Bài tập ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9

Bài tập ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9

Câu 1:Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với

ba dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu?

A. R3 = 240Ω. B. R3 = 120Ω. C. R3 = 400Ω. D. R3 = 600Ω.

Câu 2:Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì:

A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.

 

C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.

Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằng

A. ½. B. 2. C. 1/3. D. 3.

Câu 4:Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?

A. 20m. B. 30m. C. 40m. D. 50m.

Câu 5:Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điên của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:

A. A = R.I.t. B. A = (P.t)/R. C. A = U.I.t. D. A = P2/R.

Câu 6:Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là:

A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω.

Câu 7:Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu?

A. 0,5A. B. 2A. C. 18A. D. 12A.

Câu 8:Cho mạch điện như hình vẽ, biết A chỉ 1A, V chỉ 3V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:

A. R1 = 5Ω; R2 = R3 = 10Ω. B. R1 = 4Ω; R2 = R3 = 8Ω.

C. R1 = 3Ω; R2 = R3 = 6Ω. D. R1 = 2Ω; R2 = R3 = 4Ω.

Câu 9:Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng ? Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi.

A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.

B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.

C. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.

 

 

doc 3 trang hapham91 4620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ 1 VẬT LÝ 9
Câu 1:Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 
ba dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu?
A. R3 = 240Ω. B. R3 = 120Ω. C. R3 = 400Ω. D. R3 = 600Ω.
Câu 2:Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì:
A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.
C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.
Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằng
A. ½. B. 2. C. 1/3. D. 3.
Câu 4:Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?
A. 20m. B. 30m. C. 40m. D. 50m.
Câu 5:Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điên của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:
A. A = R.I.t. B. A = (P.t)/R. C. A = U.I.t. D. A = P2/R.
Câu 6:Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là:
A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω.
Câu 7:Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu?
A. 0,5A. B. 2A. C. 18A. D. 12A.
Câu 8:Cho mạch điện như hình vẽ, biết A chỉ 1A, V chỉ 3V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:
A. R1 = 5Ω; R2 = R3 = 10Ω. B. R1 = 4Ω; R2 = R3 = 8Ω.
C. R1 = 3Ω; R2 = R3 = 6Ω. D. R1 = 2Ω; R2 = R3 = 4Ω.
Câu 9:Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng ? Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi.
A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện. 
B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế. 
D. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là:
A. 99,79W. B. 9,979W. C. 997,9W. D. 0,9979W.
Câu 11:Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720kJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu?
A. P = 800 W. B. P = 800 kW. C. P = 800 J. D. P = 800 N.
Câu 12: Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A. I = 2A. B. I = 1,5A. C. I = 1A. D. I = 4,5A.
Câu 13: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người?
A. 6V. B. 12V. C. 39V. D. 220V.
Câu 14:Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Năng lượng ánh sáng. D. Nhiệt năng.
Câu 15:Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng;
A. kJ. B. kW. C. W/h. D. W/s.
Câu 16:Khi đặt vào hai dầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu?
A. I = 1,0A. B. I = 1,5A. C. I = 2A. D. I = 2,5A.
Câu 17:Một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế
A. nhỏ hơn 220V. B. bằng 220V. C. lớn hơn hoặc bằng 220V. D. bất kì.
Câu 18:Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85%. Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1 giờ là bao nhiêu?
A. 2190.6kJ. B. 2109,6kJ. C. 2019,6kJ. D. 2016,9kJ.
Câu 19:Phát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng.
A. Điện năng là năng lượng của dòng điện.
B. Điện năng là công mà dòng điện sinh ra.
C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn.
D. Điện năng chỉ năng lương chuyển hóa thành dạng khác nhau của năng lượng
Câu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dòng điện có ... vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.
A. năng lượng. B. điện thế. C. điện tích. D. điện lượng.
Câu 21:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 22:Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp.
A. . B. . C. . D. .
Câu 23:Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu?
A. 4Ω. B. 6Ω. C. 8Ω. D. 10Ω.
Câu 24:Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A. R3 > R2 > R1. B. R1 > R3 > R2. C. R2 > R1 > R3. D. R1 > R2 > R3.
Câu 25:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Công suất điện để chỉ
A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít. B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu.
C. hiệu điện thế sử dụng lớn hoặc bé. D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.
Câu 26:Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A. B. 0,15A. C. 0,45A. D. 0,3A.
Câu 27:Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là
A. 3,6A. B. 5,0A. C. 2,6A. D. 4,2A.
Câu 28:Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là
A. U3 = 6V và U = 16V. B. U3 = 4V và U = 14V.
C. U3 = 5V và U = 12V. D. U3 = 8V và U = 18V
Câu 29:Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sang bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào ?
A. Có cùng hiệu điện thế định mức. B. Có cùng công suất định mức.
C. Có cùng cường độ dòng điện định mức. D. Có cùng điện trở.
Câu 30:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là
A. 898011J. B. 898110J. C. 898101J. D. 890801J.
Câu 31:Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là:
A. P = A.t. B. P = A + t. C. A = P.t. D. t = P.A.
Câu 32:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A. R5 = 25Ω. B. R5 = 40Ω. C. R5 = 60Ω. D. R5 = 90Ω.
Câu 33:Đơn vị công của dòng điện là:
A. Ampe (A). B. Jun (J). C. Vôn (V). D. Oát (W).
Câu 34:Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật điện nào dẫn điện kém nhất?
A. Đồng . B. Nhôm. C. Sắt. D. Nicrom.
Câu 35:Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
A. U = 10V. B. U = 12,5V. C. U = 15V. D. U = 20V.
Câu 36:Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:
A. P = RI. B. P = I2R. C. P = IR2. D. P = I2R2.
Câu 37:Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?
A. Đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.
C. Đèn sáng yếu hơn bình thường. D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.
Câu 38:Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?
A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.
B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.
C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.
D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 39:Có 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. I = 6A. B. I = 1,5A. C. I = 3,6A. D. I = 4,5A.
Câu 40:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Biến trở là ... có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
A. Điện kế. B. Biến thế. C. Điện trở. D. Ampe kế.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9.doc