giảm cường dộ dòng điện qua mạch chính.
	D. Muốn giảm công suất tiêu thụ của mạch điện.
Câu 22: Hai điển trở mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đay đúng?
	A.. 	C.U1.R1= U2.R2	B. 	D. 
Câu 23: Điện năng không thể biến thành:
	A. Cơ năng . 	C. Hoá năng.	
	B.Nhiệt năng. 	D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 24: Tình huống nào sau đây không làm người bị điện giật ?
	A. Tiếp xúc với dây điện bị bong lớp cách điện .
	B. Thay bóng đèn nhưng không ngắt cầu chì.
	C. Hai tay tiếp xúc với hai cực của bình ăcquy xe gắn máy.
	D.Đi chân đất khi sửa điện.
Câu 25: Nhiệt lượng Q toả ra trên dây dẫn được tính theo công thức:
	A. Q= I.R.t 	C. Q= I.R2.t	B. Q= I2..R.t 	D. Q= I.R.t2
Câu 26: Trong các công thức tính công suất sau đây. Hãy chọn công thức sai?
	A. P = A.t 	C.P = U.I	B. . 	D. P = I2.R
Câu 27: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện?
	A. Công suất của dòng diện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.
	B. Công suất của dòng diện được đo bằng công của dòng điện thực hiện trong 1 giây.
	C.Công suất của dòng diện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu 	đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó.
	D. Cả ba phát biểu đều đúng.
Câu 28: Công thức tính điện trở theo chiều dài, tiết diện và điện trở suất là:
	A. 	C.	B. 	D. 
Câu 29: Đoạn mạch gồm hai điện trỏ R1 và R2 mắc song song có điện trỏ tương đương là:
	A. R1+R2 	C. 	B . 	D. 
Câu 30. Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu ở 20 °C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai đầu dây xoắn của bếp là U = 220V; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ kg.K.
	A. 45%	B. 23%	C. 95%	D. 85%
Câu 31. Cho dòng điện có cường độ 4 A chạy qua một điện trở R thì sau thời gian 30 phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là 108 kJ. Xác định giá trị của R
	A. 3,75 Ω	B. 4,5 Ω	C. 21 Ω	D. 2,75 Ω
Câu 32. Một mạch điện có hai điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω mắc nối tiếp nhau. Cho dòng điện qua mạch sau một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở R1 là 4 000 J. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch.
	A. 10000 J	B. 2100 J	C. 450 kJ	D. 32 kJ
Câu 33. Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 20 °C. Để đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K , hiệu suất của bếp là 80%.
	A. 68W	B. 697W	C. 231W	D. 126W
Câu 34. Từ thí nghiệm của Ơc-xtét, người ta có thể khẳng định là
	A. dòng điện sinh ra từ trường.	B. hạt mang điện sinh ra từ trường.
	C. vật nhiễm điện sinh ra từ trường.	D. dây dẫn điện sinh ra từ trường.
Câu 35. Quy tắc nắm tay phải dùng để
	A. xác định cường độ dòng điện của ống dây có dòng điện chạy qua.
	B. xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
	C. xác định kích thước của ống dây có dòng điện chạy qua.
	D. xác định chiều tác dụng của ống dây có dòng điện chạy qua.
Thiết bị nào dưới đây không sử dụng nam châm điện?
	A. La bàn. 	C. Rơle điện từ.	B. Loa điện. 	D. Chuông điện
Câu 36. Khi vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn thì ta phải đặt bàn tay sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ
	A. chiều của đường sức từ.	C. chiều của lực điện từ.
	B. chiều của dòng điện.	D. chiều theo hướng nam – bắc.
Câu 37. Đưa hai cực cùng tên của hai nam châm bất kì lại gần nhau thì thấy chúng
	A. hút nhau. 	B. không hút, không đẩy.
	C. đẩy nhau. 	D. lúc hút, lúc đẩy.
Câu 38: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là: 	
	A. 6J 	B. 60J	C. 600J 	D. 6000J
Câu 39: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:
	A. 90000J	B. 900000J	C. 9000000J	D. 90000000J
Câu 40: Một bóng đèn loại 220V-100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là:
	A. 220 KWh	B 100 KWh	C. 1 KWh	D. 0,1 KWh

Tài liệu đính kèm:

  • docx40_cau_hoi_trac_nghiem_on_thi_mon_vat_ly_lop_9_hoang_ha_phi.docx