Bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 - Võ Công Lâm

Bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 - Võ Công Lâm

Câu 1: Có ba loại thước sau:

1/ Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 2/ Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0.5 cm

3/ Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1mm

Em hãy chọn thước đo thích hợp nhất để đo các độ dài sau:

A – Bề dày cuốn vật lí 6 B – Chiều dài lớp học của em C- Chu vi miệng cốc

Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3, chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86 cm3 . Hỏi các kết quả ghi được sau đây, kết quả nào là đúng.

A - V1 = 86 cm3 B - V2 = 55 cm3 C - V3 = 31 cm3 D - V4 = 141 cm3

 

doc 8 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 - Võ Công Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 6
	? Chọn đáp án đúng trả lời:
Câu 1: Có ba loại thước sau:
1/ Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm 2/ Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0.5 cm
3/ Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1mm
Em hãy chọn thước đo thích hợp nhất để đo các độ dài sau: 
A – Bề dày cuốn vật lí 6	B – Chiều dài lớp học của em	C- Chu vi miệng cốc
Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3, chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86 cm3 . Hỏi các kết quả ghi được sau đây, kết quả nào là đúng.
A - V1 = 86 cm3	B - V2 = 55 cm3	C - V3 = 31 cm3	D - V4 = 141 cm3
Câu 3: Em hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình sau đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0.5 lít
A – Bình 100 ml có vạch chia tới 10 ml	B - Bình 500 ml có vạch chia tới 2 ml
 C- Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml	D - Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml
Câu 4: Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
 Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hóa ?
A. Trên thành một chiếc ca có ghi 2 lít.	B. Trên vỏ của một hộp thuốc tây có ghi 500 viên nén.
	C. Trên vỏ của túi đường có ghi 5kg. 	D. Trên vỏ của một cái thước cuộn có ghi 30m.
Câu 5: Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
	Hai lực như thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực đó cùng phương, ngược chiều.	B. Hai lực đó mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
C. Chỉ có hai lực đó tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên.	D. Hai lực đó mạnh bằng nhau.
Câu 6: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau Một học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
	A. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động.	B. Quả bóng chỉ biến dạng.
	C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.	D. Quả bóng vẫn đứng yên
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là kết quả của trọng lực:
A. Nam châm hút được chiếc đinh sắt.	 B. Một quả táo rơi từ cây xuống đất.
C. Quyển sách nằm trên mặt bàn.	 D. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giãn ra.
Câu 8: Lực nào dưới đay là lực đàn hồi:
A..Trọng lực của một quả nặng 	B.Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
C.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp	D.Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với bảng
Câu 9: 
A.Lực kế là dụng cụ đo khối lượng.	B.Cân Rôbécvan là dụng cụ để đo trọng lượng.
C.Lực kế là dụng cụ đo cả khối lượng và trọng luợng.
D.Lực kế là dụng cụ để đo lực,còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng.
Câu 10: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống :
a/ Một ôtô tải có khối lượng 2,8tấn sẽ nặng ..niutơn .
b/15 quyển vở giống nhau có trọng lượng là 45 niutơn.Mỗi quyển vở sẽ có khối lượng là .gam.
c/Một hòn gạch có khối lượng là 160g.Một đống gạch có 1000 viên sẽ có trọng lượng là ..niutơn.
Câu 11: 
Muốn đo khối lượng riêng của một hòn bi kim loại ta cần dùng những dụng cụ gì ?Hãy chọn câu trả lời đúng A.Chỉ cần dùng một cái cân.	B.Chỉ cần dùng một cái lực kế .
C.Chỉ cần dùng một bình chia độ.	D.Cần dùng một cái cân và một bình chia độ .
Câu 12: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20 kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng một lực nào trong số các lực sau đây?
F< 20 N	B. F= 20 N 	C. 20 N< F < 200N	D. F = 200 N
Câu 13: Trong các câu sau đây câu nào không đúng?
A.Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 14: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
Ròng rọc cố định	B. Ròng rọc động 	C.Mặt phẳng nghiêng	D. Đòn bẩy.
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng vật rắn
Khối lượng của vật tăng	 B.Thể tích của vật tăng
Thể tích của vật giảm 	 D. Khối lượng của các vật giảm
Câu 16: Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng 1 lượng chất lỏng?
A Khối lượng và trọng lượng cuả chất lỏng tăng	B Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng giảm
C Khối lượng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng	D Khối lượng và trọng lượng riêng của chất lỏng giám
Câu 17: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để 1 khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa 2 thanh ray?
A. Vì không thể hàn 2 thanh ray được.	B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
	C. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.	D. Chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 18: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy:
A Bỏ một cục đá vào một cốc nước.	B Đốt một ngọn nến
C Đốt một ngọn đèn dầu.	D Đúc một cái chuông đồng.
Câu 19: Trong các so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng:
A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.	B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
 Câu 20: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A Nước trong cốc càng nhiều.	B Nước trong cốc càng ít.
C Nước trong cốc càng nóng.	D Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 21:Trường hợp nào sau đây có liên quan đến sự ngưng tụ?
A. khói toả ra từ vòi ấm khi đun nước.	B. Nước trong cốc cạn dần.
C. Phơi quần áo cho khô.	D. Sự tạo thành hơi nước.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Có thể nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh.
C. Những ngày nắng hạn nước trong ao hồ cạn dần.
D. Hà hơi vào mặt gương thấy mặt gương mờ đi.
Câu 23:Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi ?
A. Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình.
B. Các bọt khí nổi lên.
C. Các bọt khí càng nổi lên càng to ra.
D. Các bọt khí nổ tung trên mặt thoáng của chất lỏng
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7
	? Chọn đáp án đúng trả lời:
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật ?
Vì mắt ta hướng về phía vật . B. Vì mắt ta phải phải phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C . Vì có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta . D.Vì vật được chiếu sáng .
Câu 2 : Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau :
A . Quyển sách . B . Mặt trời .	C . Bóng đèn bị đứt dây tóc . D . Mặt trăng .
Câu 3 : Ta không nhìn thấy được một vật là vì :
Vật đó không tự phát ra ánh sáng .
Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta .
Vì mắt ta không nhận được ánh sáng .	D. Các câu trên đều đúng .
Câu 4 : Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi :
Mặt trời , Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng theo thứ tự .
Mặt trời , Mặt trăng và trái đất thẳng hàng theo thứ tự .
Trái đất ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt trăng .	D. B và C đúng .
Câu 5 : Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng , ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400 . Tìm giá trị góc tới .
A. 200. B. 800 . C. 400 . D. 600 .
Câu 6 : Một cột điện cao 8 m có bóng in trên mặt đất là 5 m . một cột cờ trong cùng điều kiện như đó có bóng in trên mặt đất là 8m thì chiều cao của cột điện là :
A. 5m B. 8m C. 12,8 m D. Một giá trị khác.
Câu 7 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng , câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A.Hứng được trên màn và lớn bằng vật .	C. Không hứng được trên màn và bé hơn vật .
B.Không hứng được trên màn và lớn bằng vật .	D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật .
Câu 8 : Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là :
đều là ảnh thật . 	B. đều không hứng được trên màn chắn .
C. đều nhỏ hơn vật . 	D. đều lớn hơn vật .
Câu 9 : Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật là dựa trên tính chất nào của gương cầu lõm ?
Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật .
Biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ .
Biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ .
Biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song .
Câu 10: Vật sáng AB đặt trước một gương , cho ảnh A’B’ ngược chiều AB . Đó là :
A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi.
C. Gương cầu lõm. D. Cả ba loại gương trên đều thỏa.
Câu 11: Vật sáng AB đặt trước một gương , cho ảnh A’B’ cùng chiều , nhỏ hơn vật AB đó là:
A. Gương phẳng. B. gương cầu lồi.
C. Gương cầu lõm. D. Cả ba loại gương trên đều thỏa.
Câu 12: Vào ban đêm ở bờ biển ta thường nghe thấy tiếng rì rào, âm thanh ấy phát ra từ đâu 
A . Bãi cát . B. Gió . C. Sóng biển . D. Từ nước biển và bãi cát .
Câu 13 : Chọn câu trả lời đúng :
Một con lắc dao động 120 lần trong một phút . Tần số của nó là :
A. 120 Hz . B. 60 Hz . C. 2 Hz . D. 2 s .
Câu 14: Tai người có thể nghe được âm thanh với tần số trong khoảng :
A. từ 0 Hz .20 Hz B. từ 20 Hz 40 Hz
C. từ 20 Hz ..20 000 Hz D. lớn hơn 20 000 Hz
Câu 15 Vật phát ra âm to hơn khi nào ?
Khi vật dao động nhanh hơn. 	B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C . Khi tần số dao động lớn hơn. 	D. Cả ba trường hợp trên .
Câu 16: Bạn Hoàng Anh đã đếm được trong 2 phút , mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn nhà mình mổ xuống được 120 lần . Đố em tần số mổ của nó là bao nhiêu ?
A. 1 Hz Đ B. 30 Hz C. 60 Hz D. 120 Hz 
Câu 17: Một người quan sát sau khi nhìn thấy tia chớp 5s thì nghe được tiếng sét . Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ người quan sát là 1700m . Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu ?
A. 170 m /s B. 340 m /s C. 170 km / s D. 340 km /s.
Câu 18: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ?
Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ ít nhất 1/ 15 s.
Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ .
Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ ít nhất 1/15 s.
Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy :
mà không cần cị xát . B. sau khi cọ xát bằng mảnh lụa.
C.sau khi cọ xát bằng miếng vải khô. D.sau khi cọ xát bằng mảnh ni lông.
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát , thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích :
A. Thanh sắt B. Thanh thép C. Thanh nhựa D. Thanh gỗ
Câu 21: 
A.Hạt nhân của nguyên tử gọi là ion dương. B. Mỗi electron trong nguyên tử gọi là ion âm.
C.Hạt nhân của nguyên tử gọi là điện tử. D.Hạt mang điện tích âm nhỏ nhất trong nguyên tử gọi là điện tử.
Câu 22: Nguyên tử nitơ có 7 hạt electron ( giả sử điện tích của mỗi hạt electron là (-1 ) thì nguyên tử nitơ có tổng điện tích của electron là (-7) . hỏi nhân của nó sẽ mang điện tích là mấy?
A. -7 B. 7 C. -14 D. 14
Câu 23: Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin B. ắc-qui C. Đi-na-mô xe đạp D. Quạt điện
Câu 24: Để đo hiệu điện thế giữa hai cực của bình ắc-qui xe máy, ta nên dùng vôn kế có giới hạn đo nào là phù hợp nhất?
A. 5V B. 10 V C. 20 V D. 1 kV.
Câu 25: Chọn câu trả lời đúng
Dòng điện có cường độ tới hạn và hiệu điện thế tới hạn lên cơ thể người là bao nhiêu làm cho tim ngừng đập?
A. 1mA,40 V B. 10 mA, 4 V C. 70 mA, 40 V D. 7 A, 400V
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8
	? Chọn đáp án đúng trả lời:
Bài 1: Một người đứng bên đường thấy một chiếc ô tô buýt chạy qua trong đó người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là SAI?
Người đó đứng yên so với người soát vé.	B. Người đó chuyển động so với người lái xe.
C. Người đó đứng yên so với cây bên đường. D. Người đó chuyển động so với hành khách trong xe.
Bài 2:.Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là : v = S.t.
Đơn vị của vận tốc là km/h.
Bài 3:Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A, Thời gian đi của xe đạp. B, Quãng đường đi của xe đạp.
C, Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D, Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Bài 4:Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.
Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
Tàu hỏa – ô tô – xe máy. 	 B, Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C, Tàu hỏa – xe máy – ô tô. 	 	 D, Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Bài 5:Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
A, v = 40 km/h. B, v = 400 m / ph. C, v = 4km/ ph. D,v = 11,1 m/s.
Bài 6: Một chiéc đu quay trong công viên có đường kính 6m . Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là:
A, v = 1,57 m/s. B, v = 0,5 m/s. C, v = 30 m/ ph. D, v = 5 m /ph.
Bài 7:Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
A, S = v/t. B, t = v/S. C, t = S/v. D, S = t /v
Bài 8:Một người đi quãng đường dài 1, 5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15 giờ. B. t = 15 giây. C. t = 2,5 phút. D. t = 14,4phút.
Bài 9:Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km.
Bài 10:Một học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100m. 75 m đầu học sinh đó đi với vận tốc 2,5 m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35 giây. Thời gian học sinh đó đi hết đoạn đường còn lại là:
5 giây. B. 15 giây. C. 20 giây. D. 30 giây.
Bài 11:
Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.
3 km. B. 5,4 km. C. 10,8 km. D. 21,6 km.
Bài 12:Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Bài 13:Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.
Xe đi trên đường. B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C.Mũi tên bắn ra từ cánh cung. D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Bài 14: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
Xe máy đang đi trên đường. B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
C.Chiếc thuyền chạy trên sông. D. Chiếc đu quay đang quay.
Bài 15:Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến dạng vật.
Lực có thể vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của vật.
Bài 16:Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
Phương , chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều.
C.Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Bài 17:Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?
Hành khách nghiêng sang phải. B. Hành khách nghiêng sang trái.
C.Hành khách ngã về phía trước. D, Hành khách ngã về phía sau.
Bài 18:Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
Xe đột ngột tăng vận tốc. B. Xe đột ngột giảm vận tốc.
C.Xe đột ngột rẽ sang phải. D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Bài 19:Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào KHÔNG cần tăng ma sát.
Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn.
C.Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Bài 20:Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.
Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động .
Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Bài 21:Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Bài 22:Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: 
Fms = 35N. B.Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N.
Bài 23:Lực nào sau đây không phải là áp lực?
Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Bài 24:Công thức tính áp suất là:
p = . B. p = . C. F = . D. F = . 
Bài 25:Một chiếc xe chuyển động trên đường với lực kéo 150N. Trong 5 phút công thực hiện được là 450 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu?
v = 10m/s. B. v = 60 m/ ph. C. v = 90 m/ ph. D. Một kết quả khác.
Bài 26:Công thức nào sau đây là công thức tính công suất?
P = A.t. B. P = . C. P = . D. A = P.t.
Bài 27:Đơn vị của công suất là:
J. B. J.s. C. J/s. D. J.N.
Bài 28:Một cần trục nâng một vật có khối lượng 400 kg lên dộ cao 4,5 m trong thời gian 12s. Công suất của cần trục là:
150 w. B. 1500 w. C. 1800 w. D. 180w.
Bài 29:Người ta dùng một máy bơm có công suất 800w để bơm nước từ độ sâu 6m lên mặt đất. Hỏi khối lượng nước đã bơm được là bao nhiêu? Biết máy bơm chạy trong 1 giờ.
48 tấn. B. 480 tấn. C. 13 tấn. D. 133 tấn.
Bài 30:Một miếng gỗ có thể tích 3 dm3 nằm cân bằng trên mặt nước.Thể tích phần chìm của miếng gỗ là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ là 600 kg /m3, khối lượng riêng của nước là 1000 kg /m3. 
0,5 dm3. B. 0,18dm3. C. 1,8 dm3. D. 0,5 m3.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9
	? Chọn đáp án đúng trả lời:
Câu Một dây dẫn có chiều dài ℓ và điện trở R. Nếu nối tiếp 4 dây dẫn trên thì dây mới có điện trở là
	A. R’ = 4R.	B. R’ = R/4.	C. R’ = R + 4.	D. R’ = R – 4.
Câu Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1,5A. Biết rằng dây dẫn cùng loại dài 6m có điện trở là 2 Ω. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là
	A. 24 m	B. 18 m	C. 12 m	D. 8 m
Câu Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5 Ω. Dây thứ hai có điện trở 8 Ω. Chiều dài dây thứ hai là
	A. 32 cm	B. 12,5 cm	C. 2 cm	D. 23 cm
Câu Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1, l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện
	A. 	B. 	C. R1.R2 = l1.l2.	D. R1.l1 = R2.l2.
Câu Chọn câu trả lời SAI. Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 Ω, được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1, l2 sao cho l2 = 2l1 và có điện trở tương ứng R1, R2 thỏa
	A. R1 = 1 Ω.	B. R2 = 2 Ω.
	C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là Rtd = 1,5 Ω.
	D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rtd = 3 Ω.
Câu Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,5 mm² và R1 = 8,5 Ω. Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5 Ω, có tiết diện là
	A. S2 = 0,33 mm²	B. S2 = 0,5 mm²	C. S2 = 15 mm²	D. S2 = 0,033 mm².
Câu Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là
	A. R = 9,6 Ω.	B. R = 0,32 Ω.	C. R = 288 Ω.	D. R = 28,8 Ω.
Câu Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6Ω. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là
	A. 12 Ω.	B. 9 Ω.	C. 6 Ω.	D. 3 Ω.
Câu Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 = 150 m, có tiết diện S1 = 0,4 mm² và có điện trở R1 = 60 Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó dài l2 = 30m có điện trở R2 = 30 Ω thì có tiết diện là
	A. S2 = 0,80 mm².	B. S2 = 0,16 mm².	C. S2 = 1,60 mm².	D. S2 = 0,08 mm².
Câu Biến trở là một linh kiện
A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch. B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
	C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.
	D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.
Câu Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi
	A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.	B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.
	C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.	D. Nhiệt độ của biến trở.
Câu Trên một biến trở có ghi 50 Ω – 2,5 A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là
	A. U = 125 V.	B. U = 50,5 V.	C. U = 20 V.	D. U = 47,5 V.
Câu Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất ρ = 1,1.10–6 Ω.m, đường kính tiết diện d1 = 0,5 mm, chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là
	A. 3,52.10–3 Ω.	B. 3,52 Ω.	C. 35,2 Ω.	D. 352 Ω.
Câu Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
	A. không thay đổi.	B. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
	C. có lúc tăng, lúc giảm.	D. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện
	A. tăng 2,4 lần.	B. giảm 2,4 lần.	C. giảm 1,2 lần.	D. tăng 1,2 lần.
Câu Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là
	A. 1,5 A.	B. 2,0 A.	C. 3,0 A.	D. 1,0 A.
Câu Biểu thức nào sau đây SAI?
	A. 	B. 	C. 	D. U = IR
Câu Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12 Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là
	A. 15,0 A.	B. 4,0 A.	C. 2,5 A.	D. 0,25 A.
Câu Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế U = 6 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I = 0,5 A. Dây dẫn có điện trở là
	A. 3,0 Ω.	B. 12 Ω.	C. 0,33 Ω.	D. 1,2 Ω.
Câu Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu một điện trở thì cường độ dòng điện là I = 2 A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là
	A. 3,0 A.	B. 1,0 A.	C. 0,5 A.	D. 0,25A.
Câu Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12 V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2 A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là
	A. 4,0 Ω.	B. 4,5 Ω.	C. 5,0 Ω.	D. 5,5 Ω.
Câu Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là
	A. 0,2 A.	B. 0,5 A.	C. 0,9 A.	D. 0,6 A.
Câu Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó tăng thêm một lượng là
	A. 60 mA.	B. 80 mA.	C. 20 mA.	D. 120 mA.
Câu Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể?
	A. 6 V.	B. 12V.	C. 24 V.	D. 220V.
Câu Để đảm bảo an tòan khi sử dụng điện, ta cần phải
A. mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện.	B. sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. rút phích cắm đèn ra khỏi ổ cắm khi thay bóng đèn.	D. làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế cao.
Câu Bóng đèn ống 20W sáng hơn bóng đèn dây tóc 60W là do
	A. Dòng điện qua bóng đèn ống mạnh hơn. 	B. Hiệu suất bóng đèn ống cao hơn.
	C. Ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn ống hợp với mắt hơn.	D. Dây tóc bóng đèn ống dài hơn.
Câu Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?
	A. U = U1 = U2.	B. U = U1 + U2.	C. 	D. 
Câu Công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song?
	A. R = R1 + R2.	B. 	C. 	D. 
Câu Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là I = 1,2 A và cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5A. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là
	A. I1 = 0,5 A	B. I1 = 0,6 A	C. I1 = 0,7 A	D. I1 = 0,8 A
Câu Hai điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là
	A. Rtđ = 2 Ω.	B. Rtđ = 4 Ω.	C. Rtđ = 9 Ω.	D. Rtđ = 6 Ω.
Câu Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W, 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện
	A. 220 V.	B. 110 V.	C. 40 V.	D. 25 V.
Câu Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6 Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3 Ω thì R2 là
	A. R2 = 2 Ω	B. R2 = 3,5 Ω	C. R2 = 4 Ω	D. R2 = 6 Ω

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_vat_li_6_vo_cong_lam.doc