Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Quách Chung

Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Quách Chung

Tỷ lệ 25% 10% 40% 20 5% 10% 100%

IV. Đề kiểm tra:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây trái với tính siêng năng?

A. Hay nản lòng B. Trốn tránh công việc

C. Chóng chán D. Không quyết tâm

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Đi thưa về gửi. B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

 C. Tích tiểu thành đại. D. Trên kính dưới nhường.

Câu 3: Siêng năng, kiên trì giúp con người

A. thành công trong cuộc sống B. bản thân nhanh giàu có

C. tiết kiệm thời gian D. thành công trong công việc, cuộc sống

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện tính Siêng năng , kiên trì?

A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.

B. Hà toàn trốn lao động ở trường.

C. Chưa làm xong bài tập Lân đã đi chơi.

D. Gặp bài tập khó là Tình không làm.

Câu 5: Trái với kiên trì là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và

A. thường mất công sức

B. thường không đạt được mục đích gì cả.

C. thường bị mọi người ghét bỏ

D. thường không đạt kết quả

Câu 6: Các bạn trong lớp khen Lan siêng năng bởi trong cuộc sống bạn luôn là người

A. cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

B. đến phiên trực nhật lớp xin nghỉ ốm

C. chưa làm xong bài tập vẫn đi đá bóng cùng bạn bè.

D. gặp bài tập khó là không làm.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự siêng năng, kiên trì?

A. Cần cù B. Tự giác C. Lười biếng D. Miệt mài

Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố của thiên nhiên.

A. Không khí B. Bầu trời C. Nhà máy D. Sông suối

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ thiên nhiên?

A. Khai thác rừng có kế hoạch

B. Khai thác thủy hải sản bằng thuốc nổ.

C. Bảo vệ các loài động thực vật.

D. Kết hợp giữa khai thác và trồng rừng.

 

docx 7 trang hapham91 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Quách Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2 – Như Xuân 
Các thành viên: Quách Chung, Dương Nhạn, Đoàn Hoài, 
Lê Tuấn, Lê Tình
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
Thời gian 45 phút
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nhận biết được các biểu hiện trái với siêng năng; nhận biết được câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng; nêu được ý ngĩa của siêng năng, kiên trì; nhận biết được các biểu hiện của SN, KT và các biểu hiện trái với SN, KT.
- Nhận biết được các yếu tố của thiên nhiên; một số biện pháp phá hoại thiên nhiên; hiểu được vì sao cần phải yêu và sông hòa hợp với thiên nhiên;
- HS hiểu được những việc cần làm đề thực hiện mục đích học tập.
- Nêu được lễ độ là gì; nhận biết được biểu hiện của lễ độ; hiểu được ý nghĩa của lễ độ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn các kỹ năng phân biệt các hành vi đúng sai, các kỹ năng xử lý tình huống, đề xuất các biện pháp 
3. Thái độ:
- Biết quý trọng những người siêng năng, kiên trì; 
- Quyết tâm thực hiện mục đích học tâp đã xác định
- Biết yêu thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
II. Hình thức:
- Kết hợp trắc nghiệm và tự luận
III. Ma trận đề kiểm tra:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Siêng năng, kiên trì
- Nhận biết được các biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì; các câu tục ngữ nói về SN,KT;
- Ý nghĩa của SN, KT; các việc làm của SN,KT
- HS hiểu và thực hiện được những việc cần là trong học tập, trong lao động để trở thành người SN, KT
Số câu
Số điểm
%
7
1,75
15%
1
3
30
8
4,75
47,5%
2. Lễ độ
- Nhận biết được ý nghĩa của lễ độ; biểu hiện của lễ độ
- Nêu được thé nào là lễ độ
Số câu
Số điểm
%
3
0,75
7,5
3
0,75
7,5%
3. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- Nhận biết được yếu tố không phải là thiên nhiên; phân biệt các hành vi không biết bảo vệ thiên nhiên
- Hiểu được vì sao cần phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
Đưa ra được các ý kiến để góp ý cho bạn
Bản thân biết cần phải làm gì để bảo vệ cây xanh, chưa biết yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
Số câu
Số điểm
%
2
0,5
5
1
0,25
2,5
0,5
2
20
0,5
1
10
4
3,75
37,5
4. Mục đích học tập của học sinh
- Bản thân hiểu được những nhiệm vụ để rèn luyện của người HS trong học tập.
- Thực hiện được mục đích học tập của mình
- Thực hiện những việc làm giúp đỡ bạn trong học tập
Số câu
Số điểm
%
3
0,75
7,5
3
0,75
7,5
Tổng số câu
10
2
5
0,5
0,5
18
Tổng số điểm
2,5
0,5
4
2
1
10
Tỷ lệ
25%
10%
40%
20
5%
10%
100%
IV. Đề kiểm tra: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây trái với tính siêng năng?
A. Hay nản lòng B. Trốn tránh công việc
C. Chóng chán D. Không quyết tâm
Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?
A. Đi thưa về gửi. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. 
 C. Tích tiểu thành đại. D. Trên kính dưới nhường.
Câu 3: Siêng năng, kiên trì giúp con người
A. thành công trong cuộc sống B. bản thân nhanh giàu có
C. tiết kiệm thời gian D. thành công trong công việc, cuộc sống 
Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện tính Siêng năng , kiên trì?
A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà. 
B. Hà toàn trốn lao động ở trường.
C. Chưa làm xong bài tập Lân đã đi chơi. 
D. Gặp bài tập khó là Tình không làm.
Câu 5: Trái với kiên trì là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và
A. thường mất công sức 
B. thường không đạt được mục đích gì cả.
C. thường bị mọi người ghét bỏ
D. thường không đạt kết quả
Câu 6: Các bạn trong lớp khen Lan siêng năng bởi trong cuộc sống bạn luôn là người
A. cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
B. đến phiên trực nhật lớp xin nghỉ ốm
C. chưa làm xong bài tập vẫn đi đá bóng cùng bạn bè.
D. gặp bài tập khó là không làm.
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự siêng năng, kiên trì?
A. Cần cù B. Tự giác C. Lười biếng D. Miệt mài
Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố của thiên nhiên.
A. Không khí B. Bầu trời C. Nhà máy D. Sông suối
Câu 9: Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp bảo vệ thiên nhiên?
A. Khai thác rừng có kế hoạch
B. Khai thác thủy hải sản bằng thuốc nổ.
C. Bảo vệ các loài động thực vật.
D. Kết hợp giữa khai thác và trồng rừng.
Câu 10: Vì sao chúng ta càn phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
A. Vì rừng đang bị tàn phá nặng nề
B. Nguồn nước ngày càng khan hiếm
C. Vì trái đất ngày càng nóng lên
D. Vì không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được
Câu 11: Để thực hiện mục đích học tập của mình, em thấy bản thân đã thực hiện tốt những điều gì dưới đây?
A. Thường xuyên chép bài tập của bạn.
B. Quyết tâm vượt khó, học tập có kế hoạch, luôn đổi mới phương pháp học tập.
C. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
D. Học được đến đâu thì học, chơi là trên hết.
Câu 12: Cô giáo nhờ em giúp đỡ một bạn học yếu trong lớp cùng học nhóm với em, em đã làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ?
A. Cứ làm được gì cho bạn chép đấy.
B. Dạy cho bạn cách học vẹt.
C. Chỉ cho bạn cách giở tài liệu trong các tiết kiểm tra.
D. Học cùng bạn và chỉ cho bạn từng phương pháp học phù hợp với từng môn học và điều kiện sức khỏe của bạn.
Câu 13: Mục đích học tập của bản thân mà em đề ra cho mình sau này là gì?
A. Học vì sự sĩ diện của bản thân.
B. Học là vì bố mẹ.
C. Học cho tương lai tương sáng tươi sáng của bản thân, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.
D. Học vì điểm số.
Câu 14: Lễ độ có ý nghĩa như thế nào?
A. Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa
B. Lễ độ là biểu hiện của người có đạo đức
C. Thể hiện người có lòng tự trọng
D. Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng.
Câu 15: Thế nào là lễ độ?
A. Là cách cư xử đúng mực của mọi người.
B. Là cách cư xử có văn hóa.
C. Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
D. Là lịch sự trong giao tiếp giữa mọi người.
Câu 16: Biểu hiện nào sau dây thể hiện tính lễ độ?
A. Biết chào hỏi.
B. Lấy lòng người khác một cách nịnh bợ.
C. Ngắt lời người khác.
D. Nói leo trong giờ học.
 II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) Trong lao động, học tập em đã làm gì để thể hiện mình là người siêng năng, kiên trì?
Câu 2 ( 3 điểm). 
Trong một lần đi học sớm, A thấy B đang bẻ cành cây làm chổi quét rác sau lớp học. Thấy vậy A nhắc nhở, B nói: mình chỉ bẻ một cành nhỏ thì có ảnh hưởng gì đến cây đâu mà bạn lo.
	Hỏi: Nếu em chứng kiến tình huống đó, em sẽ làm gì?
 V. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
B
B
D
A
B
A
C
C
B
D
B
D
C
D
C
A
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Để thể hiện mình là người SN, KT trong học tập người HS cần: Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu như: cần đi học đều đặn, làm bài tập đầy đủ, học tích cực xây dựng bài ở lớp, gặp bài khó không nản lòng..
- Trong lao động, rèn luyện: Tham gia lao động đều đặn; chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ các công việc gia đình; có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham những trò chơi vô bổ; tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, đia phương tổ chức..
Câu 2: Nếu chứng kiến tình huống đó, em sẽ:
- Nói với bạn B việc làm của bạn là sai.
- Giải thích cho bạn B biết việc bẻ cành cây trong vườn trường là vi phạm nội quy nhà trường, giải thích cho bạn hiểu dù là một cành nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cũng như cảnh quan nhà trường.
- Là việc làm chưa thể hiện ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, chưa biết yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_quach_chung.docx