Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc và sự sáng tạo - Bài 8-9: Năng động, sáng tạo làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc và sự sáng tạo - Bài 8-9: Năng động, sáng tạo làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Năm 12 tuổi Ê-đi-xơn phải thôi học ở trường Tiểu học để bán báo kiếm tiền lo cho gia đình. Nhờ năng động, sáng tạo mà ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại( đèn điện, máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện )

Ông đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ

 - Đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh lấy ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình.

- Cứu sống mẹ
- Sau này ông phát minh ra đèn điện, máy nghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người

 

ppt 48 trang Thái Hoàn 28/06/2023 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Chủ đề: Quan hệ với công việc và sự sáng tạo - Bài 8-9: Năng động, sáng tạo làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8-9: Năng động, Sáng tạo 
 Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
CHỦ ĐỀ: 
QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC VÀ SỰ SÁNG TẠO 
 Em hãy quan sát các hình ảnh sau đây: 
Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát các hình ảnh trên? 
Các em hãy quan sát một số bức ảnh sau: 
 Vì sao con người đạt được những thành tựu trên? 
 Vì nhờ con người biết năng động sáng tạo. 
 Thánh địa Mĩ Sơn- 
 Quảng Nam 
 Điện Thái Hòa- Huế 
 Hầm Hải Vân 
Nhà hát Opera- Úc 
A - NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO 
I. Đặt vấn đề 
 1. Đọc thông tin “Nhà bác học Ê-Đi-Xơn” 
1. Em có nhận xét gì về việc làm của Ê – đi – xơn? Hãy tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của ông ? 
Thảo luận 
Vương phát 
Nhà bác học Ê-đi-xơn, 
tên thật là Thomas Ê-đi 
-xơn ( 1847-1931). 
Edison được coi là một 
trong những nhà phát 
minh giàu ý tưởng nhất 
trong lịch sử. 
Ê-đi-xơn lúc còn nhỏ 
 N ă m 12 tuổi Ê-đi-xơn phải thôi học ở tr ư ờng Tiểu học đ ể bán báo kiếm tiền lo cho gia đ ình. Nhờ n ă ng đ ộng, sáng tạo mà ông đ ã trở thành nhà phát minh vĩ đ ại( đ èn đ iện, máy ghi âm, đ iện thoại, máy chiếu phim, tàu đ iện ) 
Nhà bác học Ê-đi-xơn 
VIỆC LÀM 
KẾT QUẢ 
 - Ông đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ 
 - Đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh lấy ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. 
- Cứu sống mẹ- Sau này ông phát minh ra đèn điện, máy nghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện - Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người 
Là người tích cực, chủ động, dám nghĩ, giám làm, say mê nghiên cứu, tìm tòi. 
“ Thành công chỉ đến với tôi nhờ sự kiên trì theo đuổi những ước mơ nghiên cứu và trải qua hàng trăm lần thất bại” 
Sợi tóc bóng đèn : Thực hiện 8.000 lần thí nghiệm 
Chiếc ắc quy thực hiện 50.000 lần thí nghiệm 
Làm việc từ 18-20 giờ/ngày 
Loa phát thanh 
Bóng đèn Ê-đi-xơn 
Điện thoại 
Máy hát nhạc 
Máy chiếu bóng 
Một số phát minh của Ê - đi - xơn 
A - NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO 
I. Đặt vấn đề 
 1. Đọc thông tin “Nhà bác học Ê-Đi-Xơn” 
2. Đọc thông tin “Lê Thái Hoàng, một học sinh năng động, sáng tạo.” 
1. Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Hoàng Thái ? Hãy tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của ông ? 
Thảo luận 
Vương phát 
Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A,Tr ư ờng Đại học s ư phạm Hà Nội đ ã có nhiều thành tích cao trong các kì thi toán quốc tế. 
Lê Hoàng Thái 
VIỆC LÀM 
KẾT QUẢ 
+ Ngoài giờ học trên lớp, Hoàng tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn. 
+ Làm các đề toán sưu tầm được ở nhiều loại báo trong và ngoài nước. 
+ Tìm đề toán quốc tế ở thư viện, dịch sang tiếng Việt để giải. 
+ Thức đến một, hai giờ sáng để tìm cách giải bài toán khó. 
+ Năm 1998, đạt giải nhì thi toán quốc gia, huy chương đồn thi toán quốc tế lần thứ 39. 
+ Năm 1999, đạth uy chương vàng tại cuộc thi Olimpic Toán châu Á– Thái Bình Dương và huy chương vàng thi toán quốc tế lần thứ 40. 
+ Đem lại vinh quang cho đất nước. 
là một học sinh chủ động, tìm hiểu, nghiên cứu, 
say mê trong học tập 
Nội dung bài học 
Thế nào là năng động, sáng tạo? 
1. Khái niệm 
a.Thế nào là năng động, sáng tạo? 
- Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. 
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. 
Nội dung bài học 
1. Khái niệm 
a.Thế nào là năng động, sáng tạo? 
b. Biểu hiện của năng động, sáng tạo : 
 Người năng động, sáng tạo là người luôn say 
mê, tìm tòi, phát hiện là linh hoạt xử lí các tình 
huống trong học tập, lao động, công tác, 
nhằm đạt kết quả cao. 
Biểu hiện của năng động, sáng tạo 
Liên hệ địa phương ( Cà Mau) 
 - Là một nhà sáng chế nổi tiếng đã tạo ra được chiếc máy cày, trục bằng phao nổi “siêu nhẹ”, góp phần mang lại hiệu quả cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp. 
- Ông Tư Rô có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Rô, 57 tuổi. Do cuộc sống gia đình khó khăn, vất vả nên ông luôn tìm cách để phấn đấu vươn lên và mưu sinh bằng nghề sửa chữa máy móc tại địa phương. 
Năm 2014, ông Tư Rô tiến hành nghiên cứu để tạo ra được chiếc máy cày, trục “siêu nhẹ” hỗ trợ bà con. 
Ông Tư Rô phải mất trên 03 năm mới sáng chế thành công chiếc máy cày, trục “siêu nhẹ” của mình. Sản phẩm được lắp ráp với phao nổi bằng can nhựa tiện lợi cho việc di chuyển qua kênh rạch không cần phà, chỉ thao tác nhỏ là có thể bơi qua được sông, rạch, ; máy chuyên dùng cho vùng ngập nước, ít hao nhiên liệu. Trọng lượng của máy nặng trên 100kg, động cơ chạy bằng xăng, công suất trục đất khoảng 1000m²/giờ. 
Liên hệ địa phương ( Cà Mau) 
 Sau khi học cách làm qua internet, anh Phú tìm đến nhiều tiệm phế liệu mua nam châm cũng như một số vật dụng khác để chế xe hút đinh. "Khi biết tôi có ý tưởng trên, một anh thợ sửa mô tô đã tặng 1 cặp bánh xe. Đối với tôi, món quà trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi ngoài vật chất đây còn là sự ủng hộ của người dân", anh Phú chia sẻ. 
Bằng quyết tâm và sự ủng hộ của nhiều người, chiếc xe hút đinh siêu gọn nhẹ của anh Phú đã ra đời. 
Anh Dương Phong Phú - Phó Bí thư xã đoàn Hồ Thị Kỷ cho hay, cuối năm 2019, anh đã có ý định làm xe hút đinh để hút các vật sắt nhọn trên đường, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. 
 Ông Nguyễn Cẩm Lũy (dân gian thường gọi là “thần đèn”) . Ô ng sinh năm 1948 trong một gia đình nông dân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp . Ông chỉ học hết lớp 4 rồi nghỉ . Nhưn g ông đã tạo nên một kì tích: Chuyển một ngôi nhà, cây đa từ vị trí này sang vị trí khác. Nhờ chịu khó tìm tòi suy nghĩ, đến nay, ông đã thực hiện được gần 200 công trình đi dời, chống nghiêng, mà chưa khi nào ông chịu bó tay hoặc gây ra sự cố. 
Ông di dời T òa nhà hai tầng dài 65 mét, rộng 29 mét với tổng diện tích xây dựng 3.800 m2, ở khu Công nghệ cao Phú Cát (Hà Nội ) . Từ vị trí cũ sang vị trí mới cách 20m. 
Thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng chân viết nên số phận 
C ố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Th ầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo". Ngày 20/11/1992, ông là nhà giáo viết bằng chân đầu tiên được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. 
Trong lao động 
Năng động, sáng tạo 
 Chủ động 
 Dám nghĩ dám làm 
 Luôn tìm tòi ra cái mới, cách làm mới 
 Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .. 
 Rút ngắn được thời gian và công sức 
 Công việc đạt hiệu quả cao 
Kết quả 
Không năng động, sáng tạo 
 Bị động, bảo thủ, trì trệ, nhút nhát 
 Né tránh việc; bất chấp thủ đoạn làm ăn bất chính 
Hậu quả 
 Công việc nhàm chán 
 Dễ sa vào tệ nạn xã hội 
Câu 1: 
26 
1 
1 
2 
2 
Thôn 
 Đỗ Thượng, 
Đỗ 
Hạ - Phạm Kha 
TÌNH HUỐNG 
 	 Trong cuộc tranh luận của học sinh lớp 9A. Bạn An cho rằng: Con người chỉ cần năng động, không cần sáng tạo. Bạn Hòa lại nói: năng động và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên cần cả hai phẩm chất này? Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? 
Em đồng ý với ý kiến của Hòa: năng động và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên cần cả hai phẩm chất này. Vì: Năng động là cơ sở để sáng tạo. Sáng tạo là động lực để năng động. 
Thảo luận: 
Câu 1 : Tìm các biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo trong lao độ ng. 
Câu 2 : Tìm các biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo trong học tập. 
Câu 3 : Tìm các biểu hiện của năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hằng ngày. 
Câu 4 : Nêu một vài tấm gương 
Năng động, sáng tạo 
 Sắp xếp thời gian hợp lý 
 Luôn chủ động mọi việc, biết linh hoạt xử lý các tình huống 
 Biết tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ người khác 
 Sống thân thiện với môi trường thiên nhiên 
 Nâng cao chất lượng cuộc sống 
Kết quả 
Không năng động, sáng tạo 
 Lười biếng, ỷ lại, sống vô cảm 
 Phụ thuộc vào cha mẹ, anh chị em. 
 Bắt chước, thiếu nghị lực, 
Hậu quả 
 Cuộc sống nhàm chán 
Trong sinh hoạt hằng ngày 
Câu 1: 
Trong học tập 
Năng động, sáng tạo 
 Có phương pháp học tập khoa học 
 Say mê, kiên trì, chịu khó học hỏi 
 Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống... 
- Đạt kết quả cao trong học tập 
 Nâng cao chất lượng cuộc sống 
Kết quả 
Không năng động, sáng tạo 
 Thụ động, lười suy nghĩ, không có ý chí, nghị lực 
 Học vẹt, gian lận 
 Bằng lòng với kiến thức đã học 
Hậu quả 
 Muốn nghỉ học, dễ sa vào tệ nạn xã hội. 
 Lao động chân tay mệt nhọc 
Câu 2: 
Tham gia các cuộc thi Khoa học-Kỉ thuật để thể hiện khả năng sáng tạo của mình 
HÌNH ẢNH VỀ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP 
Học sinh tích cực, năng động trong việc phát biểu 
? Tìm thêm một số tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết? 
Nhà nông học: Lương Định Của 
“Thần đèn”: Nguyễn Cẩm Lũy 
Chủ tịch: Hồ Chí Minh 
Mức lương "cao ngất" của GS Ngô Bảo Châu ở ĐH Chicago 
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm giáo sư tại khoa Toán trường Đại học Chicago với mức lương 300.000USD/năm tương đương với hơn 6 tỷ đồng/ năm (khoảng 500 triệu đồng/ tháng) 
THẢO LUẬN NHÓM 
Có ý kiến cho rằng: Năng động, sáng tạo là phẩm chất thiên bẩm? Em có đồng tính với ý kiến đó không? Vì sao? 
 Không. Vì Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. 
Thảo luận nhóm 
Hình thức 
Năng động, sáng tạo 
Thiếu năng động, sáng tạo 
Lao động 
 Chủ động dám nghĩ, dám làm. 
 Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới nâng cao năng suất. 
Bị động, do dự, không dám nghĩ không dám làm. 
Né tránh trong công việc. 
Làm việc qua loa, đại khái, bằng lòng với thực tại. 
Học tập 
 Phương pháp học khoa học. 
 Say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện ra cái mới, linh hoạt xử lí các tình huống. 
- Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có ý chí vươn lên giành kết quả cao. 
Học vẹt, học theo người khác . 
Sinh hoạt hằng ngày 
 Lạc quan, tin tưởng, có ý thức vươn lên trong cuộc sống. 
 Kiên trì, nhẫn nại trong công việc. 
Đua đòi, ỷ lại, lười nhác, dựa dẫm vào người khác. 
Thiếu nghị lực, bền bỉ, chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác -> Không có ích cho xã hội. 
Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay ? 
Nội dung bài học 
- Năng động, sáng tạo giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. 
 + Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. 
+ Bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mình. 
2. Ý nghĩa 
Hai em: Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Phương Thanh – 9A – THCS Phạm Kha, 
 chế tạo máy thu gom rác trên sông. 
Đạt giải Nhì cấp Huyện, giải Khuyến khích cấp Tỉnh 
Năm học 2016 - 2017 
 Siêng năng, tích cực 
- Tìm ra cách học tốt nhất cho mình 
- Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống 
? Bản thân em đã rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo như thế nào khi ở nhà, cũng như ở trường? 
 Nội dung bài học 
4. Trách nhiệm của công dân 
- Tích cực chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động, mọi công việc; không thụ động, phụ thuộc vào người khác; linh hoạt trong cách giải quyết các công việc,tình huống hằng ngày. 
- Biết chủ động trong học tập; luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu; mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè, thầy cô giáo; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác theo nhóm; tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn, 
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo; ủng hộ những cách giải quyết linh hoạt, có lí, có tình của bạn bè và những người khác. 
LUYỆN TẬP 
? Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo hoặc không năng động sáng tạo ? Vì sao ? 
Bài tập 1 (SGK trang 29,30): 
a. Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập toán hoặc tiếng Anh ra làm. 
b. Ngồi trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, khi có điều gì không hiểu Thắng mạnh dạn hỏi ngay. 
c. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói 
d. Vì hoàn cảnh quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập. 
đ. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, ông Thận quyết định xin vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. 
e. Mặc dù trình độ văn hoá không cao, song ông Luỹ luôn tự tìm tòi học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình. 
g. Đang là sinh viên, song anh Quang thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm. 
h. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Minh thường đặt câu hỏi “vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải đáp 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 2 (SGK trang 30) : 
Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào sau đây ? Vì sao ? 
Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được; 
Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài; 
Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động; 
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường; 
đ. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả; 
e. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại. 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 (SGK trang 33) : 
 Hãy cho biết những hành vi nào sau đây thể hiện việc làm có năng suất chất lượng, hiệu quả ? Vì sao? 
 a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập của môn khác ra làm. 
 b).Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề Nam đã vội làm ngay. 
 c). Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt kết quả cao trong học tập. 
 d). Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian. 
 đ. Chị Thủy thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất. 
 e). Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc. 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 5 (SGK trang 30): 
Vì sao học sinh phải rèn tính năng động, sáng tạo? Để rèn đức tính đó cần phải làm gì? 
 Vì đức tính này giúp các em có thái độ tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm, linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, nhằm đạt kết quả cao trong mọi việc, 
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần siêng năng, tìm ra cách học tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. 
LUYỆN TẬP 
Bài tập 7: 
Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nói về năng động, sáng tạo. 
 Cái khó ló cái khôn (Tục ngữ) 
- Học một biết mười ( Tục ngữ ) 
- Tuổi trẻ không năng động, già hối hận (Cổ thi) 
 Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của nhân tài (Ngạn 
 ngữ Pháp) 
- Siêng làm thì có, Siêng học thì hay (Tục ngữ) 
 Hướng dẫn về nhà 
- Học nội dung bài cũ, hoàn thiện các bài tập. 
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao về năng động, sáng tạo; làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 
- Sưu tầm gương năng động, sáng tạo; làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. . 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_chu_de_quan_he_voi_cong_vi.ppt