Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lý Tự Trọng (có đáp án)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D.Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A,.)
Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?
A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
D. Giảm khi tăng hiệu điện thế
Câu 2. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng ?
A. RAB = R1 + R2
B. IAB = I1 = I2
C. U1/U2 = R2/R1
D. UAB = U1 + U2
Câu 3. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị là
A. 3Ω
B. 48Ω
C. 0,33Ω
D. 16Ω
Câu 4. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào
A. vật liệu làm dây dẫn
B. khối lượng của dây dẫn
C. chiều dài dây dẫn
D. tiết diện của dây dẫn
Câu 5. Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là
A. 4Ω
B. 6Ω
C. 2Ω
D. 8Ω
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 : Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết thứ 18 theo PPCT (Sau khi học xong bài Ôn tập) Phương án kiểm tra : Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ ; 70%TL) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I VẬT LÝ 9 I.BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ TỔNG SỐ TIẾT LÝ THUYẾT TỈ LỆ THỰC DẠY TRỌNG SỐ LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) LT (Cấp độ 1,2) VD (Cấp độ 3,4) 1.Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm 11 9 7.7 3.3 42.7 18.3 2.Công và công suất điện 7 3 4.9 2.1 27.3 11.7 Tổng 18 12 12.6 5.4 70 30 II. BẢNG SỐ LƯỢNG CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO MỖI CHỦ ĐỀ Ở MỖI CẤP ĐỘ CẤP ĐỘ CHỦ ĐỀ TRỌNG SỐ SỐ LƯỢNG CÂU (CHUẨN CẦN KIỂM TRA) ĐIỂM SỐ T.SỐ TN TL LÝ THUYẾT 1.Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm 42.7 6.8 ≈ 7 6 1 3.0đ 2.Công và công suất điện 27.3 4.3 ≈ 4 3 1 1.75đ VẬN DỤNG 1.Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm 18.3 2.9 ≈ 3 2 1 4.0đ 2.Công và công suất điện 11.7 1.8 ≈ 2 1 1 1.25đ Tổng 100 16 12 4 10.0đ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÍ 9 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm(11tiết) - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu của dây dẫn. Tính được điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và song song. Vận dụng được công thức R Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. Sử dụng thành thạo công thức của định luât Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song để giải được bài tập Số câu 1 4 1 3 1 10 Số điểm 0.25 1.0 1.5 0.75 3.5 7.0 Tỉ lệ % 2.5% 10% 15% 7.5% 35% 70% 2. Công và công suất điện (7 tiết) Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. Nêu được khái niệm công, công suất của dòng điện. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len xơ. Vận dụng được công thức = U.I Xác định được mối quan hệ giữa công suất cà độ sáng của bóng đèn Số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 0.75 1.0 0.25 1.0 3.0 Tỉ lệ % 7.5% 10% 2.5% 10% 30% TS câu 1 7 2 4 1 1 16 TS điểm 0.25 1.75 2.5 1.0 3.5 1.0 10 Tỉ lệ % 2.5% 17.5% 25% 10% 35% 10% 100% PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: VẬT LÍ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi câu hỏi dưới đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D.Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: ( ví dụ: Câu 1 chọn phương án A thì ghi vào bài làm là: Câu 1 - A,.....) Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ? A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế D. Giảm khi tăng hiệu điện thế Câu 2. Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng ? A. RAB = R1 + R2 B. IAB = I1 = I2 C. U1/U2 = R2/R1 D. UAB = U1 + U2 Câu 3. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị là A. 3Ω B. 48Ω C. 0,33Ω D. 16Ω Câu 4. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào A. vật liệu làm dây dẫn B. khối lượng của dây dẫn C. chiều dài dây dẫn D. tiết diện của dây dẫn Câu 5. Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là A. 4Ω B. 6Ω C. 2Ω D. 8Ω Câu 6. Trong số các kim loại là đồng, sắt, nhôm và vonfam, kim loại dẫn điện kém nhất là A. vonfam B. đồng C. nhôm D. Sắt Câu 7. Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa A. là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó B. là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian C. là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó D. là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch Câu 8. Điện năng được đo bằng dụng cụ A. ampe kế. B. công tơ điện C. vôn kế. D. đồng hồ đo điện đa năng Câu 9. Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành A. nhiệt năng B. năng lượng ánh sáng C. hóa năng D. cơ năng Câu 10. Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40Ω và R2 = 80Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua mạch này là bao nhiêu? A. 0,45A B. 0,15A C. 0,1A D. 0,3A Câu 11. Điện trở R1 = 6Ω ; R2 = 9Ω; R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A ; I2 = 2A và I3 = 3A. Hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở nối tiếp này là ? A. 45V B. 150V C. 93V D. 60V Câu 12. Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu ? A. 0,2Ω B. 5Ω C. 44Ω D. 5500Ω II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13. (1.5 điểm) Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn ? Viết công thức tính điện trở dây dẫn, cho biết tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức ? Câu 14. (1.0 điểm) - Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện ? - Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W. Hãy cho biết ý nghĩa của các số ghi này ? Câu 15. (3.5 điểm) Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 6V, U2 = 3V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 5Ω và R2 = 3Ω. Cần mắc hai đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai đèn sáng bình thường. a) Vẽ sơ đồ của mạch điện. b) Tính điện trở của biến trở khi đó ? c) Biến trở này có điện trở lớn nhất là 25Ω, được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ω.m, có tiết diện 0,2mm2. Tính chiều dài của dây nicrom này ? Câu 16. (1.0 điểm) Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc, ta có thể lắc cho hai đầu dây tóc ở chỗ bị đứt dính lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa. Hỏi khi đó công suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi dây tóc bị đứt ? Vì sao ? PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ - LỚP : 9 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 C 0,25 Câu 2 C 0,25 Câu 3 A 0,25 Câu 4 B 0,25 Câu 5 C 0,25 Câu 6 D 0,25 Câu 7 B 0,25 Câu 8 B 0,25 Câu 9 A 0,25 Câu 10 C 0,25 Câu 11 D 0,25 Câu 12 C 0,25 II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 13 (1.5đ) · Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. · Công thức điện trở : R , trong đó, R là điện trở, có đơn vị là ; l là chiều dài dây, có đơn vị là m ; S là tiết diện dây, có đơn vị là m2 ; là điện trở suất của chất làm dây dẫn, có đơn vị là.m 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 14 (1.0đ) - Số vôn ghi trên các dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức đặt vào dụng cụ này, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng. - Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là khi hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ của nó bằng công suất định mức. - Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường. - Số 6W cho biết công suất định mức của đèn. 0.25 0.25 0.25 0.25 15 (3.5đ) Tóm tắt : Đèn 1: Uđm1 = U1 = 6V; R1 = 5Ω Đèn 2: Uđm2 = U2 = 3V; R2 = 3Ω; U = 9V; a) Sơ đồ mạch điện? b) Rb = ? c) ρ = 1,1.10-6Ω.m; Rbmax = 25Ω; S = 0,2mm2 = 0,2.10-6m2; l = ? Bài giải : a) Vì U = Uđm1 + Uđm2 (9 = 6 + 3) nên ta cần mắc hai đèn nối tiếp với nhau. Xác định vị trí mắc biến trở: Cường độ dòng điện định mức qua mỗi đèn là: - Vì Iđm1 > Iđm2 nên để hai đèn sáng bình thường thì đèn 1 phải nằm ở nhánh chính và đèn 2 nằm ở nhánh rẽ → biến trở cần phải mắc song song với R2 (vì nếu biến trở mắc song song với R1 thì khi đó Imạch chính = Iđm2 = 1A < 1,2A). Sơ đồ mạch điện như sau : 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 b) Cường độ dòng điện chạy qua biến trở là: Ib = Iđm1 – Iđm2 = 0,2A Biến trở ghép song song với đèn 2 nên Ub = Uđm2 = 3V Điện trở của biến trở: Rb = Ub/Ib = 3/0,2 = 15Ω c) Chiều dài của dây nicrôm dùng để quấn biến trở là: 0.25 0.25 0.5 0.5 16 (1.0đ) Khi bị đứt và được nối dính lại thì dây tóc của bóng đèn ngắn hơn trước nên điện trở của dây tóc nhỏ hơn trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất P = U2/R sẽ lớn hơn. Do vậy đèn sẽ sáng hơn so với trước. (Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn cho điểm tối đa) Duyệt của tổ chuyên môn GV ra đề và làm đáp án Phạm Thái Linh Nguyễn Thị Kiều Duyên Duyệt của chuyên môn Trần Công Quang
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2020_2021.doc