Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà - Vũ Thị Bích Ngọc
1. Kiến thức:
- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà, đặc điểm và những yêu câu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và lắp đặt dây dẫn kiểu ngầm.
- Hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế để áp dụng vào những bài thực hành
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kỹ năng tư duy nhạy bén
- Phát triển năng lực tự học, tìm kiếm các thông tin có liên quan.
3. Thái độ: nghiêm túc, kiên nhẫn trong quá trình học và làm bài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà - Vũ Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH THẠNH. TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THẠNH AN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ * PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG: Trường THCS Thị Trấn Thạnh An Họ tên giáo viên Vũ Thị Bích Ngọc Khối lớp Lớp 9 Môn Công Nghệ Năm xuất bản sách 2005 Mô đun Lắp Đặt Mạng Điện Trong Nhà Mục tiêu bài dạy: Kiến thức Kỹ năng Thái độ Kiến thức: - Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà, đặc điểm và những yêu câu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và lắp đặt dây dẫn kiểu ngầm. - Hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế để áp dụng vào những bài thực hành Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình Kỹ năng tư duy nhạy bén Phát triển năng lực tự học, tìm kiếm các thông tin có liên quan. 3. Thái độ: nghiêm túc, kiên nhẫn trong quá trình học và làm bài Yêu cầu về kiến thức của học sinh 1. Kiến thức về CNTT - Biết sử dụng máy vi tính - Biết các thao tác trên màn hình giao diện của bài giảng E-learning ( Adobe Presenter) - Biết cách làm một số dạng bài tập của phần mềm Adobe Presenter 2. Kiến thức chung về môn học - Nắm được cơ bản các kiến thức bộ môn Công nghệ thuộc Modun Lắp đặt mạng điện trong nhà Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học 1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Phần cứng: Máy vi tính Micro. Webcam. Hearphone b. Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản) Powerpoint 2010 Adobe Presenter 11 Total Converter 2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác: - Sách giáo khoa công nghệ 9. - Sách thiết kế bài giảng công nghệ 9 - Sách giáo viên công nghệ 9. - Sách tham khảo nghề điện dân dụng - Sách tư liệu công nghệ 9. - Sách học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn công nghệ 9 Chuẩn bị việc giảng dạy 1. Phần chuẩn bị của Giáo viên: - Nắm rõ kiến thức môn học và bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. - Máy vi tính có cài các phần mềm cần thiết và các dụng cụ hỗ trợ cho bài giảng. - Nắm rõ về cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng. - Các tư liệu, tranh ảnh, video, âm thanh cần thiết 2. Phần chuẩn bị của Học sinh: - Sách giáo khoa công nghệ 9 - Máy tính. Kế hoạch giảng dạy (chỉ ra chỗ nào cần ứng dụng CNTT) Phần 1. Dẫn nhập: * Kiểm tra bài cũ: ( dạng bài tập chọn câu đúng) - Câu 1: Cho sơ đồ mạch điện , HS xác định tên của sơ đồ mạch điện đó. - Câu 2: Sắp xếp quy trình lắp đặt mạch điện cho đúng thứ tự. - Câu 3:Cho sơ đồ mạch điện, HS chọn các câu đúng với đặc điểm của sơ đồ mạch điện đó. * Giới thiệu bài mới: Theo quy tắc lắp đặt mạng điện trong nhà thì lắp đặt dây dẫn có những kiểu nào? Phương pháp lắp, ưu nhược điểm của các phương pháp đó. Phần 2. Nội dung: Mạng điện lắp đặt kiểu nổi Khái niệm: Qua các hình ảnh của lắp đặt kiểu nổi, HS làm bài tập điền từ để tìm hiểu về khái niệm. 2. Các vật cách điện: Qua các hình ảnh về lắp mạng điện kiểu nổi trước đây và hiện nay HS biết được lợi ích của các vật cách điện sử dụng hiện nay. Qua các hình ảnh này GV cũng giới thiệu được các vật cách điện dùng trong lắp đặt dây dẫn. Dùng bài tập kéo thả để HS xác định tên của các phụ kiện. HS làm bài tập kết hợp cột A và Cột B để xác định chức năng của các phụ kiện kèm theo đó. Chiếu các hình ảnh minh họa cho các phụ kiện và cách lắp đặt của chúng. 3. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. - Qua các hình minh họa cho mỗi yêu cầu cùng với bài tập điền từ kèm theo HS lần lượt xác đinh được 6 yêu cầu kỹ thuật. - Thông qua phần em có biết HS biết thêm các yêu cầu khác của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. II/ Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Khái niệm Thông qua các hình ảnh và các đoạn video clip HS xác định được thế nào là lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Ưu và nhược điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm Thông qua các hình ảnh và các đoạn video clip HS xác định được ưu và nhược điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Và so sánh được ưu nhược điểm của 2 phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm. Qua phần em có biết để hiểu thêm về xu thế lắp đặt hiện nay là dùng công tắc điều khiển từ xa. Phần 3. Củng cố kiến thức và kết thúc bài Củng cố kiến thức, kiểm tra/đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh, bài tập về nhà: Dạng bài tập trắc nghiệm Câu 1: Kết hợp cột A và cột B cho phù hợp giữa đặc điểm và kiểu lắp đặt. Câu 2: Chọn câu đúng về ưu điểm của lắp đặt mạng điện kiểu nổi. Câu 3: Ghi tên phụ kiện tương ứng với các hình cho trước. Câu 4: Cho sơ đồ, HS chú thích vào các thành phần trong sơ đồ. Mở rộng thêm kiến thức Các yêu câù kỹ thuật của lắp đặt mạng điện Hình ảnh, video clips mô tả về lắp đặt mạng điện, ưu điểm và hạn chế của từng kiểu lắp đặt. Liên hệ đến các môn học khác Môn vật lý, toán học, mỹ thuật Nguồn tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Công nghệ 9. Sách giáo viên Công nghệ 9. Sách học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng . Sách kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn công nghệ 9. Sách thiết kế bài giảng môn công nghệ 9 Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này Giúp người học có thể tự học ở nhà hay bất cứ nơi đâu mà không cần thầy dạy trực tiếp. Tạo môi trường học tập mở cho người học, không giới hạn về không gian, thời gian, nội dung học tập. Học sinh hứng thú trong học tập và nghiên cứu tài liệu Rèn luyện được năng lực tự học của học sinh. Cung cấp được lượng kiến thức lớn, tư liệu đa dạng trong khi đó trên lớp giáo viên không thể truyền thụ hết vì giới hạn về mặt thời gian. * PHẦN CỤ THỂ Lời Mở đầu Bối cảnh hỉện tại: Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn, chỉ cần cài bổ sung phần mềm Adobe Presenter. Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, và SCORM 2004. HTML5 Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web. Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến Phần mềm hỗ trợ: Powerpoint 2010; Adobe Presenter 11 Một số phím tắt cần dung khi trình chiếu: - Nhấn phím F11 để phóng to màn hình khi trình chiếu. - Nhấn nút để tạm dừng hay tiếp tục; nhấn để qua trang hay quay lại ; nhấn nút này để điều chỉnh âm thanh D. Cách điều khiển: Click vào file (BAIDUTHI) Sau đó click vào index.htm 1. Slide giới thiệu: 2. Mục tiêu bài học: 3. Bố cục bài giảng II/ Slide giới thiệu: Phần 1/ Kiểm tra bài cũ: (Theo hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.) * Câu 1: Xác định tên của sơ đồ mạch điện sau?. - HS chọn câu đúng bằng cách click vào câu đúng hay các dấu tròn ở đầu mỗi câu. Nhấn chấp nhận nếu chọn đúng thì màn hình sẽ báo “ Em làm đúng. Click bất cứ đâu để tiếp tục”. Nếu chọn sai thị màn hình sẽ hiển thị “ Hãy cố gắng làm lại”. Nhấn vào chỗ làm lại thì được phép làm lại thêm một lần nữa. Nếu tiếp tục làm sai thì màn hình sẽ hiển thị “ Em làm chưa đúng”. Hãy Click bất cứ đâu để tiếp tục. * Câu 2: Sắp xếp quy trình lắp đặt mạch điện cho đúng thứ tự: - HS click vào từng quy trình và đẩy lên hay xuống các câu thứ tự A,B,C,D,E cho đúng thứ tự. * Câu 3: Theo sơ đồ mạch điện bên, hãy chọn câu đúng? - HS click chọn các câu đúng trong các câu sau. Lưu ý: Bạn phải làm bài tập thì mới được qua slide khác. - Sau 3 bài tập ở phần kiểm tra kiến thức sẽ là slide báo điểm. Nếu bạn muốn xem lại kết quả của bài tập để biết kết quả mình làm và đáp án đúng như thế nào thì bạn hãy click vào nút coi lại bài tập rồi nhấn phím next để qua slide. Nếu không muốn xem lại thì nhấn tiếp tục để qua slide trang mới. Phần 2/ Giới Thiệu Bài mới: 1. Vào bài: Theo quy tắc lắp đặt mạng điện trong nhà thì lắp đặt dây dẫn có những kiểu nào? Phương pháp lắp, ưu nhược điểm của các phương pháp đó. I/ Mạnh điện lắp đặt kiểu nổi. Giới thiệu về hai cách lắp đặt Khái niệm: _ Chọn các cụm từ cho trước điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi. Trong phần này HS click vào các ô trống sẽ thấy các cụm từ cho trước rồi chọn các cụm từ cho thích hợp để điền vào chỗ trống. ( Phần này HS được làm lại 2 lần nếu làm chưa đúng) Kết luận khái niệm về mạng điện lắp đặt kiểu nổi - Giới thiệu một số hình ảnh về lắp đặt mạng điện kiểu nổi Vật liệu cách điện: Giới thiệu 2 sơ đồ lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu nổi . HS nhận biết điểm khác biệt trong cách lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu nổi. Từ đó GV giới thiệu về hai vật liệu cách điện đó là puli sứ và ống luồn dây. Giới thiệu phương pháp lắp đặt thông dụng hiện nay và ưu điểm của nó. - Quan sát hình, xác định các vật liệu cách điện và tên của các vật liệu đó. Kết luận về các vật liệu cách điện. Ống cách điện: HS quan sát hình các ống cách điện, xác định các loại ống đó. Kết luận về ống cách điện và loại ống nào sử dụng phổ biến hiện nay . Giới thiệu 2 sơ đồ lắp đặt mạng điện kiểu nổi, từ đó thấy được ở ống PVC thiết diện tròn phải dùng các phụ kiện kèm theo. . - Tìm hiểu một số phụ kiện kèm theo thiết diện tròn Bài tập: Hãy xác định tên của các phụ kiện kèm theo ống PVC thiết diện tròn bằng cách click vào lần lượt các hình rồi kéo và thả vào tên các phụ kiện cho thích hợp. Bài tập: Học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK xác định công dụng của các phụ kiện từ đó làm bài tập kết hợp cột A và cột B cho phù hợp giữa phụ kiện và công dụng của chúng. - Nêu đáp án đúng - Giới thiệu hình ảnh của các phụ kiện và công dụng của chúng cũng như cách lắp đặt của từng loại phụ kiện Giới thiệu một số phương pháp lắp đặt mạng điện bằng ống luồn dây dạng hộp. -3. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi ( HS nghiên cứu phần b thông tin trong SGK đồng thời quan sát các hình minh họa để xác định các yêu cầu kỹ thuật từ đó làm các bài tập chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các yêu cầu kỹ thuật của lắp đặt mạng điện kiểu nổi) Yêu cầu 1: Yêu cầu 2: - Yêu cầu 3: - Yêu cầu 4: - Yêu cầu 5: - Yêu cầu 6: - Tổng kết lại các yêu cầu kỹ thuật - Em có biết: Giới thiệu thêm các yêu cầu của lắp đặt mạng điện kiểu nổi II/ LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN KIỂU NGẦM Khái niệm: Quan sát hình xác định thế nào là lắp đặt mạng điện kiểu ngầm Giới thiệu dây dẫn trong lắp đặt mạng điện kiểu ngầm được lắp đặt như thế nào? Giới thiệu đoạn video clips để hiểu rõ hơn về cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm Kết luận về khái niệm lắp đặt mạng điện kiểu ngầm _ Giới thiệu một số hình ảnh về lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu ngầm. Ưu và nhược điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm Ưu điểm: Quan sát hình xác định ưu điểm của lắp đặt kiểu ngầm Nhược điểm: Quan sát hình nhận biết được nhược điểm của lắp đặt kiểu ngầm - Giới thiệu đoạn video clips những khó khăn trong lắp dặt mạng điện kiểu ngầm. So sánh ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm. - Giới thiệu đoạn video về những ưu điểm và hạn chế cũng như những lưu ý của hai phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm - Đáp án về bảng so sánh - Em có biết: Xu hướng hiện nay và trong tương lai là dùng điều khiển từ xa Ghi nhớ: Phần 3: Kiểm tra đánh giá: Giới thiệu Câu 1: Kết hợp cột A và cột B cho phù hợp bằng cách ghi chữ A hoặc B ở cột B vào ô trống trong cột A hay kéo phần ở cột A vào ý tương ứng ở cột B Câu 2: Chọn câu đúng cho phù hợp với ư điểm của lắp đặt kiểu nổi Câu 3: Ghi tên các phụ kiện tương ứng với các hình ( HS ghi chữ thường và có dấu) Câu 4: Chú thích các thành phần trong sơ đồ Điểm kiểm tra đánh giá ( trong phần này HS có thể xem lại bài tập đã làm khi click vào chỗ xem lại) * Phần 4: Hướng dẫn về nhà: * Phần 5: Tài liệu tham khảo * KẾT THÚC Thị Trấn Thạnh An, ngày 1 tháng 10 năm 2016 GV biên soạn Vũ Thị Bích Ngọc Duyệt của BGH Duyệt của TBM Tổ trưởng Hoàng Thị Kiều Hạnh
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_cong_nghe_lop_9_lap_dat_mang_dien_trong_nha.doc