Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Bước phát triển mới của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
Trang 4:
Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Sau chiến thắng Việt Bắc, thực hiện phương châm chiến lược “Đánh lâu dài” ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện tạo được thế và lực đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sang giai đoạn phát triển mới => Để hiểu rõ mốc đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến, cô và các em tìm hiểu bài học hôm nay, bài 26, tiết 33 : “Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
Trang 7:
Phần thứ nhất trong bài học hôm nay các em đi tìm hiểu chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Trong hoàn cảnh lịch sử mới nào chiến dịch đã diễn ra?
Trang 9:
Sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949, năm 1950: LX, TQ và nhiều nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Pháp liên tiếp bị thất bại trên chiến trường, nhân dân Pháp và nhiều nước trên thế giới phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển giành thêm thắng lợi.
Sau chiến dịch Việt Bắc, lực lượng kháng chiến của ta lớn mạnh về mọi mặt.
Mĩ bắt đầu viện trợ cho Pháp -> Pháp lệ thuộc Mĩ; từ đó Mĩ can thiệp sâu, trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Trang 4: Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Sau chiến thắng Việt Bắc, thực hiện phương châm chiến lược “Đánh lâu dài” ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện tạo được thế và lực đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sang giai đoạn phát triển mới => Để hiểu rõ mốc đánh dấu bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến, cô và các em tìm hiểu bài học hôm nay, bài 26, tiết 33 : “Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) Trang 7: Phần thứ nhất trong bài học hôm nay các em đi tìm hiểu chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Trong hoàn cảnh lịch sử mới nào chiến dịch đã diễn ra? Trang 9: Sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949, năm 1950: LX, TQ và nhiều nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Pháp liên tiếp bị thất bại trên chiến trường, nhân dân Pháp và nhiều nước trên thế giới phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển giành thêm thắng lợi. Sau chiến dịch Việt Bắc, lực lượng kháng chiến của ta lớn mạnh về mọi mặt. Mĩ bắt đầu viện trợ cho Pháp -> Pháp lệ thuộc Mĩ; từ đó Mĩ can thiệp sâu, trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Trang 10: Như vậy, trong hoàn cảnh mới nước ta có nhiều thuận lợi và cả khó khăn. Trang 11: Những thuận lợi đó đã khẳng định thế và lực của ta đã trưởng thành; ta đủ sức để chủ động đánh Pháp vì vậy quân ta đã tiến công địch ở biên giới phía Bắc. Vậy sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, được Mĩ viện trợ để kéo dài cuộc chiến tranh, địch đã có âm mưu mới gì. Trang 12: Như vậy: Pháp, Mĩ thực hiện kế hoạch Rơ-ve với hành động: khóa cửa biên giới Việt-Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập hành lang Đông Tây qua Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La ngăn không cho liên lạc với Đồng bằng Bắc Bộ nhằm cô lập Việt Bắc để tấn công Việt Bắc lần hai. Trang 13: Trước âm mưu mới của Pháp-Mĩ, Đảng ta đã có chủ trương gì? Trang 15: Như vậy, Ban Thường vụ Trung ương đảng họp quyết định mở chiến dịch Biên giới với 3 mục tiêu chính: + Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. + Khai thông con đường liên lạc quốc tế. + Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Với thế và lực mới, với quyết tâm chủ động đánh giặc để đạt mục tiêu đề ra, ta đã sẵn sang cho chiến dịch; vậy cuộc chiến diễn ra như thế nào? Các em hãy tìm ở phần diễn biến. Trang 19: Qua thời gian và địa bàn diễn ra cuộc kháng chiến chắc hẳn các em đã lí giải được vì sao chiến dịch hôm nay chúng ta tìm hiểu có tên chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 rồi! Các em sẽ tự trình bày diễn biến trên lược đồ nhé! Trang 24: Với ý chí quyết tâm của cả dân tộc, từ vị Lãnh tụ tối cao, vị Tổng tư lệnh quân đội chỉ huy chiến dịch Biên giới; đến toàn quân toàn dân ta đã làm nên thắng lợi với kết quả to lớn. Trang 26: Chiến dịch Biên giới thắng lợi với kết quả to lớn: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông- Tây ở Hòa Bình-> Kế hoạch Rơ ve của Pháp bị phá sản. Trang 27: Ta mở chiến dịch Biên giới thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì? Trang 29: Đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta trong chiến đấu. Đưa cuộc kháng chiến của ta từ thế phòng ngự sang thế tiến công, giành quyền chủ động trên chiến trường Trang 30 : Lịch sử Việt Nam vẫn lưu giữ một hình ảnh đặc biệt. Bác Hồ ra mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cùng trung ương Đảng đề ra và chỉ đạo thắng lợi đường lối kháng chiến, là linh hồn của cuộc kháng chiến, Người còn là vị Tư lệnh tối cao của chiến dịch. Trang 32: Hình ảnh vị Lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ, dân công, ra sức thi đua “giết giặc lập công” đưa chiến dịch đến toàn thắng. Trang 33: Suốt chặng đường dài ra mặt trận gian khổ nhưng Bác luôn vui vẻ lạc quan, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ; lúc Bác thăm bộ đội tham gia chiến dịch Biên giới. Trang 34 : Món ăn chủ lực của Bác và anh em chiến sĩ là món “thịt Việt Minh” được chế biến theo công thức đặc biệt: 1kg thịt + 1kg muối + ½kg ớt xào lên cho vào ống, đi đến đâu dùng cũng tiện. Trang 35: Hình ảnh của Bác là hình ảnh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trang 36: Sau chiến dịch Biên giới, Bác đã căn dặn “ Chúng ta đã thắng lợi trong chiến dịch này, nhưng chúng ta phải biết rằng để tiêu diệt hết giặc Pháp và chống lại Mĩ để giải phóng hoàn toàn đất nước chúng ta còn phải trải qua bao khó khăn cực khổ nữa, ta chớ vì thắng lợi mà chủ quan khinh địch. Tại sao Bác lại căn dặn như vậy, các em tìm hiểu ở phần II: Âm mưu đẩy mạnh cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp. Trang 38 - Pháp âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân pháp. 12/1950 Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đờ Tát-xi-nhi, gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm. Trang 39: Cùng với bài học trước, các em sẽ so sánh được điểm giống và khác nhau của chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới để thấy được sự trưởng thành của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trang 41: Qua bài học hôm nay, các em cần nắm được phần kiến thức trọng tâm là chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. Đây được coi là mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa cuộc kháng chiến của ta sang một thời kỳ mới; thời kỳ chủ động đánh địch trên chiến trường. Những thắng lợi nào khẳng định ta giữ vững thế chủ động đánh địch trên chiến trường và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Cô sẽ trao đổi với các em ở những giờ học sau. Bài học đến đây là kết thúc. Thân ái! Chào các em. Chiến thắng Biên giới năm 1950 là thành quả chiến đấu không mệt mỏi của cả dân tộc; đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ. Qua bài học hôm nay, các em cần nắm được phần kiến thức trọng tâm là chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. Đấy được coi là mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa cuộc kháng chiến của ta sang một thời kỳ mới; thời kỳ chủ động đánh địch trên chiến trường. Những thắng lợi này khẳng định ta giữ ưu thế chủ động đó. Cô và các em sẽ tìm hiểu ở những giờ học sau. Bài học đến đây là kết thúc. Thân ái! Chào các em.
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_lich_su_lop_9_buoc_phat_trien_moi_cua_khang.docx