Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Trần Thị Tươi
II. Đề kiểm tra:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây nói lên tính giản dị?
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
B. Ăn mặc phù hợp với điều kiện bản thân, gia đình và xã hội.
C. Nói năng cộc lốc, trống không.
D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
A. Chép bài cho bạn khi bạn ốm.
B. Làm bài tập hộ cho bạn.
C. Bênh vực cho bạn khi bạn có khuyết điểm.
D. Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình.
Câu 3: Tôn sư trọng đạo là
A. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đang dạy mình.
B. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đã dạy mình.
C. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo khi ở trường.
D. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi lúc, mọi nơi.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị bão lũ khi có người đến vận động, quyên góp.
B. Giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình để khi mình gặp khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại.
C. Giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn để họ vượt qua khó khăn và có cuộc sống tốt hơn.
D. Nhận nuôi người tàn tật, người cô đơn để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ.
NV 2 – NHÓM 17- BỈM SƠN HỌ TÊN ĐỊA CHỈ Trần Thị Tươi 0913900365 Đinh Thị Kim Liên 01253158445 dlienximang@gmail.com Đào Thị Thanh 0947689941 daothanh1010@gmail.com ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I MÔN GDCD LỚP 7 I. MỤC ĐÍCH TIẾT KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Nhận biết, hiểu được sống giản dị, trái với sống giản dị và nêu ví dụ cụ thể; trung thực; tự trọng; đạo đức và kỉ luật; yêu thương con người; tôn sư trọng đạo; Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. - Hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ, biết vận dụng trong thực tế cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị. - Biết xây dựng được tình đoàn kết với bạn bè trong lớp; Biết nhận xét hành vi của người khác có đoàn kết tương trợ hay không; biết điều chỉnh hành vi của bản thân để trở thành người biết sống đoàn kết với bạn bè. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức rèn luyện lối sống giản dị, tính trung thực, lòng tự trọng, tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hằng ngày. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Câp độ Tên bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TL TL 1. Sống giản dị Nhận biết được biểu hiện của sống giản dị Hiểu được thế nào là sống giản dị trái với sống giản dị và nêu ví dụ cụ thể Biết rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị Số câu: Số điểm: %: 1 0,25 2,5% 0,5 2,0 20,0% 0,5 1,0 10% 2 3,25 32,5% 2.Trung thực Nhận biết được thế nào là trung thực Hiểu được thế nào là trung thực Số câu: Số điểm: %: 2 0,5 5% 2 0,5 5% 4 1,0 10 % 3.Tự trọng Nhận biết được thế nào là tự trọng Số câu: Số điểm: %: 2 0,5 5% 2 0,5 5% 3.Đạo đức và kỉ luật Hiểu được thế nào là đạo đức và kỉ luật Số câu: Số điểm: %: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 4.Yêu thương con người Nhận biết được thế nào là yêu thương con người Hiểu được biểu hiện yêu thương con người Số câu: Số điểm: %: 2 0,5 5% 1 0,25 2,5% 3 0,75 7,5% 5.Tôn sư trọng đạo Nhận biết được thế nào là tôn sư trọng đạo Hiểu được thế nào là Tôn sư trọng đạo Số câu: Số điểm: %: 2 0,5 5% 1 0,25 2,5% 3 0,75 7,5% 6.Đoàn kết tương trợ. Nhận biết được biểu hiện của đoàn kết, tương trợ Xây dựng được tình đoàn kết với bạn bè trong lớp Nhận xét được hành vi của người khác có đoàn kết tương trợ hay không Số câu: Số điểm: %: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 0,5 1,5 15% 3 3,5 35% Tổng câu: 10 6 1 0,5 18 Tổng điểm: 2,5 1,5 2,0 2,5 10,0 %: 25% 15% 20% 25% 100% II. Đề kiểm tra: Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm) Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây nói lên tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B. Ăn mặc phù hợp với điều kiện bản thân, gia đình và xã hội. C. Nói năng cộc lốc, trống không. D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Chép bài cho bạn khi bạn ốm. B. Làm bài tập hộ cho bạn. C. Bênh vực cho bạn khi bạn có khuyết điểm. D. Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình. Câu 3: Tôn sư trọng đạo là A. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đang dạy mình. B. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đã dạy mình. C. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo khi ở trường. D. tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy/ cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi lúc, mọi nơi. Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị bão lũ khi có người đến vận động, quyên góp. B. Giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh mình để khi mình gặp khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại. C. Giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn để họ vượt qua khó khăn và có cuộc sống tốt hơn. D. Nhận nuôi người tàn tật, người cô đơn để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ. Câu 5: Trung thực là luôn luôn tôn trong sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình A. mắc khuyết điểm. B. bị điểm kém. C. nói dối. D. đi chơi điện tử. Câu 6: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các A. nội qui của lớp. B. chuẩn mực xã hội. C. nề nếp gia đình. D. qui định của cơ quan . Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tính trung thực? A. Thẳng thắn phê bình khi người khác mắc khuyết điểm. B. Không gian lận trong kiểm tra, thi cử. C. Dám dũng cảm nhận lỗi. D. Bao che khuyết cho bạn chơi thân với mình. Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn. B. Luôn chép bài cho bạn. C. Hiến máu nhân đạo. D. Bao che khuyết điểm cho bạn. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây trái với phẩm chất tự trọng? A. Cư xử đàng hoàng, đúng mực. B. Không giữ đúng lời hứa. C. Biết xấu hổ. D. Không để người khác phải nhắc nhở. Câu 10: Trong những câu dưới đây, theo em câu nào không thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Không thầy đố mày làm nên. C.Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư( Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) Câu 11: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật? A. Không nói chuyện tự do trong lớp. B. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp của trường. D. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Khi có khuyết điểm, A vui vẻ nhận lỗi để các bạn khỏi phê bình, nhưng sau đó thường không sửa chữa. B. Giờ kiểm tra B không làm được bài nhưng cũng không nhìn bài của bạn. C. Khi được điểm cao, C đem khoe với các bạn, còn điểm kém thì giấu đi để các bạn khỏi chê cười. D. H rất xấu hổ không dám nói với các bạn là mẹ mình làm công nhân vệ sinh. Câu 13: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người? A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân. Câu 14: Mỗi công dân – học sinh cần trung thực với ai? A. Với tất cả mọi người kể cả với chính mình. B. Với người tốt. C. Với ông bà, cha mẹ. D. Với ông bà, cha mẹ, với người tốt. Câu 15: Ý kiến nào dưới đây về bổn phận của học sinh đối với thầy cô giáo là đúng? A.Chỉ cần vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. B. Làm người học sinh ngoan là đền đáp công ơn của thầy cô giáo. C. Chỉ cần làm theo lời thầy cô giáo khi ở trường, còn về nhà thì làm theo lời cha mẹ là đủ. D. Phải luôn luôn kính trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của thầy cô ở moi lúc, mọi nơi. Câu 16: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp em sẽ làm gì để thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Cùng hưởng ứng. B. Không quan tâm. C. Can ngăn ngay. D. Xúi giục các bạn khác đánh giúp. Phần II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm). Em hãy cho biết thế nào là sống giản dị? Hãy nêu một số biểu hiện của người sống giản dị và biểu hiện trái với sống giản dị? Hãy nêu cách rèn luyện của bản thân em để thực hiện lối sống giản dị? Câu 2: (3,0điểm): Trong lớp của V có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp. - Em hãy vận dụng bài đoàn kết, tương trợ để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó. - Nếu là bạn cùng lớp với V em sẽ làm gì? III. Đáp án và biểu điểm chấm A. Trắc nghiệm(4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A D C A B D C B A C B C D D C B. Tự luận: ( 6,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm Câu1 (3điểm) Ý 1 Ý 2 Ý 3 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội. - Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải, vật chất. - VD + Tiêu tiền vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, gia đình và những người xung quanh. + Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu. + Đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. + Trang phục gọn gàng, sạch sẽ... -VD về trái với sống giản dị: + Tiêu tiền vào những việc không cần thiết, thậm chí có hại( ăn chơi, đua đòi ) + Nói năng cầu kì, rào trước, đón sau, dùng từ khó hiểu. + Dùng những thứ đắt tiền không phù hợp với mức sống chung. + Không chú ý đến hình thức bên ngoài của mình: quần áo xộc xệch, mặc quần áo ngủ đi ra đường. + Đầu tóc dối bù, đi chân đất đến trường + Nói năng xưng hô tùy tiện... - Cách rèn luyện cuả bản thân: + Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. + Không mặc kiểu quần áo trông lạ mắt so với mọi người + Giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, nghiêm trang, không điệu bộ, kiểu cách + Nói năng lịch sự, có văn hóa, diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm Câu2 (3 điểm) Ý 1 Ý 2 - Nhận xét hành vi của một số bạn trong lớp: + Hành vi của một số bạn trong lớp V là không đúng, đáng phê phán. Đó là việc làm gây chia rẽ, mất đoàn kết, không biết hòa nhập, hợp tác và giúp đỡ nhau. + Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân các bạn và của tập thể lớp. - Nêu việc bản thân sẽ làm: + Góp ý cho một số bạn đó: không nên chia bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác. + Chủ động gần gũi các bạn đó, tạo sự thông cảm, chia sẻ, giúp các bạn những gì có thể giúp được. + Vận động các bạn khác trong lớp cũng làm như mình 0,5 điểm. 0,5 điểm. 1,0 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. Người thực hiện: Cô Tươi, cô Liên, cô Thanh (THỊ XÃ BỈM SƠN)
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_tra.doc