Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7- Nguyễn Thị Tịnh

Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7- Nguyễn Thị Tịnh

IV. ĐỀ KIỂM TRA.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây? (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, xã hội là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào?

A. Trung thực. B. Giản dị. C. Tự trọng. D. Biết ơn.

Câu 2: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm thể hiện phẩm chất đạo đức nào?

A. Tự trọng. B. Đoàn kết, tương trợ.

C. Trung thực. D. Khoan dung.

Câu 3: Lòng yêu thương con người giúp

A. chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

B. mọi người có định hướng đúng trong cuộc sống.

C. con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.

D. tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức lực.

Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là

A. sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

B. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

C. coi trọng và giữ gìn phẩm cách.

D. tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị của học sinh?

A. Sơn móng tay, móng chân. B. Tô son, đánh phấn.

C. Mặc đồng phục theo qui định. D. Tổ chức sinh nhật linh đình.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Ăn cắp đồ dùng học tập của bạn.

B. Nhận lỗi và sửa khuyết điểm khi sai.

C. Khoe bài kiểm tra điểm cao còn bài điểm thấp thì giấu.

D. Không giữ lời hứa với bạn bè.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây chưa thể hiện tôn sư trọng đạo?

A. Viết thư thăm hỏi thầy cô cũ.

B. Học bài và làm bài đầy đủ.

C. Giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết.

D. Nhận được bài kiểm tra điểm kém liền vò nát.

 

doc 11 trang hapham91 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7- Nguyễn Thị Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NV2 – Nhóm 3 – Thường Xuân 1
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn GDCD – Lớp 7
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học của các bài: Sống giản dị; trung thực; tự trọng; yêu thương con người; đoàn kết, tương trợ; tôn sư, trọng đạo; khoan dung.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
	3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Hình thức: TNKQ nhiều lựa chọn kết hợp với TL.
III. Thiết lập ma trận:
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sống giản dị
Biết được biểu hiện của sống giản dị.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1 câu
0,25 đ
0,25 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Trung thực
Biết được thế nào là trung thực.
-Nêu được biểu hiện của trung thực.
Đánh giá được tính trung thực
Số câu:
Số điểm:
10 %
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 1
Tự trọng
Hiểu được biểu hiện của tự trọng
Số câu:
Số điểm:
2,5 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Yêu thương con người
Nêu được thế nào là yêu thương con người
Hiểu được vì sao phải yêu thương con người
Hiểu được vì sao phải yêu thương con người
Đánh giá được việc làm của bản thân trong việc lòng yêu thương con người
Ủng hộ hành vi biết yêu thương con người
Số câu:
Số điểm:
27,5%
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1/3
Số điểm: 1
Số câu: 1/3
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 2,75
Tôn sư trọng đạo
Nêu được các biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
Hiểu được những việc làm trái với tôn sư trọng đạo.
Hiểu được vì sao phải tôn sư trọng đạo.
Đồng tình, ủng hộ, đánh giá được việc làm tôn sư trọng đạo của bản thân.
Số câu:
Số điểm:
20 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Số câu: 1/2
Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 2
Đoàn kết, tương trợ
Nêu được thế nào là đoàn kết, tương trợ;
- Nêu được biểu hiện của đoàn kết, tương trợ.
Nhận xét được đoàn kết, tương trợ.
Số câu:
Số điểm:
10%
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 1
Khoan dung
Nhận biết được việc làm khoan dung.
Biết phân biệt
các hành vi đúng, sai về khoan dung.
Số câu:
Số điểm:
25%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Số câu: 1/2
Số điểm: 1,5
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
T. Số câu:
Số điểm:
100%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Số câu: 1/3+ 1/2
Số điểm: 1,5
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 1/3+1/2
Số điểm: 2
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: ½+1/3
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 1/2
Số điểm: 0,5
Số câu: 16
Số điểm: 10
IV. ĐỀ KIỂM TRA.
PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây? (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, xã hội là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào?
A. Trung thực.	B. Giản dị.	C. Tự trọng.	D. Biết ơn.
Câu 2: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm thể hiện phẩm chất đạo đức nào? 
A. Tự trọng.	B. Đoàn kết, tương trợ.
C. Trung thực.	D. Khoan dung.	
Câu 3: Lòng yêu thương con người giúp 
A. chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.	
B. mọi người có định hướng đúng trong cuộc sống.
C. con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.
D. tiết kiệm thời gian, tiền bạc và sức lực. 
Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là 
A. sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.
B. thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
C. coi trọng và giữ gìn phẩm cách.
D. tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện lối sống giản dị của học sinh? 
A. Sơn móng tay, móng chân.	B. Tô son, đánh phấn.
C. Mặc đồng phục theo qui định.	D. Tổ chức sinh nhật linh đình.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? 
A. Ăn cắp đồ dùng học tập của bạn.	 
B. Nhận lỗi và sửa khuyết điểm khi sai.
C. Khoe bài kiểm tra điểm cao còn bài điểm thấp thì giấu.
D. Không giữ lời hứa với bạn bè.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây chưa thể hiện tôn sư trọng đạo?
A. Viết thư thăm hỏi thầy cô cũ.
B. Học bài và làm bài đầy đủ.
C. Giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết.
D. Nhận được bài kiểm tra điểm kém liền vò nát.
Câu 8: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính trung thực? 
A, Quay cóp trong giờ kiểm tra
B. Nhận lỗi thay cho bạn.
C. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
D. Bao che khuyết điểm cho bạn.
Câu 9: Câu nào sau đây nói về tính trung thực?
A. Cây ngay không sợ chết đứng.	B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Lá lành đùm lá rách. D. Thương người như thể thương thân.
Câu 10: Câu ca dao:“ Một cây làm chẳng nên non.
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” muốn nói lên phẩm chất đạo đức nào?
A. Trung thực.	 B. Tự trọng.	C. Liêm khiết.	D. Đoàn kết, tương trợ.
Câu 11: Hành vi nào sau đây thể hiện đoàn kết, tương trợ? 
Học sinh khá giỏi giúp đỡ các bạn học yếu ôn bài.
Bênh vực bạn thân khi bạn có khuyết điểm.
Làm bài tập hộ bạn.
Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.	
Câu 12: Câu châm ngôn “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” muốn nói lên truyền thống nào sau đây?
A. Đoàn kết.	B. Tôn sư, trọng đạo.	C. Yêu thương con người.	D. Nghệ thuật. 
Câu 13: Việc làm nào dưới đây không thể hiện đoàn kết, tương trợ?
Giúp đỡ bạn trong học tập
Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
Không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
Không đồng tình với những việc làm sai trái của bạn
Câu 14 : Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất là thể hiện đức tính
Giản dị
Trung thực
Tham lam
Tự trọng
Câu 15: Câu nào sau đây nói về lòng tự trọng?
Chết vinh hơn sống nhục.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
D.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 16: Tự trọng giúp con người
Có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình.
Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
Được mọi người kính trọng, làm cho xã hội phát triển.
Có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình; tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
 B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. (4 điểm)
Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có lòng yêu thương con người?
 Bản thân em đã biết quan tâm đến người khác chưa? Cho ví dụ?
 Câu 2. (2điểm):
 H và L ngồi cạnh nhau trong lớp, một lần H vô ý làm giây mực ra vở của L. L nỗi cáu mắng H và cố ý vẩy mực vào áo của H.
a. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của L?
b. Nếu là Lan em sẽ xử sự như thế nào?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đ/a
B
C
C
B
C
B
D
C
A
D
A
B
C
B
A
D
PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
a.
b.
*Yêu thương con người là:
- Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.
- Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Ý nghĩa :
- Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn
- Được mọi người yêu quý, kính trọng
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, 
* HS nêu ý kiến của bản thân và lấy ví dụ đúng.
1
1,5
1
2
1
Nhận xét gì thái độ, hành vi của L: chưa có lòng khoan dung... 
1
2
Ứng xử: Nếu là L, em có thể bỏ qua lỗi của H và nhắc bạn lần sau cần cẩn thận hơn...
1
Thanh Hóa, ngày 07 tháng 08 năm 2018
TM. NHÓM
NHÓM TRƯỞNG
Nguyễn Thị Tịnh

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nguyen_thi_ti.doc