Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 11, Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân số công nghiệp - Lâm Văn Phan

Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 11, Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân số công nghiệp - Lâm Văn Phan

Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:

- Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu, khí  phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh với trữ lượng và chất lượng tốt nhất cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.

+ Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.

- Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc, chì –kẽm.  phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

+ Các mỏ sắt, thiếc, đồng, chì –kẽm tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, tại đây đã hình thành và phát triển mạnh ngành luyện kim với nhiều điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc)

- Khoáng sản phi kim  phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Các mỏ phi kim: apatit (Lào Cai), pirit (Việt Trì, Huế)  tại đây đã phát triển các nhà máy hóa chất như sản xuất phân bón Lâm Thao (Việt Trì).

- Vật liệu xây dựng  phát  triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

+ Các vùng tập trung các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, cao lanh,. như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình đã hình thành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)

 

pptx 20 trang hapham91 6291
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 11, Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân số công nghiệp - Lâm Văn Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 – Bài 11 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệpĐỊA LÍ 9TH : LÂM VĂN PHANTài nguyên thiên nhiên bao gồm những tài nguyên gì ?Tài nguyên đấtTài nguyên khí hậuTài nguyên nướcTài nguyên sinh vật - Dựa vào sơ đồ 11.1 : cho biết các yếu tố tự nhiên nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ? YT :khoáng sản, thủy năng, tài nguyên đất, nước, khí hậu,...ảnh hưởng tới một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Các nhân tố tự nhiên nước ta có những thuận lợi gì cho việc phát triển công nghiệp ? Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm-Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú , đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành CN. - Một số tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trong điểm. - Sự phân bố các tài nguyên tạo ra thế mạnh khác nhau về công nghiệp của từng vùng. Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên (atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm .Ví Ví dụ? Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:- Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu, khí ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.+ Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh với trữ lượng và chất lượng tốt nhất cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.+ Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.- Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc, chì –kẽm... ⟶ phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.+ Các mỏ sắt, thiếc, đồng, chì –kẽm tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, tại đây đã hình thành và phát triển mạnh ngành luyện kim với nhiều điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc) - Khoáng sản phi kim ⟶ phát triển công nghiệp hóa chất.+ Các mỏ phi kim: apatit (Lào Cai), pirit (Việt Trì, Huế) ⟶ tại đây đã phát triển các nhà máy hóa chất như sản xuất phân bón Lâm Thao (Việt Trì)...- Vật liệu xây dựng ⟶ phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.+ Các vùng tập trung các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, cao lanh,... như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình đã hình thành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An) *Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, việc cần thiết phải bảo vệ, sử dụng các TNTN một cách hợp lí để phát triển công nghiệp. Chú ý: Các nhân tố tự nhiên chỉ là yếu tố tạo nguồn (đầu vào), còn các nhân tố kinh tế - xã hội đặc biệt là chính sách phát triển công nghiệp mới là nhân tố quyết định. 1.Dân cư và lao động Dân cư đông và lao động dồi dào. -Tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật taọ nên thị trường trong nước và đầu tư của nước ngoài. 2.Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống đường giao thông nào đối với phát triển công nghiệp:- Giao thông vận tải phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông qua lại giữa các vùng kinh tế ⟶ thúc đẩy hợp tác giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp.- Thu hút đầu tư, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp.- Giao thông phát triển, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn, thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất phát triển; mặt khác rút ngắn khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận chuyển.- Thu hút dân cư và nguồn lao động, là lực lượng sản xuất và tiêu thụ quan trọng của các ngành công nghiệp.-Trình độ công nghệ thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đồng bộ và phân bố tập trung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện. 3.Chính sách phát triển CN: -Công nghiệp hoá và đầu tư trong, ngoài nước. -Gắn liền với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác. 4.Thị trường. -Công nghiệp chỉ phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. -Bị cạnh tranh của hàng ngoại nhập nhất là hàng nhập lậu. -Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. * Biện pháp: Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã. Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?Thị trường có vai trò "đòn bẩy" đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta.- Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, hàng hóa được tiêu thụ mạnh mẽ, sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quy mô.- Sức ép của thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài) sẽ tạo động lực cho việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm ⟶ cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng hơn, các sản phẩm đáp ứng chất lượng người tiêu dùngTrắc nghiệm:1. Để phát triển ngành công nghiệp năng lượng cần loại khoáng sản chính nào ?Dầu mỏ, khí đốt .Sắt, mangan.apatit, pirit. đá vôi, sét 2. Để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần loại khoáng sản chính nào ?Dầu mỏ, Sắt, mangan.Apatit, pirit. đá vôi, sét Câu 1:Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: A. Than B. Hoá dầuC. Nhiệt điện D. Thuỷ điện.Câu 2:Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp: A. Công nghiệp luyện kim đenB. Công nghiệp luyện kim màuC. Công nghiệp năng lượng, hóa chấtD. Công nghiệp vật liệu xây dựngCâu 3:Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ? A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.B. Nền kinh tế phát triển năng động.C. Giao thông vận tải phát triển.D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.Câu 1: Trả lời: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Bà Rịa nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu từ dầu khí.Đáp án: C.Câu 2: Trả lời: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng và hóa chất.Đáp án: C.Câu 3: Trả lời: Sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. Dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp nên hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất. Nông thôn là nơi thưa dân hơn nên hoạt động dịch vụ phát triển ít hơn.Đáp án: D.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_9_tiet_11_bai_11_cac_nhan_to_anh_huong.pptx