Bài tập môn Vật lý Lớp 9 - Bài 31 đến 35
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp
- Cấu tạo: Nam châm và cuộn dây dẫn.
- Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng.
b. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:
- Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
- DùngNC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
- Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.
2. Dòng điện xoay chiều:
- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
3. Máy phát điện xoay chiều:
- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
BỘ MÔN: VẬT LÍ – LỚP 9 Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: 1. HS ôn lại kiến thức trọng tâm từ bài 31 đến bài 35. 2. HS ghi lí thuyết vào vở theo hướng dẫn, làm các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 18/2 ĐẾN 20/2/2021). KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ: a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp Cấu tạo: Nam châm và cuộn dây dẫn. Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng. b. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện: Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại DùngNC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên. c. Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định. 2. Dòng điện xoay chiều: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều 3. Máy phát điện xoay chiều: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. 4. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lý Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-).. II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu 1: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu chỉ tỏa nhiệt? A. Bóng đèn LED B. Quạt điện C. Bàn là điện D. Máy sấy tóc Câu 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi A. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín B. Nối hai cực của pin với hai đầu của một cuộn dây dẫn C. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn D. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 3: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín không đổi D. Từ trường có đường sức xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín là từ trường mạnh. Câu 4: Dòng điện xoay chiều là dòng điện A. Đổi chiều liên tục không theo chu kỳ B. Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại C. Luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kỳ D. Có chiều không thay đổi Câu 5: Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để: A. Biến đổi điện năng thành cơ năng B. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng C. Biến đổi cơ năng thành điện năng D. Biến đổi quang năng thành điện năng Câu 6: Dụng cụ, thiết bị nào sau đây chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động? A. Bàn là điện C. Mỏ hàn điện B. Máy bơm nước D. Nồi cơm điện Câu 7: Trong các dòng điện sau, dòng điện nào đã sử dụng điện xoay chiều? A. Dòng điện nạp cho ắc quy B. Dòng điện chạy qua đèn LED C. Dòng điện trong đèn pin đang phát sáng D. Dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng A. Tự cảm B. Nhiễm điện C. Cảm ứng điện từ C. Hưởng ứng điện Câu 9: Dòng điện xoay chiều không có tác dụng nào sau đây? A. Tác dụng quang B. Tác dụng từ C. Tác dụng hóa học D. Tác dụng sinh lý Câu 10: Hãy giải thích vì sao máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều? III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: - Nội dung: phần ghi chép lí thuyết của HS, phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. - Hình thức: GV kiểm tra vở ghi HS khi đi học trở lại.
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_vat_ly_lop_9_bai_31_den_35.docx